1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Việt Nam và tương lai của thanh toán trực tuyến

Với việc hoàn thiện một số điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do, và nhiều điều khoản khác trong giai đoạn đàm phán, Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lớn trong lịch sử kinh tế của mình. Việt Nam được chuẩn bị để trở thành một nền kinh tế mở bền vững hơn và điều này sẽ tới cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung và thương lưu với mức thu nhập tuỳ dụng ngày càng cao hơn.

Hiện nay, cũng như những thị trường đang phát triển khác, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc rất nhiều vào giao dịch bằng tiền mặt. Điều này sẽ không có nhiều chuyển biến cho dù  nền kinh tế dần phát triển hơn. Với Visa, chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu thay đổi tích cực của ngành thương mại điện tử nói chung, và sự gia tăng của các giao dịch điện tử bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nói riêng. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi đã giữ một vai trò tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống thanh toán tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, câu hỏi hiện đang đặt ra là: Tiếp theo sẽ là điều gì?

Người tiêu dùng Việt Nam đã cho thấy khả năng thích ứng nhanh chóng với những công nghệ mới. Thực tế trong năm qua cho thấy 36% dân số đang sở hữu điện thoại thông minh(1). Dữ liệu này là một cơ sở thú vị để kỳ vọng vào sự đón nhận một cách nhanh chóng những công nghệ thanh toán mới như các giao dịch gián tiếp qua thẻ hoặc điện thoại di động của người tiêu dùng Việt Nam, làm thế nào để những phương thức thanh toán này có thể được áp dụng trong một nền kinh tế mà tiền mặt đóng vai trò chủ chốt.

Việt Nam và tương lai của thanh toán trực tuyến - 1

Giúp đỡ con người trên các bước phát triển

Lấy ví dụ về trường hợp của hệ thống tàu điện ngầm sắp tới tại thành phố Hồ Chí Minh. Với dân số lến đến 13 triệu người, hoàn toàn hợp lý khi cho rằng hệ thống này có thể sẽ tiếp nhận một mật độ giao thông rất cao khi được đưa vào hoạt động.  Một hệ thống tàu điện ngầm tiêu biểu thường sẽ sử dụng một hệ thống thẻ nạp trước hoặc thẻ ngày. Nhưng khi số lượng người sử dụng quá cao, cần phải có những biện pháp nhanh và hữu hiệu hơn nữa nhằm hỗ trợ người dùng trong viêc nạp tiền thẻ tàu điện ngầm của mình.

Thanh toán điện tử mang tới một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng cho vấn đề. Express Rail Link (ERL), đơn vị điều hành hệ thống tàu siêu tốc nối với sân bay Quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia, là hệ thống đường sắt nhanh nhất với tần suất khởi hành đúng giờ lên đến 99.98%. Những quan sát của ERL cho thấy trước đây phần lớn khách hang mua vé lẻ, thanh toán bằng tiền mặt và điều này gây ra hiện tượng tắt nghẽn tại các điểm bán vé. Sau đó, ERL tung ra vận hành thí điểm hệ thống thanh toán thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV lần đầu tiên trên thế giới tại  Malaysia, cho phép khách hàng quét thẻ thanh toán của họ tại cửa kiểm soát để mua vé và lên tàu trong vài giây. Cùng với sự phát triển thẻ thanh toán không tiếp xúc ở các nước trong khu vực, khách du lịch nước ngoài cũng có thể sử dụng thẻ của mình để thanh toán mà không còn phải xếp hàng chờ đợi mua vé tàu.

Sự chuyển mình của ngành thương mại điện tử

Chúng ta đang chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử khi người tiêu dùng Việt Nam đang dần hưởng ứng với sự tiện nghi, giá cả cạnh tranh, và sự đa dạng của hàng hoá bán trên mạng.

Theo như báo cáo từ Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, trong số 90.7 triệu người Việt Nam thì có đến 39% dân số tiếp cận với Internet và trong số đó 58% tham gia mua sắm trực tuyến. Những con số này cho thấy một nhu cầu rất cao trong việc mua sắm trực tuyến và nhu cầu này đã giúp doanh thu của thương mại điện tử năm qua đạt lên đến 2.97 triệu đô(3).

Riêng tại Visa, chúng tôi đã chứng kiến  các giao dịch thương mai điện tử bằng các sản phẩm của Visa đạt mức tăng trưởng hàng năm lên đến 44% . Đây được xem một trong những con số tăng trưởng cao nhất khu vực.

Khả năng thâm nhập thị trường của thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 18%, vị trí cao nhất so với các đối thủ khác trong khu vực. Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội cho người tiêu dùng tận hưởng những tiện ích từ việc mua hàng qua mạng.

