Tay vợt Lý Hoàng Nam đối diện với việc bị cấm thi đấu 3 năm
(Dân trí) - Trong bối cảnh mà đội tuyển quần vợt nam Việt Nam chuẩn bị thi đấu với Pakistan ở Davis Cup, tay vợt Lý Hoàng Nam lại không tham dự đội tuyển, với lý do là CLB Becamex Bình Dương cần anh… nghỉ ngơi.
Không tranh cãi không phải quần vợt
Trong lúc mà đội tuyển quần vợt nam Việt Nam được tập trung từ trước Tết Nguyên Đán để chuẩn bị cho giải đồng đội nam thế giới Davis Cup, phía CLB Becamex Bình Dương có công văn xin rút Hoàng Nam khỏi đội tuyển, với lý do tay vợt trẻ này cần có thời gian nghỉ ngơi, sau 2 tháng du đấu liên tục ở nước ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên nổ ra tranh cãi giữa Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF), với VĐV, HLV và CLB chủ quản của họ.
Điều đáng nói là trong thời gian qua, Lý Hoàng Nam hầu như chưa có chính kiến của mình về chuyện anh khoác áo hay không khoác áo đội tuyển quần vợt nam Việt Nam dự Davis Cup, mà người thường xuyên đưa ra quan điểm xung quanh việc Lý Hoàng Nam không khoác áo đội tuyển thường là HLV của anh tại CLB, ông Trần Đức Quỳnh.
Trước đó, cũng chính HLV Trần Đức Quỳnh cùng tay vợt Lý Hoàng Nam đã rút khỏi đội tuyển quần vợt Việt Nam hồi năm ngoái, vì những lý do không rõ ràng.
Điều đó cho thấy, mâu thuẫn giữa VTF và CLB Becamex Bình Dương nói chung, cũng như với HLV Trần Đức Quỳnh nói riêng không hề nhỏ. Lý lẽ mà phía HLV Trần Đức Quỳnh và CLB Becamex Bình Dương đưa ra ở chỗ họ là nơi đào tạo nên Lý Hoàng Nam, chi tiền cho VĐV này du đấu và phát triển, nên có quyền quyết định chuyện Lý Hoàng Nam tham dự hoặc không tham dự giải đấu nào.
Trong khi đó, phía VTF nêu ra quan điểm mỗi VĐV phải có nghĩa vụ khoác áo đội tuyển quốc gia, làm nhiệm vụ quốc tế, phải lên đội tuyển khi được VTF triệu tập, đặc biệt là ở giải đấu quan trọng như giải quần vợt đồng đội nam thế giới Davis Cup.
Đây cũng không phải là lần đầu Lý Hoàng Nam nói riêng, cũng như HLV Trần Đức Quỳnh và CLB Becamex Bình Dương mà anh đang khoác áo nói chung từ chối lời mời khoác áo đội tuyển, nên VTF xem đó là hành động tẩy chay.
Đáng nói hơn nữa là 2 bên chưa có bên nào có dấu hiệu nhượng bộ, bên nào cũng cương quyết bảo vệ quan điểm của mình.
Lý Hoàng Nam đối diện với án phạt nặng
Phía VTF, cụ thể là Tổng thu ký Nguyễn Quốc Kỳ cho biết họ đang tính đến khả năng sẽ cấm Lý Hoàng Nam thi đấu 3 năm, ở các giải đấu nằm trong hệ thống giải do VTF tổ chức.
Theo ông Kỳ thì mỗi VĐV ngoài trách nhiệm với CLB chủ quản, còn phải có trách nhiệm với đội tuyển quốc gia. Bên cạnh đó, việc Lý Hoàng Nam nhiều lần từ chối khoác áo đội tuyển mà không bị kỷ luật có thể tạo ra tiền lệ xấu.
Dù vậy, ngay khi đối diện với án kỷ luật nặng nhằm vào Lý Hoàng Nam, phía CLB Becamex Bình Dương và HLV Trần Đức Quỳnh vẫn tiếp tục nói cứng, không đưa Hoàng Nam lên tuyển, đồng thời viện dẫn một số trường hợp các VĐV quần vợt nhà nghề không khoác áo đội tuyển nước họ dự Fed Cup (giải quần vợt đồng đội nữ thế giới) hay Davis Cup, vì những lý do khác nhau.
Dù vậy, cách viện dẫn này khó thuyết phục được VTF và Tổng cục TDTT, bởi câu chuyện Lý Hoàng Nam cùng đơn vị chủ quản của mình tẩy chay đội tuyển là câu chuyện không phải xảy ra lần đầu.
Nếu VĐV nào cũng từ chối lên tuyển theo cách đó mà không bị kỷ luật thì còn đâu là kỷ cương của đội tuyển? Kỷ cương của một Liên đoàn cấp quốc gia và của một bộ môn thuộc một ngành?
Nếu Lý Hoàng Nam bỏ đội tuyển dễ dàng, thì lấy gì để chắc chắn rằng nhiều VĐV khác cũng bỏ đội tuyển vì mục đích cá nhân. Khi đó, còn gì là một đội tuyển đại diện cho một quốc gia?
Trường hợp các VĐV được viện dẫn không thi đấu cho đội tuyển nước họ tại Fed Cup hay Davis Cup chỉ là số nhỏ, trong một số thời điểm cụ thể. Ngoài ra, ngay ở quần vợt nhà nghề, cũng có hàng loạt ngôi sao sáng khoác áo đội tuyển nước họ làm nên thành công tại Davis Cup, dù so về danh vọng hay tiền bạc, đánh Davis Cup không sinh lợi cho VĐV nhiều như tỏa sáng ở các kỳ Grand Slam.
