Cúm A bùng nổ: "Cắn răng" chi cả tháng lương mua Tamiflu vì giá tăng vọtSau khi cả nhà 5 người cùng mắc cúm A, người phụ nữ đành "cắn răng" chi 6 triệu đồng chỉ để mua thuốc Tamiflu.
Cúm A bùng phát: Tamiflu nhan nhản chợ mạng, thuốc kê đơn mua dễ như... rauGõ từ khóa Tamiflu lên thanh tìm kiếm của các trang mạng xã hội trong thời điểm này, sẽ hiện lên nhan nhản những bài quảng cáo bán thuốc Tamiflu.
1000 viên thuốc Tamiflu được điều động cho Bệnh viện Nhi trung ươngChiều ngày 23/12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã điều động 1.000 viên thuốc Tamiflu 75mg cho Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020 có đến 190 nghìn viên thuốc Tamiflu được nhập khẩu về Việt Nam.
Bi hài mùa cúm A: Người khốn đốn vì khan thuốc, người tranh thủ làm giàuVới những bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cúm A, tình trạng khan thuốc thực sự khiến họ phải khốn đốn. Tuy nhiên, với không ít người, dịch cúm A như là cơ hội làm giàu “trời cho”.
Cục Quản lý Dược: Tamiflu là thuốc kê đơn, không tuỳ tiện sử dụngTrước "cơn sốt" săn lùng thuốc Tamiflu kể cả ở những người mắc cúm không được kê đơn, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Tamiflu không thuộc diện kiểm soát đặc biệt, nhập khẩu theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, đây là loại thuốc phải bán theo đơn, không thể tuỳ tiện sử dụng tránh nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
Có nên tranh nhau mua thuốc Tamiflu?Thuốc Tamiflu nên để dành cho người già, người có nguy cơ cao, tranh nhau sử dụng loại thuốc này sẽ gây hiện tượng khan hiếm không đáng có.
Nhiều nơi thiếu thuốc Tamiflu, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương nhập khẩu thuốcNgày 19/12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã gửi công văn cho Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 - đơn vị cung cấp thuốc điều trị cúm Tamiflu cho nhiều bệnh viện (BV) hiện nay, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để nhập khẩu thuốc Tamiflu 75 mg phục vụ nhu cầu điều trị khi bệnh nhân cúm nhiều nơi tăng mạnh.
Cúm A gia tăng, nhiều người “săn lùng” thuốc cúm Tamiflu đẩy giá lên caoTại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi tuần tiếp nhận hơn 100 bệnh nhi vì cúm A. Sốt ruột cảnh con bị bệnh, nhiều gia đình “săn lùng” thuốc điều trị cúm Tamiflu đẩy giá lên cao.
Mắc cúm, khi nào cần dùng Tamiflu?80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Tại Việt Nam, thuốc Tamiflu được dự trù để điều trị cho những trường hợp nặng, mắc cúm gia cầm A(H5N1)…, nếu tự ý dùng tràn lan dẫn đến kháng thuốc sẽ rất nguy hiểm, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cảnh báo.
Hơn 1000 ca cúm trong tháng đầu năm, Bộ Y tế họp khẩn phòng chống dịchTrước sự gia tăng của các ca mắc cúm, chiều 13/2 (tức 28 Tết), Bộ Y tế họp khẩn phòng chống dịch cúm, yêu cầu các bệnh viện lên kế hoạch trực cấp cứu, cách ly, chuẩn bị đủ thuốc.
Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh: Đỉnh điểm của cúm mùa, làm ngay những cách sau để phòng cúm hiệu quảPGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, hiện nay đang là thời điểm cao nhất của bệnh cúm mùa. Từ tháng 11 đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận hơn 3000 người bệnh có triệu chứng cảm cúm. “Đừng đổ xô đi mua Tamiflu, có nhiều cách phòng cúm hiệu quả, thực hiện rất đơn giản mỗi ngày”, PGS Khuê khuyến cáo.
Dự trữ thuốc Tamiflu, thế giới ném tiền qua cửa sổ?Thuốc Tamiflu không ngăn chặn được sự lây lan của bệnh cúm và chính phủ Anh đã lãng phí 500 triệu bảng (khoảng 16 nghìn tỷ đồng) cho việc dự trữ thuốc này để phòng ngừa dịch cúm “lợn” H1N1.