Hiện đại hóa thị trường truyền thống

Một trong những thách thức lớn nhất ở Việt Nam chính là việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chấp nhận áp thanh toán trực tuyến. Những công nghệ điện tử như mPOS hay Mobile Point-of-Sale được dự đoán sẽ rất có tiềm năng trong lĩnh vực này. Thay vì sử dụng công nghệ POS terminal truyền thống để nhận được tiền thanh toán từ thẻ, mPOS dùng một bộ đọc thẻ có thể gắn được vào những chiếc điện thoại thông minh. Một khi được cài đặt, thiết bị mPOS sẽ giúp điểm bán tiếp nhận thanh toán trực tuyến một cách an toàn và hiệu quả, kết nối với mạng lưới được kết nối qua sóng 3G của điện thoại hoặc mạng từ Wi-Fi.

Vì chi phí của mPOS hoàn toàn ít tốn kém hơn chi phí của hệ thống POS truyền thống đã giúp đẩy lùi các rào cản khi kết nối hàng tră nghìn doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Cùng với sự thâm nhập vào thị trường ngày càng tăng cao của điện thoại thông minh và giá thành đang dần giảm đi của điện thoại để bàn, đã có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị sẵn cho mình những cơ cấu cần thiết cho mPOS.

Tại một đất nước có đến 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ(4), thì các khả năng mà công nghệ này mang tới là rất lớn. Các chủ quầy hàng trong chợ, những người bán hàng rong, và những người nơi tổ chức du lịch đều có thể chấp nhận thanh toán trực tuyến ở bất kì nơi nào họ làm việc, đem lại cho khách hàng những tiện ích và an toàn khi họ thực hiện việc thanh toán thong qua thẻ.

Trao đổi tài chính

Sự bất tiện của việc chia tiền thanh toán khi đi ăn chung đã không còn lạ gì đối với đa số chúng ta. Mọi người thường sẽ không có đủ tiền mặt, không đủ tiền thối, hoặc thậm chí còn có người đến khi ra về rồi mới nhớ tới việc mình phải thanh toán phần của mình. Trong tương lai, quá trình này sẽ được thực hiện trực tuyến. Chỉ cần một người trong nhóm đứng ra đại diện dùng thẻ của mình để thanh toán, những người còn lại sẽ chuyển tiền của mình cho người đại diện chỉ với một vài thao tác trên những chiếc điện thoại thông minh của mình.

Vào đầu năm nay, Sacombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho ra đời sản phẩm “Visa Direct” – một dịch vụ giúp các chủ sở hữu thẻ Visa có thể chuyển tiền cho chủ thẻ khác một cách đơn giản chỉ thông qua việc dùng số thẻ của người nhận. Những giao dịch này có thể được thực hiện tại bất kì máy ATM của Sacombank trên cả nước mà không cần phải qua những bước đăng nhập kết nối với mạng ngân hàng và điền những thông tin chi tiết của người nhận thẻ.

Ở những thị trường khác, nhiều ngân hàng đã thiết lập được những ứng dụng trên điện thoại của riêng họ và giúp cho khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp tại chỗ qua điện thoại thông minh. Mặc dù công nghệ này vẫn còn đang được phát  triển ở Việt Nam, nhưng sự xuất hiện của nó trong tương lai sẽ có khả năng làm thay đổi cách thức chúng ta trao chuyển tiền. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó khi bạn có thể tằng tiền lì xì hoặc thậm chí trả lương cho nhân viên qua điện thoại thông minh. “Visa Direct” sẽ giúp những quá trình này được diễn ra vừa nhanh vừa dễ dàng mà không cần người tiêu dùng phải đăng nhập ngân hàng trực tuyến hay đem theo tiền mặt trong người.

Giúp cho kinh tế phát triển

Thanh toán trực tuyến còn có thể có một tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Moody’s Economics đã cho thấy sự gia tăng của việc thanh toán trực tuyến đã góp thêm 983 triệu đô cho nền kinh tế toàn cầu (2008-2012), đóng góp 0.8% cho sự tăng trường của GDP ở thị trường đang phát triển và tăng 0.3% tại các thị trường phát triển.

Thanh toán trực tuyến giảm thiểu được những bất cập trong kinh tế bằng cách giúp cho người tiêu dùng có thể tiếp cận được với nguồn vốn của mình một cách thuận tiện và an toàn. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giảm bớt được việc phải quản lý tiền mặt của đơn vị chấp nhận thẻ và giúp họ tiếp cận được những khách hàng luôn đảm bảo về việc thanh toán.

Thông qua những đột phá của công nghệ mới, Visa hy vọng sẽ có thể mở ra thêm nhiều lợi ích từ sự tiến hóa của nền kinh tế đến với người tiêu dùng Việt Nam, cũng như cấp cho họ những cách tiếp cận với quỹ của mình một cách dễ dàng và an toàn hơn bao giờ hết.

Sean Preston
Giám đốc Visa khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào