Huyền thoại Tam Lang, giải fair-play và đạo đức cầu thủ nội
(Dân trí) - Giải thưởng fair-play năm nay được công bố trong bối cảnh làng cầu cả nước hướng về huyền thoại Tam Lang – biểu tượng của bóng đá đẹp. Nhưng cũng trong những ngày này, giới bóng đá không khỏi lên án thói bạo lực của giới cầu thủ bây giờ…
Phú quý giật lùi
Cả cuộc đời đá bóng và làm bóng đá của ông Tam Lang, người ta không chỉ nể phục ông ở tài chơi bóng, tài huấn luyện, mà người nể ông nhất ở tư cách con người, của thứ bóng đá vị nghệ thuật.
Người ta nể ông vì ông ra sân trước hết để tôn trọng đối thủ, để đá thắng không bằng bạo lực mà bằng tài năng, bằng kỹ thuật và bằng lối chơi đầu óc. Ông chính là hiện thân của bóng đá đẹp, của bóng đá cao thượng.
Giải thưởng fair-play ra đời cách nay 3 năm cũng để tôn vinh cho thứ bóng đá ấy. Đấy cũng chính là lý do mà ngay từ khi giải thưởng này ra đời, những nhà tổ chức và những người đề ra ý tưởng về giải thưởng này, luôn xem huyền thoại Tam Lang là một trong những biểu tượng lớn nhất.
Riêng năm nay, giải thưởng được tổ chức trong bối cảnh mà làng cầu cả nước đang hướng về huyền thoại Tam Lang, ngay lúc ông đã vĩnh viễn đi xa.
Ấy thế mà điều rất đáng buồn ở chỗ giới bóng đá trong nước, cụ thể là giới cầu thủ bây giờ gần như chẳng mấy ai noi theo tấm gương của ông Tam Lang.
Bạo lực sân cỏ tràn lan, cầu thủ bây giờ nhiều người ra sân không phải là để phô diễn kỹ thuật, không phải đá bóng vì sự tận hiếng, mà có cảm giác họ ra sân trước hết để ngăn cản đối phương chơi bóng, thậm chí sẵn sàng triệt hạ đối thủ.
Thời ông Tam Lang, ông làm gì có kiểu vào bóng bằng cách phi cả 2 chân vào người đối phương như Đình Đồng (SL Nghệ An) đã làm như thế để đá gãy chân Anh Hùng (HV.An Giang)?
Thời ông Tam Lang, làm gì có cảnh ông cởi phăng áo đấu, khoe hình xăm thân thể, rồi hung hăng đòi hành hung trọng tài như Đinh Tiến Thành (Hải Phòng) đã làm?
Cũng vào thời ông Tam Lang, làm gì có kiểu ông dùng nắm đấm để nói chuyện trên sân, như cảnh cầu thủ Hải Phòng và Hà Nội T&T thoi túi bụi vào nhau mới đây?
Thời bây giờ, cầu thủ sướng hơn, sung túc hơn, nhưng dường như đạo đức nghề nghiệp thì tệ hơn. Ý thức tôn trọng đồng nghiệp của họ cũng giảm đi. Họ cũng không học các bậc tiền nhân ở cái hay, cái đẹp, mà toàn bị vấy bẩn bởi những mặt trái của xã hội.
Con hư tại mẹ, trò hư tại thầy
Cũng nhân nói về ông Tam Lang, người ta nhắc nhiều về ông, về cái di sản đồ sộ mà ông để lại cho bóng đá, mà cụ thể nhất là hình ảnh sừng sững của Cảng Sài Gòn năm nào.
Họ có thể chưa phải là đội bóng mạnh nhất lịch sử bóng đá Việt Nam, cũng chưa phải là CLB giàu truyền thống nhất, nhưng chắc chắn họ là đội bóng đá đẹp nhất nước. Cầu thủ của Cảng Sài Gòn qua nhiều thế hệ cũng nổi tiếng là lịch lãm nhất trên sân bóng.
Cảng Sài Gòn có được tiếng thơm ấy nhờ vào bàn tay của ông Tam Lang. Bởi ông đàng hoàng nên ông dạy học trò rất đàng hoàng. Cựu thủ môn đội tuyển quốc gia Nguyễn Hồng Phẩm kể lại rằng chính thầy Tam Lang đã dạy anh phải biết tôn trọng đối thủ, tôn trọng đồng nghiệp.
Ở Cảng Sài Gòn ngày ấy, học trò của ông Tam Lang mà đá láo với đối phương, chưa cần trọng tài hay Ban kỷ luật trừng phạt, họ đã bị chính ông rầy la rồi.
Bây giờ, thử hỏi còn mấy HLV bóng đá đỉnh cao được như thế? Bây giờ, còn mấy người thầy bóng đá nghiêm khắc với học trò của mình, dạy cho học trò ý thức tôn trọng đồng nghiệp?
Hay bây giờ, cứ hễ trò sai là thầy lại bênh chầm chập, như kiểu SL Nghệ An từng bao biện cho Đình Đồng sau hành vi rợn tóc gáy nhằm vào Anh Hùng, trước đó nữa là họ bao biện cho Huy Hoàng sau hành động quái gỡ khi mất tự chủ khi lái xe ở Thanh Hóa.
Bây giờ, người ta thấy hình ảnh cả đội Hải Phòng hùng hổ kéo đến trụ sở của VFF, VPF đòi công bằng cho mình sau trận cầu bạo lực. Nhưng họ có bao giờ tự hỏi đội Hải Phòng của chính họ đang chơi một thứ bóng đá như thế nào không?
