Uống bia như nào mới “đúng điệu”?

Bia là đồ uống có khả năng kết nối mọi người bởi sự đơn giản và tính dễ gần. Uống bia không đòi hỏi bạn quá nhiều kiến thức và sự am hiểu về đồ uống và các món dùng để có thể có những kết hợp thú vị.

Tuy nhiên, uống đúng điệu là một điều không dễ!

 

Để uống đúng điệu, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua về bia.

 

Bia đen

 

Trước nhất là bia đen. Theo các chuyên gia của thương hiệu bia Đại Việt – nhãn hiệu bia đen nổi tiếng của Việt Nam, đặc điểm chung của bia đen là bia có màu nâu nhạt hoặc nâu thẫm. Bia được tạo ra từ loại lúa mạch đen trong quá trình lên men nên có màu nâu trung tí1nh hoặc nâu thẫm.

 

Loại bia này thường gợi cho người uống có cảm giác bia mang mùi hương caramel ngậy béo hoặc hương cà phê rang vừa chín, thơm mà không khét. Khi uống mùi vị đặc trưng này thường kéo dài. Những loại bia đen đặc biệt ngon luôn là loại có hương hoa bia tinh tế, vị đắng nhân nhẩn kéo dài.
Uống bia như nào mới “đúng điệu”?

 

Mặc dù đều là bia đen nhưng bia đen của mỗi quốc gia lại sẽ mang những vị khác nhau. Bia đen Đại Việt được sản xuất với công nghệ của Đức Mỹ, theo phương pháp cổ truyền tinh dòng năm 1516 của nhà vua Đức nên hương vị đặc trưng của bia là sự cân bằng. Bia thơm mùi lúa mạch rang, hơi đắng vị đắng đặc trưng của hoa bia nhưng vẫn mang lại một cảm giác rất mượt cho người uống. Bia không quá đậm kiểu của full-body, cũng không bị lạt kiểu light body mà ở vị medium-body, rất vừa phải.

 

Một số người có khẩu vị ẩm thực tinh tế có thể có cảm giác bia gần giống một viên kẹo dẻo caramel khi có cấu trúc hơi dai, vị đắng hậu một chút nhưng vẫn ngọt – dù không quá, hơi ngậy béo, thơm mùi vanilla.

 

Bia đen khá hợp với các món Tây như các món bò bằm với các loại sốt béo như sốt mayonaise; hoặc các món thịt ham; hoặc các món cơm trộn như cơm trộn xúc xích gà, cơm trộn tôm hoặc sò cùng với rau.

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp bia với những món ăn khác, khá phổ biến với chúng ta như cơm rang thập cẩm, nem hoặc các món rán.

 

Bia vàng

 

Hiện nay, bia vàng phổ biến nhất của Đức là là loại Pils. Cái tên Pils của loại bia này có nguồn gốc từ tên một thành phố của Cộng hòa Czech, Plze.

 

Trong lịch sử, khi Czech là Bohemia, Plze được gọi là Pilsen. Tất cả những loại bia từ thành phố này đều được gọi là “pilsner”. Sau đó, những người dân của Pilsen đã thuê một bậc thày về ủ bia người Đức tên là Josef Groll tới thành phố của họ và cải thiện loại bia của họ. Tất nhiên, Josef Groll đã nhận lời. Và ông đã giải quyết điều này bằng cách nghĩ ra một phương pháp ủ bia mới, đó là phương pháp lên men chìm.
Uống bia như nào mới “đúng điệu”?

 

Mặc dù trái ngược với phương pháp sản xuất bia phổ biến ở châu Âu lúc bấy giờ là lên men nổi nhưng phương pháp của Josef Groll đã chứng minh khả năng cho ra đời một loại bia có chất lượng hoàn toàn không kém với phương pháp phổ thông lúc đó. Bia vàng có lượng bọt khá xốp, trong và thoảng vị đắng của hoa bia rất tinh tế. Pils nên uống ở nhiệt độ khoảng 08 độ C.

 

Ngoài bia vàng Pils, chúng ta còn có bia Weizenbier. Cái tên này gợi cho chúng ta biết loại bia này được lên men từ lúa mỳ - Weizenbier trong tiếng Anh có nghĩa là lúa mỳ. Giống như Pils, hiện nay, bia Weizenbier được sản xuất trên khắp thế giới. Thương hiệu bia Weizenbier nổi tiếng của Đức là Schoffenhoffer. Bia Weizenbier khi được rót đúng cách sẽ tạo một lớp bọt bông ở phía trên. Bia nên uống ở nhiệt độ 06-07.

 

Những người yêu thích bia Đức và thích những loại bia có hương hoa bia đậm, lựa chọn của họ nên là bia Kolsch. Bia nên dùng ở nhiệt độ cao hơn so với với các loại Pils và Weizenbier để người dùng có thể tận hưởng hết hương vị thơm ngon.

 

Một lựa chọn cuối cho những người sành ẩm là loại bia Super Vàng. Bia có nồng độ cồn 5%. Được lên men từ lúa mạch, hoa bia và men thuần chủng, bia chứa nhiều nguyên tố vi lượng chất nên rất bổ và có lợi cho sức khỏe trong điều kiện sử dụng điều độ. Bia cũng nên được dùng ở nhiệt độ từ 7-9 độ C.
 
Trang Nhung