1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tổng quan thị trường quảng cáo trực tuyến

Theo thống kê từ Cục Quảng cáo tương tác (IAB), doanh thu của quảng cáo trực tuyến đã đạt 8,4 tỉ USD trong quý đầu tiên năm 2012 - tăng 15% so với cùng kỳ 2011 (tổng doanh thu quý I/2011 là 7,3 tỉ USD).

Dự kiến, trong những quý tới, doanh thu này sẽ tiếp tục tăng mạnh - “ăn theo” Euro và mùa tranh cử tại nhiều quốc gia.

Công ty eMarketer cũng dự đoán, đỉnh điểm của sự tăng trưởng thị phần quảng cáo trực tuyến toàn cầu sẽ xảy ra vào năm 2012, đạt tới 17,5%. Ngoài ra, thị trường quảng cáo trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các loại hình quảng cáo khác.

Đây được xem là những tín hiệu khả quan về bức tranh đa sắc, đa diện của thị trường quảng cáo trực tuyến trong thời điểm hiện tại và thời gian sắp tới. Với những gì quảng cáo trực tuyến đã và sẽ làm được – lợi ích không chỉ thuộc về các nhà cung cấp mà còn mang lại cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp với hàng loạt dịch vụ và sản phẩm mới. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nhận được nhiều lợi ích hơn từ thị trường năng động này.

Hiện nay, với quảng cáo trực tuyến, chúng ta có khá nhiều lựa chọn, được chia theo 2 dạng chính: Banner Ads và PR article. Trong đó, Banner Ads khá đa dạng với: quảng cáo hiển thị (Flash banner, Rich media, Expanding banner, Interactive banner) và quảng cáo theo chi phí (CPD, CPI/CPM, CPC, CPA).

Đối với hình thức quảng cáo bằng bài PR: doanh nghiệp đặt hàng, copywriter viết bài và tên tuổi của bạn nhanh chóng xuất hiện trên các website. Hình thức quảng cáo này tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế, không hoàn toàn như vậy. Bởi lẽ, độc giả và người tiêu dùng ngày càng khó tính và tinh tế trong việc tiếp nhận thông tin để đưa ra quyết định. Chính vì vậy, viết như thế nào cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính khách quan lại là một câu chuyện khác.

Quảng cáo hiển thị - đây là hình thức quảng cáo truyền thống và rất phổ biến. Khi truy cập vào bất kì website nào, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo dạng này. Hiện nay, quảng cáo hiển thị được cải tiến khá nhiều với sự nâng cấp, đổi mới về hiệu ứng động, chèn action, mở rộng kích thước…
 
Hình minh họa quảng cáo hiển thị trên Dantri
Hình minh họa quảng cáo hiển thị trên Dantri

Về phía quảng cáo theo chi phí, còn được gọi là quảng cáo dựa trên lượng tìm kiếm. Bạn có thể trả tiền thuê vị trí theo ngày (CPD – cost per day); CPM (cost per mile) - chi phí cho 1000 lần hiển thị; hoặc chỉ phải trả chi phí cho lượt click hiệu quả (CPC – cost per click). Còn với CPA (cost per action) – tính phí dựa trên “actions” của người dùng, cách quảng cáo này chưa thực sự phổ biến và hiệu quả tại Việt Nam.

Một điểm lưu ý khác, mặc dù hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam coi CPD là một cách thức quảng cáo hiệu quả; thì trên thế giới, từ lâu, hình thức này đã bị “thất sủng”. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là vấn đề về chi phí và khả năng tiếp cận đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Khi chọn lựa CPD, bạn phải chấp nhận thiệt thòi vào ngày nghỉ, Lễ Tết – những thời điểm website có lượng truy cập giảm mạnh. Chính những hạn chế về chi phí dẫn tới khó khăn trong việc mở rộng phạm vi quảng cáo cũng như tiếp cận khách hàng tiềm năng. Quy trình làm việc của hình thức quảng cáo này cũng khá đơn giản: dựa vào thời gian, vị trí, kích thước hiển thị để tính giá trị hợp đồng và website thường không cung cấp số liệu đo kiểm liên quan đến hiệu quả quảng cáo.
 
Quảng cáo CPM – đánh trúng khách hàng tiềm năng
Quảng cáo CPM – đánh trúng khách hàng tiềm năng

Chính vì vậy, CPM có vẻ là gợi ý không tồi - với khả năng giải quyết những vấn đề bất cập của CPD.  Cụ thể, bạn có thể chọn mua số lượng CPM chạy mỗi ngày – tối ưu hóa chi phí và ngân sách quảng cáo. Do banner chạy trên nhiều vị trí, nhiều website – mạng lưới rộng nên dễ dàng tiếp cận và đánh trúng khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần trả tiền khi người dùng nhìn thấy quảng cáo của mình; do đó, trục trặc kỹ thuật hay lượng truy cập giảm không còn là vấn đề. Nếu như trước kia CPM còn hạn chế về việc lựa chọn website, vị trí hiển thị thì hiện nay, vấn đề này cũng đã được giải quyết bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, tối ưu hóa công cụ đo lường giúp tracking (kiểm soát quảng cáo) theo thời gian thực và hoàn toàn minh bạch về số liệu báo cáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta cần xem xét rất nhiếu yếu tố như: mục đích, chiến lược marketing tổng thể, đối tượng tác động, nguồn vốn, lượng khách hàng tiềm năng… để chọn lựa, đầu tư vào hình thức quảng cáo phù hợp nhất với mình.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm