Khi thầy trò HLV Miura bị coi là cửa dưới
(Dân trí) - So với đội tuyển của các năm trước, đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) trong tay HLV Miura không được đánh giá cao bằng, chủ yếu là do chất lượng con người kém đi. Nhưng việc bị đặt vào thế cửa dưới không phải là không có lợi.
Sự tương đồng giữa Miura và Calisto
Dĩ nhiên, mỗi đời HLV mỗi phong cách, nhưng đâu đó vẫn những nét tương đồng giữa đội tuyển của HLV Miura hiện nay và đội tuyển của Calisto năm 2008.
Trước AFF Cup cách nay 6 năm, đoàn quân của HLV Calisto cũng không hề được đánh giá cao. Họ bước vào chiến dịch tranh cúp vô địch Đông Nam Á với chuỗi 11 trận liền không thắng. Họ bắt đầu giải bằng thất bại 0-2 trước Thái Lan và đứng trước nguy cơ bị loại ngay sau trận đầu tiên ấy.
Nhiều người cho rằng, đội tuyển Việt Nam năm đó chỉ đá hay từ trận bán kết lượt về. Còn trước đó, nói đội tuyển của HLV Calisto may mắn cũng được mà nói họ gồng lên đá vì sự tự ái cũng không sai.
Hồi đấy, sau trận thua Thái Lan ở đảo Phuket ngay trận đầu vòng bảng, đoàn quân trong tay HLV Calisto bị chỉ trích dữ dội. Hồi đấy, người ta không thay ông Calisto đơn giản vì không thể thay tướng giữa dòng, sợ ảnh hưởng đến lòng quân.
Nhưng rồi trong hoàn cảnh không được ai đánh giá cao, toàn đội đã chơi một thứ bóng đá rất quả cảm, họ đá bằng tất cả sự tự ái nghề nghiệp, rằng họ không phải là thế hệ cầu thủ bỏ đi. Họ đá để chứng tỏ cho cả làng cầu thấy rằng họ không đáng bị chỉ trích và đá để cho mọi người thấy họ không đến nỗi vô dụng.
Điểm tương đồng lớn nhất giữa thế hệ ĐTVN vô địch AFF Cup 2008 với thế hệ hiện tại của HLV Miura nằm ở chỗ đó. Không ai tin thế hệ hiện nay sẽ thành công, kể cả một số quan chức đang quản lý đội tuyển, quản lý nền bóng đá. Tất cả hy vọng của toàn bộ nền bóng đá trước đó đã được dồn cho lứa U19 của bầu Đức. Điều đó không ít thì nhiều khiến các cầu thủ thấy tự ái và rõ ràng là họ từng kêu gọi đừng so sánh họ với lứa U19 ấy nữa!
Sự tự ái của một thế hệ
Người ta càng so sánh ĐTVN với đội tuyển U19 thì càng làm cho các cầu thủ trong tay HLV Miura có thêm động lực để chứng tỏ mình. Trong trận đấu với Indonesia, họ đá thứ bóng đá như thể hoặc phải chiến thắng, hoặc phải mãi mãi cúi đầu đứng sau thế hệ U19 của bầu Đức.
Bỏ qua những lỗi lầm cá nhân trong 2 bàn thua, các học trò của HLV Miura hôm qua đã chơi một thứ bóng đá hiếm thấy nơi các đội bóng Việt Nam nhiều năm nay.
Hồi đấy, HLV Calisto chưa chắc được đánh giá cao ở khả năng bày binh bố trận, nhưng người ta vẫn xem ông là bậc thầy ở khả năng kích thích tinh thần của các học trò, giúp cho từng người tự tin phát huy những điểm mạnh nhất của chính mình.
HLV Miura cũng đang làm được điều đó. Ông đang xây dựng một đội bóng không có ngôi sao, cũng không có tư tưởng công thần. Vị HLV người Nhật chỉ sử dụng tiền đạo nổi tiếng cỡ Lê Công Vinh lúc ông thấy cần dùng, ông sẵn sàng cất luôn tiền vệ số 1 Việt Nam Lê Tấn Tài nhằm phục vụ mục đích về mặt chiến thuật.
Vị HLV người Nhật đang truyền sự tự tin cho những cầu thủ vốn lâu nay không được đánh giá cao như Ngọc Hải, Huy Hùng, Hải Anh, Xuân Thành… Chính ông Miura đưa những cầu thủ ấy từ chốn vô danh ra sân chơi AFF Cup, trước khi truyền cho họ niềm tin rằng họ hoàn toàn có thể cán đáng đội tuyển.
Cũng HLV Miura đã quyết liệt từ chối gọi các cầu thủ U19 vào ĐTVN dự AFF Cup, để bảo vệ những học trò mà ông tin tưởng. Cần phải tôn trọng vị HLV người Nhật ở điểm này, bởi bất cứ HLV nào cũng có quan điểm chuyên môn riêng, cách bảo vệ cầu thủ riêng.
Nếu vị HLV người Nhật xáo trộn ĐTVN ngay trước thềm AFF Cup bằng vài cái tên được người ta gây sức ép để cố đưa vào đội tuyển quốc gia, có lẽ các học trò của ông đã có thể ức chế và không thể chơi một thứ bóng đá quả cảm đến vậy.
Sự lăn xả của các cầu thủ là điều mà HLV Miura cần nhất vào lúc này, cho dù thế hệ mà ông đang dẫn dắt không phải là thế hệ giỏi về mặt chuyên môn xét trên từng cá nhân, hay được đánh giá cao về khả năng. Dù vậy, đôi khi đá ở thế kèo dưới cũng có cái hay riêng!
Dĩ nhiên, mỗi đời HLV mỗi phong cách, nhưng đâu đó vẫn những nét tương đồng giữa đội tuyển của HLV Miura hiện nay và đội tuyển của Calisto năm 2008.
Trước AFF Cup cách nay 6 năm, đoàn quân của HLV Calisto cũng không hề được đánh giá cao. Họ bước vào chiến dịch tranh cúp vô địch Đông Nam Á với chuỗi 11 trận liền không thắng. Họ bắt đầu giải bằng thất bại 0-2 trước Thái Lan và đứng trước nguy cơ bị loại ngay sau trận đầu tiên ấy.
Nhiều người cho rằng, đội tuyển Việt Nam năm đó chỉ đá hay từ trận bán kết lượt về. Còn trước đó, nói đội tuyển của HLV Calisto may mắn cũng được mà nói họ gồng lên đá vì sự tự ái cũng không sai.
Hồi đấy, sau trận thua Thái Lan ở đảo Phuket ngay trận đầu vòng bảng, đoàn quân trong tay HLV Calisto bị chỉ trích dữ dội. Hồi đấy, người ta không thay ông Calisto đơn giản vì không thể thay tướng giữa dòng, sợ ảnh hưởng đến lòng quân.
ĐTVN đá như thể chứng minh cho người ta thấy họ đáng được tôn trọng (ảnh: Gia Hưng)
Nhưng rồi trong hoàn cảnh không được ai đánh giá cao, toàn đội đã chơi một thứ bóng đá rất quả cảm, họ đá bằng tất cả sự tự ái nghề nghiệp, rằng họ không phải là thế hệ cầu thủ bỏ đi. Họ đá để chứng tỏ cho cả làng cầu thấy rằng họ không đáng bị chỉ trích và đá để cho mọi người thấy họ không đến nỗi vô dụng.
Điểm tương đồng lớn nhất giữa thế hệ ĐTVN vô địch AFF Cup 2008 với thế hệ hiện tại của HLV Miura nằm ở chỗ đó. Không ai tin thế hệ hiện nay sẽ thành công, kể cả một số quan chức đang quản lý đội tuyển, quản lý nền bóng đá. Tất cả hy vọng của toàn bộ nền bóng đá trước đó đã được dồn cho lứa U19 của bầu Đức. Điều đó không ít thì nhiều khiến các cầu thủ thấy tự ái và rõ ràng là họ từng kêu gọi đừng so sánh họ với lứa U19 ấy nữa!
Sự tự ái của một thế hệ
Người ta càng so sánh ĐTVN với đội tuyển U19 thì càng làm cho các cầu thủ trong tay HLV Miura có thêm động lực để chứng tỏ mình. Trong trận đấu với Indonesia, họ đá thứ bóng đá như thể hoặc phải chiến thắng, hoặc phải mãi mãi cúi đầu đứng sau thế hệ U19 của bầu Đức.
Bỏ qua những lỗi lầm cá nhân trong 2 bàn thua, các học trò của HLV Miura hôm qua đã chơi một thứ bóng đá hiếm thấy nơi các đội bóng Việt Nam nhiều năm nay.
Hồi đấy, HLV Calisto chưa chắc được đánh giá cao ở khả năng bày binh bố trận, nhưng người ta vẫn xem ông là bậc thầy ở khả năng kích thích tinh thần của các học trò, giúp cho từng người tự tin phát huy những điểm mạnh nhất của chính mình.
HLV Miura cũng đang làm được điều đó. Ông đang xây dựng một đội bóng không có ngôi sao, cũng không có tư tưởng công thần. Vị HLV người Nhật chỉ sử dụng tiền đạo nổi tiếng cỡ Lê Công Vinh lúc ông thấy cần dùng, ông sẵn sàng cất luôn tiền vệ số 1 Việt Nam Lê Tấn Tài nhằm phục vụ mục đích về mặt chiến thuật.
Vị HLV người Nhật đang truyền sự tự tin cho những cầu thủ vốn lâu nay không được đánh giá cao như Ngọc Hải, Huy Hùng, Hải Anh, Xuân Thành… Chính ông Miura đưa những cầu thủ ấy từ chốn vô danh ra sân chơi AFF Cup, trước khi truyền cho họ niềm tin rằng họ hoàn toàn có thể cán đáng đội tuyển.
Cũng HLV Miura đã quyết liệt từ chối gọi các cầu thủ U19 vào ĐTVN dự AFF Cup, để bảo vệ những học trò mà ông tin tưởng. Cần phải tôn trọng vị HLV người Nhật ở điểm này, bởi bất cứ HLV nào cũng có quan điểm chuyên môn riêng, cách bảo vệ cầu thủ riêng.
Nếu vị HLV người Nhật xáo trộn ĐTVN ngay trước thềm AFF Cup bằng vài cái tên được người ta gây sức ép để cố đưa vào đội tuyển quốc gia, có lẽ các học trò của ông đã có thể ức chế và không thể chơi một thứ bóng đá quả cảm đến vậy.
Sự lăn xả của các cầu thủ là điều mà HLV Miura cần nhất vào lúc này, cho dù thế hệ mà ông đang dẫn dắt không phải là thế hệ giỏi về mặt chuyên môn xét trên từng cá nhân, hay được đánh giá cao về khả năng. Dù vậy, đôi khi đá ở thế kèo dưới cũng có cái hay riêng!
Kim Điền