Lịch sử các kỳ EURO (Kỳ 2)

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><SPAN style="mso-bidi-font-weight: bold">(Dân trí) - Sau một sự khởi đầu khó khăn, cuối cùng giải VĐ châu Âu cũng được tổ chức thành công. Số đội tham dự ngày càng tăng đã khẳng định uy tín của giải. Để đáp ứng được yêu cầu mới, từ kỳ thứ ba năm 1968, UEFA đã có những thay đổi quan trọng…<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>

 

 

Đổi mới… và khẳng định vị thế

 

Từ kỳ thứ ba (1968), giải được đổi tên thành “Giải VĐ châu Âu”. Cùng với nó, UEFA cũng quyết định bỏ hình thức phân cặp đấu loại trực tiếp.Thay vào đó, các đội tham dự vòng loại được chia thành 8 bảng, đấu chọn đội nhất bảng vào TK. Tiếp đó các đội sẽ đấu theo thể thức knock-out hai lượt đi/về để giành 4 suất vào vòng BK được tổ chức tại Italia.

 

Tại giải năm đó, số đội đăng ký tham dự tiếp tục tăng từ 29 lên 31. Lần đầu tiên trong lịch sử, Tây Đức cũng nộp đơn xin tham gia. Tuy nhiên đội bóng của Gerd Muller đã không thể qua mặt Nam Tư (cũ) và chấp nhận dừng chân ở vòng ngoài.

 

Với tư cách là ĐVKĐ TG, Anh được coi như một ƯCV nặng ký cho ngôi VĐ. Ngay ở vòng loại, Bobby Charlton cùng đồng đội đã gây rất nhiều chú ý khi… để thua Scotland 2-3 ngay tại Wembley trước khi thủ hòa 1-1 tại Hampden Park trong trận đấu có số CĐV kỷ lục, 130.711 người. Nhưng ở vòng TK, đội bóng xứ sở sương mù thực sự khẳng định sức mạnh với việc đánh bại ĐKVĐ TBN trong cả hai lượt trận.

 

May mắn đưa người Ý lên ngôi

 

Năm đó, dù là đội chủ nhà nhưng Italia không được đánh giá cao do thất bại tại World Cup 1966. Thế nhưng bản lĩnh cùng may mắn đã giúp họ làm nên bất ngờ. Để thua Bulgaria 2-3 ở TK lượt đi, đội bóng của Dino Zoff đã có một trận lượt về thuyết phục khi hạ đối phương 2-0 để giành quyền vào BK.

 

Đáng ngại đối thủ của họ lại là “gã khổng lồ” Liên Xô, đội từng VĐ năm 1960 và mới đánh bại Ý tại World Cup 1966. Một đội bóng Đông Âu khác là Nam Tư (cũ) cũng khẳng định sức mạnh khi hạ Pháp với tổng tỷ số 6-2.

 

Cục diện tại vòng BK thật hấp dẫn: Italia và Anh đại diện cho Tây Âu trong khi Liên Xô và Nam Tư đại diện cho đông Âu. Và ở trận BK đầu tiên giữa chủ nhà Italia và Liên Xô, kịch tính đã lên cao khi hai đội phải bước vào hiệp phụ sau 90 phút hòa 0-0. Vẫn không bên nào ghi được bàn thắng trong 30 phút sau đó có nghĩa là cả hai phải sẽ vào trò chơi may rủi nghiệt ngã… tung đồng xu.

 

Lịch sử các kỳ EURO (Kỳ 2) - 1

Italia lần đầu bước lên đỉnh cao châu Âu

 

Và may mắn đã mỉm cười với đội bóng áo thiên thanh! Ở trận BK còn lại, Nam Tư cũ trở thành niềm hy vọng của cả Đông Âu khi vượt qua ĐKVĐ TG Anh với tỷ số 1-0. Người ghi bàn thắng duy nhất là Dragan Džajić (86’).

 

Trong trận CK tại Rome, việc mất cả Giancarlo Bercellino và Gianni Rivera vì chấn thương khiến chủ nhà Italia gặp rất nhiều khó khăn. Màn trình diễn tệ hại của họ khiến các CĐV liên tục la ó, huýt sáo mỗi khi các cầu thủ cầm bóng. Trong khi đó, Nam Tư cũ tỏ ra rất nguy hiểm với các pha tấn công biên.

 

Đội khách là những người vượt lên dẫn trước với bàn thắng của Dragan Džajić (39’). Italia sau rất nhiều nỗ lực cũng tìm được bàn gỡ ở phút 80 nhờ pha sút phạt của Domenghini. Kết quả hòa buộc hai đội phải bước vào hiệp phụ. Nhưng không có bàn thắng nào được ghi và BTC quyết định tổ chức đá lại trận CK sau đó 2 ngày vì cho rằng việc tung đồng xu là quá nhạy cảm.