Rằng biết bao nhiêu trận cầu đã qua, cầu thủ Hải Phòng đã làm bị thương biết bao nhiêu đồng nghiệp trên sân bóng vì lối đá bạo lực. Khi đó, đâu là công bằng cho các đội bóng từng lạ nạn nhân của chính Hải Phòng?
Cả cuộc đời đá bóng và làm bóng đá của ông Tam Lang, người ta không chỉ nể phục ông ở tài chơi bóng, tài huấn luyện, mà người nể ông nhất ở tư cách con người, của thứ bóng đá vị nghệ thuật.
Người ta nể ông vì ông ra sân trước hết để tôn trọng đối thủ, để đá thắng không bằng bạo lực mà bằng tài năng, bằng kỹ thuật và bằng lối chơi đầu óc. Ông chính là hiện thân của bóng đá đẹp, của bóng đá cao thượng.
Giải thưởng fair-play ra đời cách nay 3 năm cũng để tôn vinh cho thứ bóng đá ấy. Đấy cũng chính là lý do mà ngay từ khi giải thưởng này ra đời, những nhà tổ chức và những người đề ra ý tưởng về giải thưởng này, luôn xem huyền thoại Tam Lang là một trong những biểu tượng lớn nhất.
Cầu thủ bây giờ không mấy người biết học theo cái hay của các bậc tiền nhân
Riêng năm nay, giải thưởng được tổ chức trong bối cảnh mà làng cầu cả nước đang hướng về huyền thoại Tam Lang, ngay lúc ông đã vĩnh viễn đi xa.
Ấy thế mà điều rất đáng buồn ở chỗ giới bóng đá trong nước, cụ thể là giới cầu thủ bây giờ gần như chẳng mấy ai noi theo tấm gương của ông Tam Lang.
Bạo lực sân cỏ tràn lan, cầu thủ bây giờ nhiều người ra sân không phải là để phô diễn kỹ thuật, không phải đá bóng vì sự tận hiếng, mà có cảm giác họ ra sân trước hết để ngăn cản đối phương chơi bóng, thậm chí sẵn sàng triệt hạ đối thủ.
Thời ông Tam Lang, ông làm gì có kiểu vào bóng bằng cách phi cả 2 chân vào người đối phương như Đình Đồng (SL Nghệ An) đã làm như thế để đá gãy chân Anh Hùng (HV.An Giang)?
Thời ông Tam Lang, làm gì có cảnh ông cởi phăng áo đấu, khoe hình xăm thân thể, rồi hung hăng đòi hành hung trọng tài như Đinh Tiến Thành (Hải Phòng) đã làm?
Cũng vào thời ông Tam Lang, làm gì có kiểu ông dùng nắm đấm để nói chuyện trên sân, như cảnh cầu thủ Hải Phòng và Hà Nội T&T thoi túi bụi vào nhau mới đây?
Thời bây giờ, cầu thủ sướng hơn, sung túc hơn, nhưng dường như đạo đức nghề nghiệp thì tệ hơn. Ý thức tôn trọng đồng nghiệp của họ cũng giảm đi. Họ cũng không học các bậc tiền nhân ở cái hay, cái đẹp, mà toàn bị vấy bẩn bởi những mặt trái của xã hội.
Con hư tại mẹ, trò hư tại thầy
Cũng nhân nói về ông Tam Lang, người ta nhắc nhiều về ông, về cái di sản đồ sộ mà ông để lại cho bóng đá, mà cụ thể nhất là hình ảnh sừng sững của Cảng Sài Gòn năm nào.
Họ có thể chưa phải là đội bóng mạnh nhất lịch sử bóng đá Việt Nam, cũng chưa phải là CLB giàu truyền thống nhất, nhưng chắc chắn họ là đội bóng đá đẹp nhất nước. Cầu thủ của Cảng Sài Gòn qua nhiều thế hệ cũng nổi tiếng là lịch lãm nhất trên sân bóng.
Cảng Sài Gòn có được tiếng thơm ấy nhờ vào bàn tay của ông Tam Lang. Bởi ông đàng hoàng nên ông dạy học trò rất đàng hoàng. Cựu thủ môn đội tuyển quốc gia Nguyễn Hồng Phẩm kể lại rằng chính thầy Tam Lang đã dạy anh phải biết tôn trọng đối thủ, tôn trọng đồng nghiệp.
Ở Cảng Sài Gòn ngày ấy, học trò của ông Tam Lang mà đá láo với đối phương, chưa cần trọng tài hay Ban kỷ luật trừng phạt, họ đã bị chính ông rầy la rồi.
Bây giờ, thử hỏi còn mấy HLV bóng đá đỉnh cao được như thế? Bây giờ, còn mấy người thầy bóng đá nghiêm khắc với học trò của mình, dạy cho học trò ý thức tôn trọng đồng nghiệp?
Hay bây giờ, cứ hễ trò sai là thầy lại bênh chầm chập, như kiểu SL Nghệ An từng bao biện cho Đình Đồng sau hành vi rợn tóc gáy nhằm vào Anh Hùng, trước đó nữa là họ bao biện cho Huy Hoàng sau hành động quái gỡ khi mất tự chủ khi lái xe ở Thanh Hóa.
Bây giờ, người ta thấy hình ảnh cả đội Hải Phòng hùng hổ kéo đến trụ sở của VFF, VPF đòi công bằng cho mình sau trận cầu bạo lực. Nhưng họ có bao giờ tự hỏi đội Hải Phòng của chính họ đang chơi một thứ bóng đá như thế nào không?
Rằng biết bao nhiêu trận cầu đã qua, cầu thủ Hải Phòng đã làm bị thương biết bao nhiêu đồng nghiệp trên sân bóng vì lối đá bạo lực. Khi đó, đâu là công bằng cho các đội bóng từng lạ nạn nhân của chính Hải Phòng?
Trọng Vũ