Đâu là nguyên nhân dẫn đến bạo lực trên sân cỏ ở V-League?
(Dân trí) - Trọng tài sai sót dẫn đến bạo lực sân cỏ là điều rõ ràng. Nhưng một khía cạnh khác không thể không nhắc đến đó là vai trò của các giám sát. Dư luận thắc mắc rằng họ đã báo cáo những gì mà công tác trọng tài không được chấn chỉnh kịp lúc?
Giám sát không thể vô can
Bạo lực sân cỏ có lẽ đã bớt đi nếu như các trọng tài làm việc thực sự nghiêm túc. Nếu như hành vi đá láo của giới cầu thủ được xử lý cương quyết bằng những chiếc thẻ kịp thời, thì hành vi ấy đã không đến mức leo thang thành bạo lực, thành các pha phi thân lao vào đối phương như phim… kung-fu.
Tương tự như thế, công tác trọng tài có lẽ đã nghiêm túc hơn, các sai sót, nhất là các sai sót trong việc bỏ sót lỗi, bỏ sót thẻ đã không vắt từ vòng này qua vòng khác, nếu các giám sát làm việc nghiêm túc.
Người ta thắc mắc ở chỗ không biết các giám sát đã báo cáo những gì mà những lỗi của trọng tài không được nhắc đến, không được mổ xẻ đến nơi đến chốn?
Ví như vụ Đình Đồng (SL Nghệ An) đạp gãy chân Anh Hùng (HV.An Giang), trọng tài Phùng Quốc Quân rõ ràng là bỏ sót thẻ. Chưa hết, cả tổ trọng tài cũng bỏ qua tình huống ghi bàn trong thế việt vị của cầu thủ SL Nghệ An, nhưng trong báo cáo của giám sát không phản ánh đầy đủ chuyện này.
Đấy cũng không thể nói là lỗi nhỏ, rõ ràng nếu gọi đúng từ thì giám sát trọng tài phạm vào lỗi thiếu tinh thần trách nhiệm, trước khi tạo ra hậu quả lớn.
Đấy là chưa tính đến khả năng ở đây liệu có sự bao che nào giữa giám sát và tổ trọng tài điều hành trận đấu hay không? Thành ra, đình chỉ làm nhiệm vụ giám sát trọng tài một hay một vài trận vẫn là quá nhẹ.
Chưa hết, báo cáo láo của giám sát trong các trận đấu SL Nghệ An – HV.An Giang, hay Hải Phòng – SHB Đà Nẵng ở vòng 7 chỉ là những sự việc nổi cộm nhất, theo kiểu không thể che đậy, chứ chưa phải là toàn bộ những yếu kém của đội ngũ giám sát.
Rõ ràng là từ đầu mùa đến giờ, sự cố sân cỏ quá nhiều, chứ không riêng gì vòng 7. Điều đó chứng tỏ, nhiều giám sát, nhất là giám sát trọng tài không làm đúng trách nhiệm là cánh tay nối dài của Ban trọng tài và BTC giải.
Đạo đức nghề nghiệp
Cũng giống như câu chuyện cầu thủ bây giờ đá láo, đá theo kiểu triệt hạ nhau và suy nghĩ quá đơn giản trong việc đá gãy chân đồng nghiệp, công tác trọng tài cũng đáng báo động ở mức tương tự.
VFF và VPF đã làm rất nhiều cách để thay đổi bản chất và thay đổi bộ mặt thiếu thiện cảm của dư luận khi nhìn vào giới trọng tài, nhưng giới này cho đến giờ vẫn không khác mấy so với thời điểm trước khi có những thay đổi, nếu như không muốn nói là tệ hơn.
Về phía VFF, họ đã mấy lần đổi người điều hành Ban trọng tài. Còn về phía VPF, họ đã làm đúng cam kết là cải thiện thu nhập đáng kể cho các trọng tài bắt chuyên nghiệp.
Hồi đấy, cả VFF và VPF đều đánh giá rằng thu nhập thấp dẫn đến chuyện các trọng tài phải “ăn” vào các đội bóng, trước khi dẫn đến những tiếng còi lệch lạc. Nhưng ngay cả khi thu nhập được cải thiện như bây giờ, dạng tiếng còi này cũng không hiếm.
Vậy thì chưa chắc vấn đề dừng ở chỗ thu nhập, cũng chưa chắc vấn đề nằm ở lãnh đạo Ban trọng tài, một khi chuyện trở thành sai sót có hệ thống và một khi câu chuyện bây giờ thuộc về bản chất của giới trọng tài.
Người ta không thể không băn khoăn khi công tác tuyển chọn đầu vào của giới trọng tài bây giờ quá sơ sài. Chất lượng trọng tài kém thì đã đành (số trọng tài FIFA ngày một giảm, riêng năm ngoái lần đầu tiên trong lịch sử, người đoạt “còi vàng” không phải là trọng tài FIFA), việc tuyển chọn sơ sài và qua loa còn khiến cho cấp trên khó kiểm soát trọng tài về nhiều mặt khác.
Một trong những vấn đề khó kiểm soát ấy cũng thể hiện qua việc người ta không hiểu bằng cách nào mà các trọng tài dù phạm sai sót nặng, vẫn cứ thoát khỏi báo cáo của các giám sát?
Thế nên, nếu đã đặt vấn đề về ý thức và về đạo đức nghề nghiệp của giới cầu thủ khi họ cứ đá láo với đồng nghiệp, thì cũng phải đặt vấn đề tương tự nơi đội ngũ trọng tài và các giám sát. Rằng họ có thật sự ý thức được rằng những việc họ đang làm có nguy cơ giết chết bóng đá hay không?
