Đánh cắp…

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Ngày hôm qua có hai cái tin từ Thái Lan liên quan sát sườn với người Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>: đội cầu mây nữ bị đánh cắp hành lý và BTC chính thức lùi thời gian thi đấu môn bóng đá nam.</P>

Tin thứ nhất do chính thầy trò ông Hà Tùng Lập tâm sự: vào cuối tuần trước, tiền bạc và tư trang của 2 VĐV nữ đã không cánh mà bay. Sau khi trình báo cảnh sát, thủ phạm đã được lôi ra ánh sáng và thật khó tin khi đó chính là bà lái xe của đội.

 

Ông Lập đã rất khó xử bởi chuyến tập huấn này không liên quan gì đến BTC, mà do một tay ông dàn xếp từ quan hệ cá nhân ông. Chính vì thế, ông muốn coi đó là một “tai nạn” nhỏ và muốn xí xoá hết để vẹn cả đôi đường và không làm xáo trộn lộ trình chuẩn bị cho các cô học trò.

 

Tin thứ hai là kết quả của một chuỗi ngày tranh luận, cãi cọ và đăng đàn phê phán nhau giữa nước chủ nhà SEA Games 24 và phần còn lại của ĐNÁ. Cuối cùng thì số đông đã thắng và không còn đội bóng nào phải ra sân đá vào giờ Ngọ.

 

Câu chuyện quanh quả bóng SEA Games không phải là chủ đề mới lạ nếu nhìn lại những gì đã xảy ra trong quá trình chuẩn bị cho “hội làng” SEA Games năm nay. Phát pháo đầu tiên, nước chủ nhà đã hâm nóng “bầu không khí” SEA Games với vụ lùm xùm về bản quyền truyền hình.

 

BTC muốn xé lệ, mở ra một hướng kinh doanh để bù lại chi phí cho mình nhưng rốt cục đã không thắng nổi số đông đại diện cho quyền lợi của khán giả và đại diện cho tính xã hội hoá của thể thao ĐNÁ. Những cuộc họp (hoặc nói cuộc cãi vã cũng không sai) liên tiếp phải chốt lại bằng sự can thiệp từ chính phủ Thái Lan và ĐNÁ vui mừng với kết cục bản quyền miễn phí.

 

Kế đó là những “cải tiến” bất ngờ với quả cầu mây với tuyên bố để “cải thiện chất lượng quả cầu”. Một chuyên gia trong nghề đã phân tích: thêm những khứa cao su trên thân quả cầu đúng là cải tiến thật, nhưng cải tiến có thiện chí thì phải dành thời gian để các đối thủ bắt quen, chứ không phải “đùng một cái” hô cải tiến trước thềm giải đấu khiến các đội phải cuống cuồng chạy theo.

 

Chuyện tương tự cũng xảy ra với viên đạn bắn súng, nhưng may là cuối cùng những áp lực tập thể đã buộc nước chủ nhà nhượng bộ.

 

Có một kịch bản chung cho những “cải tiến” của nước chủ nhà là hầu tất các quyết định đưa ra đều mang tính thăm dò và sau khi “ăn đủ” sự phản ứng từ các đội khách thì vội vã rút lại.

 

Có lẽ, một nước thừa kinh nghiệm tổ chức các giải đấu lớn như Thái Lan không thể không hiểu cái gì nên làm, cái gì không nên và nên cho ai, không nên cho ai.

 

Nhưng họ vẫn đang muốn biến các quy định cho cuộc chơi của “vùng trũng” thành những cuộc mặc cả như người Việt Nam đi chợ mua cá. Những cuộc mặc cả đó cứ triền miên hết chuyện này đến chuyện khác và ai “rắn” hơn sẽ giành được nhiều quyền lợi hơn.

 

“Hội làng” SEA Games 24 chưa khởi động, nhưng nước chủ nhà đã đánh cắp niềm tin từ phần còn lại của khu vực, đánh cắp sự công bằng vốn, nên, cần và phải có của một cuộc đấu thể thao.

 

Sự đánh cắp đó còn nguy hại hơn gấp nhiều lần hành động đánh cắp của người phụ nữ lái xe cho đội cầu mây!

 

Thẻ Đỏ