Chỉ khổ cho Lý Hoàng Nam, việc bỏ đội tuyển có thể không phải là chủ ý của VĐV này, nhưng bản thân anh có thể chịu thiệt vì sự cố chấp của người lớn.
Trong lúc mà đội tuyển quần vợt nam Việt Nam được tập trung từ trước Tết Nguyên Đán để chuẩn bị cho giải đồng đội nam thế giới Davis Cup, phía CLB Becamex Bình Dương có công văn xin rút Hoàng Nam khỏi đội tuyển, với lý do tay vợt trẻ này cần có thời gian nghỉ ngơi, sau 2 tháng du đấu liên tục ở nước ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên nổ ra tranh cãi giữa Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF), với VĐV, HLV và CLB chủ quản của họ.
Điều đáng nói là trong thời gian qua, Lý Hoàng Nam hầu như chưa có chính kiến của mình về chuyện anh khoác áo hay không khoác áo đội tuyển quần vợt nam Việt Nam dự Davis Cup, mà người thường xuyên đưa ra quan điểm xung quanh việc Lý Hoàng Nam không khoác áo đội tuyển thường là HLV của anh tại CLB, ông Trần Đức Quỳnh.
Lý Hoàng Nam đối diện với việc bị cấm thi đấu 3 năm, do rút khỏi đội tuyển dự Davis Cup
Trước đó, cũng chính HLV Trần Đức Quỳnh cùng tay vợt Lý Hoàng Nam đã rút khỏi đội tuyển quần vợt Việt Nam hồi năm ngoái, vì những lý do không rõ ràng.
Điều đó cho thấy, mâu thuẫn giữa VTF và CLB Becamex Bình Dương nói chung, cũng như với HLV Trần Đức Quỳnh nói riêng không hề nhỏ. Lý lẽ mà phía HLV Trần Đức Quỳnh và CLB Becamex Bình Dương đưa ra ở chỗ họ là nơi đào tạo nên Lý Hoàng Nam, chi tiền cho VĐV này du đấu và phát triển, nên có quyền quyết định chuyện Lý Hoàng Nam tham dự hoặc không tham dự giải đấu nào.
Trong khi đó, phía VTF nêu ra quan điểm mỗi VĐV phải có nghĩa vụ khoác áo đội tuyển quốc gia, làm nhiệm vụ quốc tế, phải lên đội tuyển khi được VTF triệu tập, đặc biệt là ở giải đấu quan trọng như giải quần vợt đồng đội nam thế giới Davis Cup.
Đây cũng không phải là lần đầu Lý Hoàng Nam nói riêng, cũng như HLV Trần Đức Quỳnh và CLB Becamex Bình Dương mà anh đang khoác áo nói chung từ chối lời mời khoác áo đội tuyển, nên VTF xem đó là hành động tẩy chay.
Đáng nói hơn nữa là 2 bên chưa có bên nào có dấu hiệu nhượng bộ, bên nào cũng cương quyết bảo vệ quan điểm của mình.
Lý Hoàng Nam đối diện với án phạt nặng
Phía VTF, cụ thể là Tổng thu ký Nguyễn Quốc Kỳ cho biết họ đang tính đến khả năng sẽ cấm Lý Hoàng Nam thi đấu 3 năm, ở các giải đấu nằm trong hệ thống giải do VTF tổ chức.
Theo ông Kỳ thì mỗi VĐV ngoài trách nhiệm với CLB chủ quản, còn phải có trách nhiệm với đội tuyển quốc gia. Bên cạnh đó, việc Lý Hoàng Nam nhiều lần từ chối khoác áo đội tuyển mà không bị kỷ luật có thể tạo ra tiền lệ xấu.
Dù vậy, ngay khi đối diện với án kỷ luật nặng nhằm vào Lý Hoàng Nam, phía CLB Becamex Bình Dương và HLV Trần Đức Quỳnh vẫn tiếp tục nói cứng, không đưa Hoàng Nam lên tuyển, đồng thời viện dẫn một số trường hợp các VĐV quần vợt nhà nghề không khoác áo đội tuyển nước họ dự Fed Cup (giải quần vợt đồng đội nữ thế giới) hay Davis Cup, vì những lý do khác nhau.
Dù vậy, cách viện dẫn này khó thuyết phục được VTF và Tổng cục TDTT, bởi câu chuyện Lý Hoàng Nam cùng đơn vị chủ quản của mình tẩy chay đội tuyển là câu chuyện không phải xảy ra lần đầu.
Nếu VĐV nào cũng từ chối lên tuyển theo cách đó mà không bị kỷ luật thì còn đâu là kỷ cương của đội tuyển? Kỷ cương của một Liên đoàn cấp quốc gia và của một bộ môn thuộc một ngành?
Nếu Lý Hoàng Nam bỏ đội tuyển dễ dàng, thì lấy gì để chắc chắn rằng nhiều VĐV khác cũng bỏ đội tuyển vì mục đích cá nhân. Khi đó, còn gì là một đội tuyển đại diện cho một quốc gia?
Trường hợp các VĐV được viện dẫn không thi đấu cho đội tuyển nước họ tại Fed Cup hay Davis Cup chỉ là số nhỏ, trong một số thời điểm cụ thể. Ngoài ra, ngay ở quần vợt nhà nghề, cũng có hàng loạt ngôi sao sáng khoác áo đội tuyển nước họ làm nên thành công tại Davis Cup, dù so về danh vọng hay tiền bạc, đánh Davis Cup không sinh lợi cho VĐV nhiều như tỏa sáng ở các kỳ Grand Slam.
Chỉ khổ cho Lý Hoàng Nam, việc bỏ đội tuyển có thể không phải là chủ ý của VĐV này, nhưng bản thân anh có thể chịu thiệt vì sự cố chấp của người lớn.
Kim Điền