Vinastas ơi, một nửa sự thật đâu phải là sự thậtỞ đây, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) mới chỉ đưa ra một nửa sự thật, mà một nửa sự thật thì đâu phải là sự thật. Và kiểu công bố như vậy sẽ giúp cho ngành nước chấm công nghiệp bá chủ thị trường và đẩy ngành nước mắm truyền thống của nước ta vào nguy cơ sập tiệm.
Nước mắm chứa thạch tín: "Hồ đồ, vội vàng nhân danh người tiêu dùng"Nhận xét về kết quả khảo sát đối với hàm lượng thạch tín trong nước mắm đóng chai, một chuyên gia cho rằng khảo sát của Vinastas kết luận như vậy là "hồ đồ, vội vàng nhân danh bảo vệ người tiêu dùng nhưng chính là làm cho người tiêu dùng hoang mang”.
Hơn 67% nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép?101/150 mẫu nước mắm được khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định về hàm lượng Arsen tổng (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1.0mg/L. Trong đó, hàm lượng Arsen tổng của các mẫu không đạt theo quy định dao động từ trên 1,0mg/L đến 5 mg/L
Hơn 67% nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép?101/150 mẫu nước mắm được khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định về hàm lượng Arsen tổng (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1.0mg/L. Trong đó, hàm lượng Arsen tổng của các mẫu không đạt theo quy định dao động từ trên 1,0mg/L đến 5 mg/L.
Thạch tín hữu cơ và vô cơ khác nhau như thế nào?Kết quả xét nghiệm hơn 100 mẫu nước mắm cho thấy tỉ lệ có asen hữu cơ rất cao. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cần phân biệt hai dạng thạch tín (asen): hữu cơ gần như không gây tác hại gì với con người và vô cơ rất độc cho sức khỏe.
Nước mắm nhiễm asen hữu cơ: Cơ quan chức năng từ chối bình luận kết quảViệc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu nước mắm lấy trên thị trường với 67% mẫu nhiễm asen (thạch tín) vượt ngưỡng, nước mắm độ đạm càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao đã khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh kết quả công bố này.
"Nhát chém" của Vinastas vào ngành nghề nước mắm truyền thốngMọi việc đã rõ như ban ngày. Chỉ còn điều mà dư luận mong sớm được sáng tỏ:Vinastas muốn gì khi tung ra thông tin nước mắm truyền thống có asen vượt ngưỡng?
Bộ Y tế công bố: 100% mẫu nước mắm kiểm nghiệm không nhiễm asen vượt ngưỡngTối 22/10, đại diện Bộ Y tế cho biết kết quả kiểm nghiệm 247 mẫu nước mắm cho thấy không phát hiện mẫu nước mắm nào có Asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép.
Nước mắm truyền thống lo phá sảnCác hội nước mắm đang cân nhắc kiến nghị Bộ Công an điều tra làm rõ những thông tin sai lệch về nước mắm truyền thống.
Asen hữu cơ trong nước mắm vượt ngưỡng cho phép có nguy hiểm?Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu mắm lấy trên thị trường. Theo đó có 125/150 mẫu khảo sát có ít nhất 1 chỉ tiêu không đạt chất lượng. Đặc biệt có 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 trở lên bị nhiễm asen hữu cơ vượt ngưỡng. Vậy nước nắm nhiễm asen vượt ngưỡng có nguy hiểm?
"Thủ phủ" nước mắm truyền thống Tam Quan sau “bão asen”Sau khi được “giải oan” chứa thạch tín, người làm nghề nước mắm truyền thống ở huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đã bớt lo âu, thấp thỏm. Thế nhưng, hoạt động sản xuất vẫn cầm chừng, nhiều chủ cơ sở vẫn ấm ức trong bụng.
Vụ “nước mắm asen” và trách nhiệm của báo chíLiên quan đến thông tin “67% mẫu nước mắm do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng khảo sát bị nhiễm asen vượt mức cho phép”, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng một số cơ quan báo chí đã đưa tin cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp; thậm chí có thể nghi vấn đây là một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia.