6 "ông lớn" Nhà nước làm ăn ra sao trước khi về lại Bộ Công Thương?PVN, EVN, TKV, Petrolimex, Vinachem và Vinataba sẽ được chuyển về lại Bộ Công Thương. Trong hơn 5 năm dưới sự quản lý của "siêu" ủy ban, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi.
Phó Thủ tướng đồng ý chủ trương bổ sung ngành điện hóa của VinachemTập đoàn Vinachem đề xuất bổ sung ngành nghề kinh doanh chính là ngành nghề điện hóa, tập trung vào sản xuất pin và ắc quy, lưu điện.
Tập đoàn hóa chất mãi chưa thể rút chân khỏi liên doanh IRV, vì đâu?Đại diện Vinachem cho biết, do gặp phải vướng mắc về việc điều chỉnh Hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hơn 39 nghìn m2 tại huyện Mê Linh, Hà Nội) của IRV nên chưa thực hiện được thoái vốn...
Bốn đại dự án yếu kém của Tập đoàn Hoá chất: Hết lỗ là bán!Theo kế hoạch của Vinachem, tập đoàn này sẽ thực hiện thoái hết vốn khỏi Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP - Vinachem, Công ty CP DAP số 2 - Vinachem và Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình sau khi các doanh nghiệp này hết lỗ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Lùm xùm vụ IPO Cao su Sao Vàng, nhà đầu tư rút lui, cổ phiếu rớt giá mạnhGiá cổ phiếu giảm mạnh liên tiếp sau nhiều phiên, nhà đầu tư hủy tham gia đấu giá, đòi lại tiền cọc là “cơn ác mộng” đang xảy đến với Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) sau khi có thông tin lùm xùm về đợt thoái vốn cũng như cuộc họp bầu thành viên Hội đồng quản trị với nhiều dấu hiệu bất thường.
Chủ tịch Vinachem thừa nhận kinh doanh thua lỗ, không bảo toàn vốn Nhà nướcVề tình hình hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, Chủ tịch Tập đoàn Hoá chất Việt Nam thừa nhận năm 2017, Tập đoàn không bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Tập đoàn do công ty mẹ hoạt động kinh doanh lỗ, phải trích lập dự phòng lớn.
Vinachem “kêu” khó trả nợ do thiếu vốn, xin tăng vốn ít nhất 5.000 tỷ đồngĐược Chính phủ phê duyệt vốn điều lệ 16.000 tỷ đồng, song Vinachem cho biết, vốn chủ sở hữu của công ty mẹ đến thời điểm 30/6/2016 là 13.818 tỷ đồng, vẫn thiếu khoảng 2.200 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ được phê duyệt, dẫn đến khó khăn cho nguồn vốn trả nợ và triển khai các dự án đầu tư của tập đoàn. Tập đoàn đề nghị được nâng vốn khi cổ phần hóa công ty mẹ, ít nhất 5.000 tỷ đồng.
Bốn đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Tập đoàn Hoá chất: Phải cắt lỗ mới được bánTin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định số 16/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2017-2020. Mục tiêu của Đề án này nhằm bảo đảm Vinachem có cơ cấu hợp lý; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Tập đoàn.
"Ôm" 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ, Vinachem "gánh" hơn 38 nghìn tỷ đồng nợ phải trả và lỗ 872 tỷ đồng"Ôm" 4 Công ty thua lỗ nghìn tỷ là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem; Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang phải "gánh" hơn 38 nghìn tỷ đồng khoản nợ phải trả và lỗ luỹ kế hơn 872 tỷ đồng.
Trung Quốc làm khó, dự án 12 nghìn tỷ đồng không quyết toán đượcBộ Tài chính vừa có văn bản trả lời Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) liên quan đến vướng mắc quyết toán dự án đạm Ninh Bình do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu.
Đưa dự án DAP Hải Phòng ra khỏi “danh sách đen” vì đã… có lãi!Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng hoàn tất các thủ tục, phối hợp với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) sớm đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém, nhằm gia tăng tín nhiệm cho nhà máy, huy động tốt hơn vốn sản xuất, kinh doanh.
Thua lỗ, Vinachem cuống cuồng xin khoanh nợ vay 250 triệu USD từ Trung QuốcTập đoàn đề xuất sẽ chỉ trả nợ lãi, phí, không trả nợ gốc trong 5 năm (10 kỳ với số tiền 125 triệu USD). Như vậy, từ năm 2017-2022, Ngân sách Nhà nước sẽ phải ứng vốn để trả nợ cho phía Trung Quốc thay Vinachem với tổng số tiền là 125 triệu USD.