16h, tranh vé vớt: HV.An Giang - Cần Thơ

Trận đấu tranh suất trụ hạng V-League đầy tốn kém

(Dân trí) - Đội nào thắng đội đó sẽ dự V-League 2015. Cầu thủ 2 bên quyết tâm với cơ hội đổi đời đang ở phía trước. Nhưng với bản thân từng CLB, thắng cũng có nghĩa là phải chịu cảnh tốn kém gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với lúc đá ở giải hạng Nhất.

Trận đấu của cảm xúc thực

Có lẽ không có trận đấu nào của mùa giải có lằn ranh lên và xuống rõ như trận play-off, nơi đội chiến thắng và đội thất bại cách nhau cả một hạng đấu. Chính vì thế, đây cũng là trận đấu có cảm xúc thuộc vào loại thực nhất trong toàn bộ mùa giải, thuộc vào loại đáng xem nhất của cả năm.

HV.An Giang gần như chỉ đá “giao hữu” ở 2 vòng đấu cuối của V-League 2014, sau khi biết chắc họ không còn đủ sức theo kịp nhóm trên, để dành sức cho trận đấu này. Trong khi đó, Cần Thơ gần như chỉ tập luyện theo kiểu duy trì suốt 2 tháng nay, tính từ thời điểm giải hạng Nhất kết thúc hồi tháng 6, cũng chỉ để phục vụ cho trận play-off.

Dù vậy, trận đấu này có chi tiết rất khó đoán nằm ở chỗ người ta không biết HV.An Giang nào sẽ đá với Cần Thơ nào? Phong độ của 2 bên hiện nay ra sao?

HV.An Giang sau khi thanh lý hàng loạt cầu thủ dĩ nhiên không còn là HV.An Giang nguyên vẹn như hồi mới bắt đầu V-League 2014. Họ cũng đã thay HLV, trong khi 2 trận cuối mùa vừa rồi của họ vốn là những trận “giao hữu” nên người ta không biết tài điều binh khiển tướng của HLV Trần Ngọc Thái Tuấn ở mức nào?

Cần Thơ và HV.An Giang sẽ tái ngộ nhau trong trận play-off
Cần Thơ và HV.An Giang sẽ tái ngộ nhau trong trận play-off

Với Cần Thơ, như đã nói ở trên, gần 2 tháng nay, họ toàn tập chay, toàn đá giao hữu, nên cũng không biết Cần Thơ còn giữ được bao nhiêu phần trăm sự nguy hiểm như hồi còn đá ở giải hạng Nhất 2014, còn giữ được bao nhiêu phần trăm phong độ? (không trận đấu tập và không trận đấu giao hữu nào tốt bằng những trận đấu thật).

Một chi tiết khác là HV.An Giang và Cần Thơ rất hiểu nhau, vì họ là những người láng giềng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên trận đấu vì thế sẽ càng gây cấn, khi hai bên dường như biết đối phương mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào.

Lên hạng đồng nghĩa với… tốn tiền

Một khía cạnh khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến yếu tố chuyên môn, đó là ảnh hưởng từ yếu tố tài chính. Trong bóng đá chuyên nghiệp ngày nay, chuyên môn không thể tách rời với tài chính, một đội giàu chưa chắc là đội mạnh, nhưng muốn mạnh trước tiên phải… giàu.

Vấn đề tài chính cũng là vấn đề mà người ta thường xuyên đề cập đến khi bàn về HV.An Giang và Cần Thơ trong thời gian gần đây. Để đá ở V-League, mỗi đội bóng cần tối thiểu 35 – 40 tỷ đồng/năm, trong khi số tiền chi cho 1 đội bóng hạng Nhất chỉ vào khoảng một nửa con số vừa nêu, tức khoảng 15 – 20 tỷ đồng/năm.

Có nghĩa là đội nào thắng trong trận play-off, đội đó sẽ phải chấp nhận tốn kém gấp bội so với việc đá ở giải hạng dưới. Bóng đá Việt Nam khác bóng đá Anh ở điểm ấy. Ở Anh, những trận play-off là những trận mà nếu thắng, các đội bóng sẽ nhận được rất nhiều tiền khi được lên hạng, nhờ tiền bản quyền truyền hình tăng vọt.

Trong bóng đá Việt Nam, làm gì có tiền bản quyền truyền hình, và chuyện lên hạng, thay vì được tiền sẽ khiến đội lên hạng và địa phương có đội lên hạng thêm tốn tiền. Thành ra, không thể nói yếu tố tài chính không ảnh hưởng đến trận đấu này.

HV.An Giang hay Cần Thơ có sẵn sàng chịu… tốn tiền để được đá V-League hay không là điều không ai dám chắc?

Với HV.An Giang, có lẽ họ đã thấm thía cái giá quá đắt khi được đá ở V-League sau một mùa giải 2014 đầy sóng gió. Với Cần Thơ, cũng chưa chắc họ sẽ có ngay nhà tài trợ nếu chuyển từ hạng Nhất lên V-League, cũng chưa chắc họ thoát khỏi tình trạng mà 2 đội bóng miền Tây Nam bộ khác là K.Kiên Giang và HV.An Giang đã trải qua.

Thực tế là rất nhiều lần rồi, Cần Thơ đã đến sát ngưỡng cửa của chiếc vé thăng hạng, nhưng nhiều năm qua, đội bóng đất Tây Đô đều ngập ngừng trước đích đến. Lần này, liệu có sự chuyển biến thực sự ở đội Cần Thơ?

