Một kỳ nghỉ, hai vùng di sản: Tầm nhìn chiến lược phát triển các vùng du lịch

(Dân trí) - Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng nhận định: Tốc độ tăng trưởng của Du lịch Việt Nam có thể sẽ giảm dần nếu không có những hành động quyết liệt ở những thị trường mới thì khó có tăng trưởng mạnh mẽ.

Không thể phủ nhận Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển du lịch, nhưng rất dễ tụt hậu với các nước như Thái Lan, Philippines hay Indonesia. Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Tập đoàn Crystal Bay Group đã có nhiều chia sẻ tâm huyết về vấn đề này. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông:

Ông Ole Dross, Giám đốc Marketing Asiatica Travel nói rằng: “Thị trường du lịch của Việt Nam đa dạng và đầy tiềm năng. Tuy nhiên Việt Nam cần phải có những kế hoạch cũng như chiến lược phát triển du lịch một cách phù hợp để vừa cân bằng được nhu cầu của khách du lịch với bảo tồn cảnh quan tự nhiên của các điểm du lịch”.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng nhận định: Tốc độ tăng trưởng của Du lịch Việt Nam có thể sẽ giảm dần nếu không có những hành động quyết liệt ở những thị trường mới thì khó có tăng trưởng mạnh mẽ.


Tuy nhiên, hầu như chúng ta chỉ khai thác những gì đã có sẵn, bào mòn dần những gì thiên nhiên, lịch sử và văn hoá truyền thống để lại

"Tuy nhiên, hầu như chúng ta chỉ khai thác những gì đã có sẵn, bào mòn dần những gì thiên nhiên, lịch sử và văn hoá truyền thống để lại"

Đi tìm một chiến lược phát triển du lịch cho Việt Nam. Một thực tế là du lịch của ta đang tập trung khai thác những giá trị của thiên nhiên (Vịnh Hạ Long, Đà Lạt...); hay du lịch tâm linh, văn hoá dân tộc, vùng miền...

Tuy nhiên, hầu như chúng ta chỉ khai thác những gì đã có sẵn, bào mòn dần những gì thiên nhiên, lịch sử và văn hoá truyền thống để lại.

Nhìn nhận thực tế, chúng ta chưa thiết kế được dịch vụ du lịch để kéo khách đến và khách trở lại.

Chúng ta có Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, Festival Huế, Phố cổ Hội An… nhưng chừng đó là rất khiêm tốn. Các lễ hội khác, đa phần giá trị là sự kiện giải trí tại chỗ, phục vụ người địa phương và khách du lịch ngẫu nhiên có mặt, chứ ít khi họ đến vì các lễ hội đó. Bài toán hấp dẫn khách du lịch và kéo họ trở lại nhiều lần là rất khó. Hiện tại, tỷ lệ khách quay lại chỉ đạt từ 5 - 6%.

Một thực tế nữa mà chúng ta phải thừa nhận, đó là, bất chấp Việt Nam được coi là một trong những thị trường du lịch tiềm năng nhất thế giới, nhưng chỉ số cạnh tranh rất thấp.

Năm 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng Việt Nam thứ 67/136 nền du lịch được xếp. Các chỉ số bền vững của môi trường hạng 129; Tính ưu tiên cho lữ hành và du lịch hạng 101; Hạ tầng dịch vụ du lịch hạng 113; Tính cởi mở quốc tế hạng 73…

Trước hết, chúng ta thử nhìn nhận cách thức đầu tư cho du lịch của cả khối dịch vụ công và doanh nghiệp trong thời gian qua. Đối với nhà nước, phần lớn sự tham gia là xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch như chính sách miễn visa cho 5 nước Tây Âu và một số khu vực truyền thống, quy hoạch hạ tầng, đầu tư nâng cấp mở rộng sân bay, đường xá, và chủ trì hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Đối với khối doanh nghiệp, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự án lưu trú, khách sạn, resort, sân golf, hoặc một số dự án khu phức hợp giải trí. Một vài hãng hàng không ra đời, cũng đóng góp thêm vào vận tải hàng không đang có nhu cầu tăng cao. Bên cạnh đó, các công ty lữ hành cũng có những sự phát triển nhất định. Cá biệt có những dự án sân bay do tư nhân đầu tư ở Cam Ranh và Vân Đồn. Tuy nhiên, nhìn chung, các dự án đầu tư đều không dựa trên một định hướng chiến lược phát triển điểm đến của từng địa phương, mà là các dự án đơn lẻ, không hoàn toàn kết nối với nhau để tạo thành một điểm nhất khác biệt trong chiến lược cạnh tranh.

Thử nhìn xem các thành phố, các địa phương khác trên thế giới phát triển như thế nào.

Suốt từ năm 2003, thành phố Las Vegas với chiến lược xây dựng định vị là trung tâm của sự tự do không giới hạn, không bị kiểm soát, với câu khẩu hiệu “What Happens in Vegas, Stays in Vegas” – cái gì xảy ra ở Vegas sẽ ở lại với Vegas.

