6.469 tin tức, video về "

xã hưng châu

"
Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Đền Rậm
01:49

Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Đền Rậm

Đền Rậm (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An) được xây dựng vào năm 1831, hoàn thành vào năm 1832, sửa chữa lần gần đây nhất vào năm 1922. Ngôi đền là nơi hợp tự thờ các nhân vật lịch sử có công với đất nước, nhân dân như Lê Lôi (Lê Lư), Nguyễn Quang Hợp hay các thiên thần như Cao Sơn Cao Các… Nhà nghiên cứu di sản văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền đánh giá về tính chất mạng chạm Đền Rậm “như một kế thừa trực tiếp từ nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII”. Tất cả những mảng chạm khắc ở Đền Rậm là “những bức tranh nghệ thuật tuyệt vời” bởi sự tinh xảo và tỉ mỉ hiếm có.
Di tích kiến trúc nghệ thuật kêu cứu
03:19

Di tích kiến trúc nghệ thuật kêu cứu

Đền Rậm (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An) gồm có Đền Rậm trong và Đền Rậm ngoài, được xây dựng vào năm 1831, hợp tự thờ nhiều vị thần, phật, các vị tướng của Lê Lợi như Lê Lô, Cao Sơn, Cao Các và Nguyễn Quang Hợp – người đã nhận hết tội về mình để cứu họa diệt vong cho cả làng khỏi sự tàn ác của quân Minh. Đền Rậm được chạm trổ công phu, nhiều mảng chạm thể hiện trên cùng một thân gỗ có độ kênh tương đối lớn, với nhiều chi tiết được kết hợp giữa bong kênh và lộng nét chạm tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ở các vì kèo, các đường xà, cốn, đầu dư, đầu bẩy... đều được chạm trổ thể hiện nhiều đề tài phong phú như: cá vượt vũ môn, cá chép hoá rồng, lượng long triều phúc, mai hoá long ly... tất cả các mảng chạm đều là những bức tranh nghệ thuật tuyệt vời, những điển tích sinh động đã được các nghệ nhân chạm khắc trên gỗ với những đường nét lưu loát, tinh xảo đến mức cao nhất. Đền Rậm không chỉ là chốn linh thiêng, nơi người dân khắp nơi về thắp hương chiêm bái mà là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc hiếm có. Năm 2008, đền Rậm được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật quốc gia. Sau gần 3 thế kỷ tồn tại, sự bào mòn của thời gian, mưa nắng cộng với mối mọt tàn phá, công trình này dần bị hư hại.
Xét xử vụ án dùng súng bắn người ở quán cà phê
01:30

Xét xử vụ án dùng súng bắn người ở quán cà phê

Sáng 16/3, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Đinh Văn Tuấn (SN 1986), Hoàng Văn Hiến (SN 1981) cùng trú tại Hưng Nguyên, Nghệ An về tội “Giết người”, “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. Theo cáo trạng, do mâu thuẫn trong lời nói ở quán cà phê thuộc xã Hưng Châu (Hưng Nguyên), Hoàng Văn Hiến gọi anh Trần Xuân Hưng ra ngoài nói chuyện. Hiến và 1 người bạn của mình là Hồ Sỹ Bằng đã dùng đèn pin, ghế đánh anh Hưng. Đinh Văn Tuấn rút súng ra đe dọa những người có mặt ở đó. Bị đánh, anh Hưng bỏ chạy vào trong quán cà phê. Hiến và Bằng đuổi theo, tiếp tục đánh khiến anh này ngã xuống. Đinh Văn Tuấn dí súng vào đầu anh Hưng siết cò, viên đạn trúng vào sau tai anh Hưng khiến nạn nhân bị thương. Sau khi gây án, Tuấn, Hiến và Bằng bỏ trốn. Sau đó 1 ngày, cả nhóm đến công an đầu thú. Anh Hưng bị thương, được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Giám định tỷ lệ thương tật cho thấy nạn nhân bị tổn hại 10% sức khỏe. Kết luận giám định của Phòng kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho thấy khẩu súng thu của Đinh Văn Tuấn là súng tự chế dạng ổ quay, bắn đạn thể thao, thuộc loại có tính năng tác dụng như vũ khí quân dụng. Đinh Văn Tuấn bị truy tố ra trước pháp luật tội “Giết người” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. Hoàng Văn Hiến bị truy tố tội “Giết người”. Xem xét toàn diện vụ án, cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Đinh Văn Tuấn 5 năm tù về tội “Giết người”, 1 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. Hoàng Văn Hiến bị tuyên phạt 2 năm tù về tội “Giết người”. Cơ quan điều tra xác định Hồ Sỹ Bằng không phải là đồng phạm với Tuấn và Hiến về hành vi “Giết người” nên xử phạt hành chính Bằng về hành vi gây rối trật tự công cộng. Về dân sự, các bên liên quan đã thỏa thuận nên tòa không xem xét.