13 cách để con tự giác làm bài tập về nhà

Nếu như bạn hình thành ngay từ đầu cho bé lớp 1, lớp 2 thói quen làm bài tập về nhà thì lên các lớp lớn hơn, bé sẽ tự giác học mà không cần bạn phải đốc thúc.

 
13 cách để con tự giác làm bài tập về nhà - 1


1. Nói chuyện với giáo viên ngay từ khi bắt đầu năm học

 

Trước tiên, bạn hỏi giáo viên của bé về việc làm bài tập về nhà như: Nên dành bao nhiêu thời gian để bé làm bài tập về nhà? Các giáo viên đều nghĩ rằng, bé làm bài tập về nhà trong hơn một giờ đồng hồ thì là quá nhiều. Với lứa tuổi của bé, chỉ nên làm khoảng 30 phút hoặc gần một giờ. Bạn cũng hỏi về chương trình học như thế nào. Khi nào thì có bài kiểm tra, khi nào thì có bài thi...

 

2. Thường xuyên để làm bài tập về nhà

 

Một vài bé thường học bài tốt nhất sau khi ở trường về trước khi bé mất tập trung. Một số khác lại cần nghỉ ngơi và cần nạp thêm “năng lượng” trước khi tập trung vào việc học. Một số khác thì cần ăn tối ngay rồi sau đó mới học. Vì thế mà bạn nên để ý xem bé ở nhóm nào để bố trí thời gian cho hợp lí.

 

3. Làm bài tập như là một nhiệm vụ bắt buộc

 

Rất nhiều bé lớp 3 cần mẹ giúp sắp xếp các bài tập về nhà có hệ thống để bé làm. Bạn nên quan sát cuối vở ghi hoặc giấy mà giáo viên gửi về nhà. Sau đó, giúp bé phân loại bài tập và làm lần lượt.

 

4. Tạo không gian cho bé làm bài

 

Không nên cho bé bò lê bò quàng ra sàn nhà làm bài tập mà nên sắm cho bé một chiếc bàn học thích hợp. Ghế ngồi học rất quan trọng, cần thoải mái và độ cao vừa đủ để bé dễ viết, ánh sáng đèn cũng cần chú ý giúp bé tránh cận. Nếu có điều kiện, hãy trang trí phòng học cho bé thật ấn tượng, giúp bé thích thú khi ngồi vào.

 

5. Cung cấp tất cả các đồ dùng cần thiết

 

Bút chì, bút mực, thước kẻ, giấy, từ điển… đủ những thứ bé cần khi học.

 

6. Tắt TV

 

Cả đài cũng nên tắt, thậm chí cả trò chơi video. Không nói chuyện điện thoại trong phòng học của bé. Để có thời gian yên tĩnh hoàn thành nhiệm vụ của mình. Một số bé có thể làm bài tốt khi nghe nhạc nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, không nên đặt bàn học của con trong phòng ngủ. Bé rất dễ nằm ườn ra rồi ngủ quên.

 

7. Cùng thực hiện nhiệm vụ với bé

 

Trước khi bé làm bài, bạn hãy nói về bài tập về nhà. Ví dụ như: “Hôm nay, con có bao nhiêu bài tập về nhà?”…

 

8. Giúp bé khi thích hợp

 

Trước tiên, nên trò chuyện với giáo viên và tìm hiểu xem bạn nên giúp bé bao nhiêu khi làm bài tập. Nếu có thể, bạn hướng dẫn cho bé một số bài toán khó nhưng tuyệt đối để bé tự làm mà không làm hộ.

 

9. Kiểm tra các bài tập đã hoàn thành của bé

 

... để chắc chắn là chúng đã được làm nghiêm túc. Nếu bạn không ở nhà để kiểm tra, hãy nhờ ai đó hoặc đợi tới khi bạn về nhà.

 

10. Xem lại các bài tập làm đúng

 

Dù lên lớp, cô giáo có kiểm tra lại và chấm điểm tốt thì bạn vẫn nên hướng dẫn cho bé xem lại bài tập đó.

 

11. Gọi hỏi giáo viên nếu bạn nhận thấy rắc rối ở bài tập về nhà

 

Nếu bài tập quá khó hoặc quá dễ đối với bé, bé không thể tập trung thì hãy để giáo viên biết. Nên thảo luận với họ, cùng nhau giúp bé tiến bộ. Bạn cũng cần nói với giáo viên nếu bé thường xuyên không làm bài tập về nhà.

 

12. Khuyến khích bé

 

Bé rất thích khen, thích được coi là niềm tự hào của bố mẹ. Những lời khen hợp lí sẽ giúp bé có động lực học tốt hơn.

 

13. Trở thành tấm gương

 

Sự làm việc chăm chỉ của bố mẹ sẽ khiến cho bé noi theo. Bạn nên đọc báo hoặc đọc sách, viết thư hoặc làm bất cứ thứ gì đó khi bé đang làm bài.

 

Theo Eva