Họ xây dựng khách sạn nhưng phải kết hợp với các dịch vụ giải trí đa dạng, phục vụ nhiều tầng lớp khác du lịch. Các tiện ích, dịch vụ hỗ trợ xung quanh cũng tập trung phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách.

Tổng cục Du lịch Singapore (STB) đổi mới tagline của họ thành Passion Made Possible – Đam mê biến mọi điều thành có thể, để tiếp thị hình ảnh quốc tế của Singapore cho mục đích du lịch và kinh doanh.

Thành phố Alcañiz, Tây Ban Nha, là một thành phố biệt lập, gần như không có sức sống. Nhưng từ khi xây dựng trường đua môtô Ciudad del Motor de Aragón từ năm 2008, cùng với một công viên công nghệ, một khu thi đấu thể thao và một khu phức hợp giải trí và văn hoá như là thành phần tương hỗ, thì cả thành phố này đã biến thành một trung tâm du lịch hấp dẫn của châu Âu.

Như vậy là, một điểm đến phải bắt đầu được xây dựng hoặc là từ một ý tưởng phát triển định vị thương hiệu, một ý tưởng trung tâm, là cái lõi hình thành lên một hệ sinh thái bao quanh nó. Hoặc là, nó được xây dựng xung quanh một sản phẩm du lịch chiến lược lõi, và sự hình thành của điểm đến là xây dựng một hệ sinh thái bao quanh sản phẩm chiến lược đó.

Một kỳ nghỉ hai vùng di sản

Với thế mạnh của một hệ sinh thái, với các dự án cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành, vận chuyển hành khách và sản phẩm du lịch đặc trưng, Crystal Bay đang xây dựng một sản phẩm du lịch đặc biệt mà chúng tôi gọi là “Một kỳ nghỉ - hai vùng di sản”.

Bản chất của khái niệm sản phẩm này là kết nối hai vùng di sản thiên nhiên của vùng Đông Bắc với khu vực miền Trung, kết nối Vịnh Hạ Long với khu thánh địa Mỹ Sơn và cả vùng văn hoá Chăm của Nha Trang, Ninh Thuận.

Khánh hàng quốc tế của chúng tôi, hiện tại đa phần là khách Nga, nhưng sẽ được mở rộng với chiến lược phát triển điểm đến sắp tới, khi đến Việt Nam, sẽ có thể tham gia vào hành trình trải nghiệm cả hai miền di sản này.

Như thế là, chúng tôi đã đưa ra một khái niệm liên kết điểm đến, một bước mở rộng hơn chiến lược phát triển điểm đến ở mỗi vùng du lịch. Khái niệm này, có thể mở rộng thành sự liên kết của các điểm đến trong toàn quốc, khi mà mỗi điểm đến có một hệ sinh thái khác biệt sẽ cung cấp cho du khách những trải nghiệm khác nhau, làm phong phú thêm cho hành trình của họ, cũng là tạo sự hấp dẫn đặc biệt, lôi cuốn du khách.

Một điểm đến, với một hệ sinh thái riêng, có chiến lược phát triển bền vững, bản thân nó đã là một sức hút mạnh mẽ cho du khách đến, ở lại dài hơn và quay trở lại trong tương lai.

Nhưng hai hoặc ba điểm đến liên kết với nhau, sẽ là một sản phẩm du lịch hết sức đặc biệt, nơi du khách vừa có thể chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trên du thuyền, vừa có thể đắm mình trong trầm mặc của tháp Chàm và những bãi biển cát trắng của Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Thuận.

“Một kỳ nghỉ - Hai vùng di sản” khác hoàn toàn với các tour du lịch tuyến như kiểu “con đường di sản miền Trung”. Với các tour tuyến, đó là hành trình thăm quan các di sản thiên nhiên và văn hoá trong một hành trình nhất định.

Chúng tôi khuyến khích các nhà đầu tư, các công ty phát triển du lịch và lữ hành cùng tham gia phát triển các điểm đến, cùng tham gia hoạch định nên các hệ sinh thái cho mỗi điểm đến, và xa hơn nữa là thiết kế những sản phẩm liên kết các vùng du lịch như vậy..

Như vậy, trong tương lai gần, Crystal Bay kết nối 3 điểm đến liên kết với nhau, cung cấp một sản phẩm du lịch hết sức đặc biệt, nơi du khách vừa có thể chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trên du thuyền, vừa có thể đắm mình trong trầm mặc của tháp Chàm và những bãi biển cát trắng của Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Thuận. Các dự án Con đường di sản Vân Đồn, Fatabaya Nha Trang và EcoPark Mũi Dinh Ninh Thuận của Crystal Bay dự kiến sẽ kết nối các vùng di sản ấy thành một khối liên minh vững chắc, kích cầu cho du lịch Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Tập đoàn Crystal Bay Group