Dù gì thì Cần Thơ vẫn được đánh giá cao hơn trước giờ bóng lăn, xuất phát từ chỗ họ chưa được đá ở V-League, nên giờ quyết tâm lên hạng để một lần được hiện diện ở sân chơi này.

Dự đoán: Cần Thơ thắng 2-1

Kim Điền

Trận đấu của cảm xúc thực

Có lẽ không có trận đấu nào của mùa giải có lằn ranh lên và xuống rõ như trận play-off, nơi đội chiến thắng và đội thất bại cách nhau cả một hạng đấu. Chính vì thế, đây cũng là trận đấu có cảm xúc thuộc vào loại thực nhất trong toàn bộ mùa giải, thuộc vào loại đáng xem nhất của cả năm.

HV.An Giang gần như chỉ đá “giao hữu” ở 2 vòng đấu cuối của V-League 2014, sau khi biết chắc họ không còn đủ sức theo kịp nhóm trên, để dành sức cho trận đấu này. Trong khi đó, Cần Thơ gần như chỉ tập luyện theo kiểu duy trì suốt 2 tháng nay, tính từ thời điểm giải hạng Nhất kết thúc hồi tháng 6, cũng chỉ để phục vụ cho trận play-off.

Dù vậy, trận đấu này có chi tiết rất khó đoán nằm ở chỗ người ta không biết HV.An Giang nào sẽ đá với Cần Thơ nào? Phong độ của 2 bên hiện nay ra sao?

HV.An Giang sau khi thanh lý hàng loạt cầu thủ dĩ nhiên không còn là HV.An Giang nguyên vẹn như hồi mới bắt đầu V-League 2014. Họ cũng đã thay HLV, trong khi 2 trận cuối mùa vừa rồi của họ vốn là những trận “giao hữu” nên người ta không biết tài điều binh khiển tướng của HLV Trần Ngọc Thái Tuấn ở mức nào?

Với Cần Thơ, như đã nói ở trên, gần 2 tháng nay, họ toàn tập chay, toàn đá giao hữu, nên cũng không biết Cần Thơ còn giữ được bao nhiêu phần trăm sự nguy hiểm như hồi còn đá ở giải hạng Nhất 2014, còn giữ được bao nhiêu phần trăm phong độ? (không trận đấu tập và không trận đấu giao hữu nào tốt bằng những trận đấu thật).

Một chi tiết khác là HV.An Giang và Cần Thơ rất hiểu nhau, vì họ là những người láng giềng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên trận đấu vì thế sẽ càng gây cấn, khi hai bên dường như biết đối phương mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào.

Lên hạng đồng nghĩa với… tốn tiền

Một khía cạnh khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến yếu tố chuyên môn, đó là ảnh hưởng từ yếu tố tài chính. Trong bóng đá chuyên nghiệp ngày nay, chuyên môn không thể tách rời với tài chính, một đội giàu chưa chắc là đội mạnh, nhưng muốn mạnh trước tiên phải… giàu.

Vấn đề tài chính cũng là vấn đề mà người ta thường xuyên đề cập đến khi bàn về HV.An Giang và Cần Thơ trong thời gian gần đây. Để đá ở V-League, mỗi đội bóng cần tối thiểu 35 – 40 tỷ đồng/năm, trong khi số tiền chi cho 1 đội bóng hạng Nhất chỉ vào khoảng một nửa con số vừa nêu, tức khoảng 15 – 20 tỷ đồng/năm.

Có nghĩa là đội nào thắng trong trận play-off, đội đó sẽ phải chấp nhận tốn kém gấp bội so với việc đá ở giải hạng dưới. Bóng đá Việt Nam khác bóng đá Anh ở điểm ấy. Ở Anh, những trận play-off là những trận mà nếu thắng, các đội bóng sẽ nhận được rất nhiều tiền khi được lên hạng, nhờ tiền bản quyền truyền hình tăng vọt.

Trong bóng đá Việt Nam, làm gì có tiền bản quyền truyền hình, và chuyện lên hạng, thay vì được tiền sẽ khiến đội lên hạng và địa phương có đội lên hạng thêm tốn tiền. Thành ra, không thể nói yếu tố tài chính không ảnh hưởng đến trận đấu này.

HV.An Giang hay Cần Thơ có sẵn sàng chịu… tốn tiền để được đá V-League hay không là điều không ai dám chắc?

Với HV.An Giang, có lẽ họ đã thấm thía cái giá quá đắt khi được đá ở V-League sau một mùa giải 2014 đầy sóng gió. Với Cần Thơ, cũng chưa chắc họ sẽ có ngay nhà tài trợ nếu chuyển từ hạng Nhất lên V-League, cũng chưa chắc họ thoát khỏi tình trạng mà 2 đội bóng miền Tây Nam bộ khác là K.Kiên Giang và HV.An Giang đã trải qua.

Thực tế là rất nhiều lần rồi, Cần Thơ đã đến sát ngưỡng cửa của chiếc vé thăng hạng, nhưng nhiều năm qua, đội bóng đất Tây Đô đều ngập ngừng trước đích đến. Lần này, liệu có sự chuyển biến thực sự ở đội Cần Thơ?

Dù gì thì Cần Thơ vẫn được đánh giá cao hơn trước giờ bóng lăn, xuất phát từ chỗ họ chưa được đá ở V-League, nên giờ quyết tâm lên hạng để một lần được hiện diện ở sân chơi này.

Dự đoán: Cần Thơ thắng 2-1

Kim Điền