“Cày bừa” trên gỗ, lão nông kiếm 300 triệu đồng/năm

Dù đã nghe ông Nguyễn Văn Thực – Chủ tịch Hội ND xã Hải Minh giới thiệu trước nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi bước chân vào xưởng mộc của ông Phạm Văn Lai (60 tuổi, thôn 31, xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định).

Trong gian nhà hơn 300m2, 60 công nhân chia làm nhiều tốp thợ đang hối hả làm việc- tốp xẻ gỗ, tốp trạm trổ hoa văn, tốp đánh ráp sản phẩm. Ông Lai đến từng tốp hướng dẫn công nhân những thao tác khó.

 
Ông Phạm Văn Lai hướng dẫn công nhân làm việc.

Ông Phạm Văn Lai hướng dẫn công nhân làm việc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Những siêu dự án lọc hóa dầu bị 'treo'

* Thị trường dầu nhớt: Chiến lược vết dầu loang của các nhãn hàng riêng

* Áp chỉ tiêu bán nợ xấu là cần thiết

* Tỷ phú đô la thích trồng rau

* Đại gia mất hàng trăm tỉ đồng, bầu Đức lại nuôi bò

* Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chức năng “dính” phạt

“Tính tôi vốn cẩn thận và cầu toàn. Các sản phẩm mộc làm ra phải chuẩn chỉ từ kiểu dáng đến chất lượng sản phẩm. Vừa mắt mình thì mới vừa mắt khách hàng được”- ông vui vẻ trò chuyện.

Vốn sinh ra ở làng có truyền thống phát triển nghề mộc nên ngay từ nhỏ, ông Lai đã sớm được tiếp thu những tinh hoa của nghề. Năm 1980, ông đã mở xưởng mộc cho riêng mình. Thời ấy nghề mộc chưa phát triển, cả năm chỉ đóng được vài ba bộ bàn ghế cho khách. Không lo nổi cơm áo cho vợ con, năm 1992 ông Lai mở lò gạch ngói nhưng cũng không làm ăn được lâu dài. Năm 2000, ông Lai quay lại với nghề mộc.

Nhờ sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của ông dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường. “Giờ đây, mỗi năm, xưởng mộc đem về cho gia đình tôi doanh thu từ 2,5 – 3 tỷ đồng, trừ chi phí tôi còn hơn 300 triệu đồng” - ông Lai chia sẻ.

Vui hơn cả, xưởng mộc của ông còn tạo công ăn việc làm cho 60 lao động địa phương với mức lương từ 3-6 triệu người/tháng. Chia sẻ bí quyết thành công ông Lai bộc bạch: “Muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường thì điều quan trọng nhất là luôn đề cao chữ “tín” và đạo đức nghề nghiệp”.
 
Theo Thu Hà
Dân Việt

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”