Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A: “Thiên nhiên chính là ngôi trường chất lượng cao để trẻ học sáng tạo!”

“Mùa hè đang tới gần, thay vì giữ con 4 bức tường, cha mẹ hãy cho con trẻ khám phá thiên nhiên để ươm mầm sáng tạo và nhân cách” - Đó là nhận định của chuyên gia tâm lý Tô Nhi A.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Tô Nhi A, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên gia tâm lý trẻ em Tô Nhi A, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Có nhiều bài văn của trẻ em thành phố được lan truyền trên mạng, miêu tả con vật, cây cối khá ngô nghê. Với tư cách là một chuyên gia tâm lý giáo dục, gắn bó nhiều với trẻ thơ qua chương trình truyền hình “Con đã lớn khôn”, chị có suy nghĩ gì?

Thay vì chỉ buồn cười vì sự “ngây ngô”, “suy nghĩ dễ thương của trẻ”, các bậc phụ huynh cần nghiêm túc nhìn nhận về lỗ hổng trong kinh nghiệm sống khi bé không có nhiều cơ hội được trải nghiệm và tìm hiểu về thiên nhiên, dẫn tới sự xa lạ và hiểu sai về các sự vật và hiện tượng hiện hữu trong cuộc sống.

Sự thiếu hụt trải nghiệm thiên nhiên như vậy sẽ dẫn tới hậu quả gì cho trẻ?

Kết quả nghiên cứu "Đánh giá mối liên hệ giữa các hoạt động ngoài thiên nhiên và các tác động tâm lý tích cực" do các giáo sư tâm lý học trường đại học Kansas (Mỹ) thực hiện vào năm 2012, chứng minh: các nhóm người được nghiên cứu đều đạt điểm sáng tạo cao hơn 50% so với lúc đầu sau 4 ngày vui chơi và khám phá trong rừng.

Vì vậy, hậu quả to lớn của việc thiếu tiếp xúc với thiên nhiên là trẻ sẽ phần nào bị thui chột óc sáng tạo - xem ra vẫn còn quá mới mẻ với các mẹ! Khi được cung cấp các nguyên liệu sống, trẻ sẽ dung nạp những nguyên liệu phù hợp vào não bộ, sau đó phản ánh những điều đó ra ngoài theo những cách riêng tùy vào góc nhìn của mình. Đây chính là cách trẻ học và thực hành sáng tạo một cách đầy tự nhiên. Do đó, nếu xa rời thiên nhiên, trẻ sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong việc tự tổng hợp, tư duy và sáng tạo.

Chỉ đơn giản như trong một bài văn tả cảnh, nếu không được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, trẻ sẽ mãi tả chiếc lá màu xanh, bầu trời trong veo…, những điều rất quen thuộc được nhắc đi nhắc lại trong văn mẫu. Hay khi đặt bút vẽ, căn nhà sẽ chỉ được khắc họa đúng một kiểu, cái cây đúng một loại… và dần dần sẽ hình thành sự rập khuôn, không dám trở nên khác biệt, giết chết đi sự sáng tạo của trẻ.

Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A:  “Thiên nhiên chính là ngôi trường chất lượng cao để trẻ học sáng tạo!” - 2

Tại sao “sáng tạo” lại là phẩm chất quan trọng với trẻ như vậy, thưa chị?

Các bà mẹ Việt Nam thường mong muốn con khỏe mạnh, học giỏi, năng động chứ chưa quan tâm tới vấn đề sáng tạo. Ở các nước phát triển, cha mẹ rất có ý thức về việc phát triển óc sáng tạo cho con ngay từ thuở bé. Họ hiểu rằng kỹ năng sáng tạo gắn liền với năng lực giải quyết vấn đề. Khi có óc sáng tạo, trẻ sẽ linh hoạt trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nói riêng và các vấn đề khác trong cuộc sống nói chung, để từ đó tự tin và luôn thành công trong tương lai.

Tại Mỹ, cha mẹ thường cho con tham dự các trại hè Hướng đạo sinh (Scout), các em sẽ có một khoảng thời gian tách khỏi sự bảo bọc của gia đình để tự do khám phá thiên nhiên, rèn luyện các kĩ năng sống và giao tiếp để từ đó phát triển khả năng ứng phó, thích nghi với mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Từ nền tảng đó, các em sẽ trở thành những công dân khéo léo, tự tin và thành công trong tương lai.

Cha mẹ có thể nuôi dưỡng óc sáng tạo của con qua thiên nhiên như thế nào?

Tôi thấu hiểu sự bận rộn của các bậc phụ huynh ngày nay, nhưng theo tôi “Cha mẹ có thiện chí” quan trọng hơn rất nhiều so với “Cha mẹ tài giỏi”. Khi có thiện chí với sự phát triển của con, cha mẹ sẽ nỗ lực tạo điều kiện cho con tiếp xúc với thiên nhiên để có đủ nguyên liệu sống.

Nhiều phụ huynh quan niệm cho con hoạt động ngoài trời chỉ là để phát triển thể chất, sức khỏe chứ không quan tâm tới việc kích thích khả năng khám phá của con. Để trẻ phát huy óc sáng tạo giữa thiên nhiên, phụ huynh nên đóng vai trò là chất xúc tác, đặt ra những câu hỏi gợi mở, còn lại hãy để trẻ tự tìm đường và khám phá.

Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A:  “Thiên nhiên chính là ngôi trường chất lượng cao để trẻ học sáng tạo!” - 3

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên áp đặt, không nên tranh luận Đúng – Sai một cách tuyệt đối với trẻ. Ví dụ một em bé yêu thích hình ảnh thiên nhiên mùa thu, nên trong khi các bạn vẽ lá cây màu xanh thì bé lại vẽ màu vàng hoặc đỏ. Đó chính là sự ghi nhớ và sáng tạo của bé, cha mẹ không nên ép buộc con phải vẽ lá cây màu xanh hay suy nghĩ giống như mọi người.

Bé cần được tham gia những hoạt động bổ ích như vậy ngoài thiên nhiên để bổ sung các nguyên liệu sống quý giá, từ đó kích hoạt được tiềm năng sáng tạo tuyệt vời và hoàn thiện nhân cách trong tương lai. Do đó, không đâu khác mà thiên nhiên mới chính là trường học chất lượng cao để trẻ học cách tổng hợp, tư duy và sáng tạo.

ĐƯA TRẺ VỀ VỚI THIÊN NHIÊN

Không còn những giờ học áp lực, mùa hè chính là thời điểm lý tưởng để con trẻ được chơi đùa với thiên nhiên nhiều hơn. Ngoài những chuyến vi vu về quê, những giờ đi chơi công viên, sở thú…, mẹ cũng có thể đưa bé đến những sân chơi thiên nhiên thú vị ngay trong thành phố.

Vào dịp cuối tuần này (ngày 10-11.6.2017), mẹ có thể đưa bé đến với sự kiện “Bé vui khám phá Cung đường Thiên nhiên” do nhãn hàng Sunlight tổ chức tại trung tâm thương mại Vivo City (Q.7, TP.HCM). Đây sẽ là một sân chơi hữu ích, nơi bé được tham gia những hoạt động khám phá thiên nhiên đầy vui nhộn, đồng thời công nghệ “Đại dương thực tế ảo” lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ giúp bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về chương trình tại trang Facebook chính thức của Sunlight: www.facebook.com/SunlightVN