Bạo lực sân cỏ có lẽ đã bớt đi nếu như các trọng tài làm việc thực sự nghiêm túc. Nếu như hành vi đá láo của giới cầu thủ được xử lý cương quyết bằng những chiếc thẻ kịp thời, thì hành vi ấy đã không đến mức leo thang thành bạo lực, thành các pha phi thân lao vào đối phương như phim… kung-fu.
Tương tự như thế, công tác trọng tài có lẽ đã nghiêm túc hơn, các sai sót, nhất là các sai sót trong việc bỏ sót lỗi, bỏ sót thẻ đã không vắt từ vòng này qua vòng khác, nếu các giám sát làm việc nghiêm túc.
Người ta thắc mắc ở chỗ không biết các giám sát đã báo cáo những gì mà những lỗi của trọng tài không được nhắc đến, không được mổ xẻ đến nơi đến chốn?
Không hiểu các giám sát báo cáo kiểu gì mà trọng tài liên tục thoát án, theo kiểu con voi chui lọt lỗ kim?
Ví như vụ Đình Đồng (SL Nghệ An) đạp gãy chân Anh Hùng (HV.An Giang), trọng tài Phùng Quốc Quân rõ ràng là bỏ sót thẻ. Chưa hết, cả tổ trọng tài cũng bỏ qua tình huống ghi bàn trong thế việt vị của cầu thủ SL Nghệ An, nhưng trong báo cáo của giám sát không phản ánh đầy đủ chuyện này.
Đấy cũng không thể nói là lỗi nhỏ, rõ ràng nếu gọi đúng từ thì giám sát trọng tài phạm vào lỗi thiếu tinh thần trách nhiệm, trước khi tạo ra hậu quả lớn.
Đấy là chưa tính đến khả năng ở đây liệu có sự bao che nào giữa giám sát và tổ trọng tài điều hành trận đấu hay không? Thành ra, đình chỉ làm nhiệm vụ giám sát trọng tài một hay một vài trận vẫn là quá nhẹ.
Chưa hết, báo cáo láo của giám sát trong các trận đấu SL Nghệ An – HV.An Giang, hay Hải Phòng – SHB Đà Nẵng ở vòng 7 chỉ là những sự việc nổi cộm nhất, theo kiểu không thể che đậy, chứ chưa phải là toàn bộ những yếu kém của đội ngũ giám sát.
Rõ ràng là từ đầu mùa đến giờ, sự cố sân cỏ quá nhiều, chứ không riêng gì vòng 7. Điều đó chứng tỏ, nhiều giám sát, nhất là giám sát trọng tài không làm đúng trách nhiệm là cánh tay nối dài của Ban trọng tài và BTC giải.
Đạo đức nghề nghiệp
Cũng giống như câu chuyện cầu thủ bây giờ đá láo, đá theo kiểu triệt hạ nhau và suy nghĩ quá đơn giản trong việc đá gãy chân đồng nghiệp, công tác trọng tài cũng đáng báo động ở mức tương tự.
VFF và VPF đã làm rất nhiều cách để thay đổi bản chất và thay đổi bộ mặt thiếu thiện cảm của dư luận khi nhìn vào giới trọng tài, nhưng giới này cho đến giờ vẫn không khác mấy so với thời điểm trước khi có những thay đổi, nếu như không muốn nói là tệ hơn.
Về phía VFF, họ đã mấy lần đổi người điều hành Ban trọng tài. Còn về phía VPF, họ đã làm đúng cam kết là cải thiện thu nhập đáng kể cho các trọng tài bắt chuyên nghiệp.
Hồi đấy, cả VFF và VPF đều đánh giá rằng thu nhập thấp dẫn đến chuyện các trọng tài phải “ăn” vào các đội bóng, trước khi dẫn đến những tiếng còi lệch lạc. Nhưng ngay cả khi thu nhập được cải thiện như bây giờ, dạng tiếng còi này cũng không hiếm.
Vậy thì chưa chắc vấn đề dừng ở chỗ thu nhập, cũng chưa chắc vấn đề nằm ở lãnh đạo Ban trọng tài, một khi chuyện trở thành sai sót có hệ thống và một khi câu chuyện bây giờ thuộc về bản chất của giới trọng tài.
Người ta không thể không băn khoăn khi công tác tuyển chọn đầu vào của giới trọng tài bây giờ quá sơ sài. Chất lượng trọng tài kém thì đã đành (số trọng tài FIFA ngày một giảm, riêng năm ngoái lần đầu tiên trong lịch sử, người đoạt “còi vàng” không phải là trọng tài FIFA), việc tuyển chọn sơ sài và qua loa còn khiến cho cấp trên khó kiểm soát trọng tài về nhiều mặt khác.
Một trong những vấn đề khó kiểm soát ấy cũng thể hiện qua việc người ta không hiểu bằng cách nào mà các trọng tài dù phạm sai sót nặng, vẫn cứ thoát khỏi báo cáo của các giám sát?
Thế nên, nếu đã đặt vấn đề về ý thức và về đạo đức nghề nghiệp của giới cầu thủ khi họ cứ đá láo với đồng nghiệp, thì cũng phải đặt vấn đề tương tự nơi đội ngũ trọng tài và các giám sát. Rằng họ có thật sự ý thức được rằng những việc họ đang làm có nguy cơ giết chết bóng đá hay không?
Kim Điền