 

Trong trận đá lại, đội bóng áo thiên thanh đã có những thay đổi mạnh mẽ trong đội hình và bất ngờ chơi hoàn toàn lấn lướt. Họ nhanh chóng có được bàn mở tỷ số ở phút 12 do công của Luigi Riva trước khi hậu vệ Pietro Anastasi hoàn tất chiến thắng của đội nhà với một cú vô lê chính xác từ mép vạch 16m50 ở phút 31. Italia chính thức lên ngôi.

 

Thập kỷ 70, thập kỷ của người Tây Đức

 

Bóng đá châu Âu thập kỷ 70 chứng kiến sự thăng hoa của người Tây Đức. Có thể nói đây chính là thời kỳ hoàng kim của bóng đá Đức nói chung cho đến thời điểm này. Với những tên tuổi như Sepp Maier, Beckenbauer, Paul Breitner, Gerd Müller và Uli Hoeness Mannschafts được ví như “cỗ xe tăng” mạnh mẽ và bất khả chiến bại.

 

Sau lần đầu tham dự không mấy thành công, trong lần thứ hai góp mặt (năm 1972), Tây Đức đã khiến tất cả phải khuất phục. Bất bại ở vòng loại (4 thắng 2 hòa), “cỗ xe tăng” hùng dũng “nghiền nát” ĐT Anh ngay tại thánh địa Wembley với tỷ số 3-1 ở lượt đi với các bàn thắng của Uli Hoeness, Günter Netzer và “trọng pháo” Gerd Müller. Ở trận TK lượt về, một kết quả hòa 0-0 là quá đủ để họ có mặt tại ngày hội chính.

 

Lịch sử các kỳ EURO (Kỳ 2) - 2

Beckenbauer cùng đồng đội đã thống lĩnh thế giới bóng đá

 

Gặp chủ nhà Bỉ tại BK, một lần nữa Gerd Müller khiến mọi người phải nhắc đến tên mình khi lập cú đúp giúp đội nhà giành chiến thắng 2-1. Người kiến tạo cả hai bàn cho Muller chính là “hoàng đế” Franz Beckenbauer. Ở trận BK còn lại, Đông Âu phải chứng kiến cảnh gà nhà đá nhau khi Liên Xô loại Hungary với tỷ số 1-0.

 

Bước vào trận CK với “gã khổng lồ” Liên Xô, Tây Đức thực sự khẳng định mình là ông chủ mới của châu Âu khi đè bẹp đối phương 3 bàn không gỡ. Tiếp tục lập cú đúp ở trận đấu này Muller trở thành vua phá lưới của giải với 5 bàn thắng. Khi giải kết thúc bộ ba Beckenbauer, Netzer và Müller lần lượt giành 3 vị trí hàng đầu trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.

 

Chỉ 2 năm sau ngày VĐ EURO, Mannschaft vươn tới đỉnh cao thế giới với chức VĐ năm 1974. Thế nhưng bóng đá luôn tiềm ẩn những bất ngờ khó lường. Ở kỳ EURO tiếp theo được tổ chức năm 1976, dù vẫn còn trong đội hình rất nhiều tên tuổi lớn, “cỗ xe tăng” bất ngờ bị khựng lại bởi hiện tượng Tiệp Khắc (cũ) trong trận CK.

 

Lịch sử các kỳ EURO (Kỳ 2) - 3

Người Tiệp gây ngỡ ngàng cho toàn thế giới

 

Phải công nhận rằng việc Tiệp Khắc (cũ) đăng quang là khá bất ngờ nhưng cũng hoàn toàn xứng đáng. Để có mặt ở CK, họ đã qua mặt hàng loạt đối thủ như Anh (ở vòng bảng) Liên Xô (ở TK) và Hà Lan (ở BK).

 

Trong trận đấu cuối cùng với Tây Đức,  đội bóng đông Âu cũng chính là người vượt lên dẫn trước đến 2-0 nhờ các bàn thắng của Svehlik (8’) và Dobias (25’). Thế nhưng bản lĩnh và tinh thần Đức đã giúp “cỗ xe tăng” gỡ hòa ở phút cuối cùng. Các cầu thủ lập công là Dieter Müller (28’) và Hölzenbein (89’).

 

Kết quả hòa buộc hai đội phải phận định thắng thua bằng sút luân lưu. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử EURO, loạt “đấu súng” được sử dụng. Và áp lực quá lớn đã khiến Uli Hoeness sút vọt xà trong tình huống quyết định. Trong khi đó Antonín Panenka có pha sục bóng tinh tế vào giữa khung thành, giúp Tiệp Khắc (cũ) lần đầu tiên đăng quang!

 

>> Còn tiếp

 

Thanh Tùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm