Đừng có biểu diễn kỹ thuật ở Brazil!

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Một trong số những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của World Cup 2002 là khi anh chàng Denilson trong màu áo vàng xanh dắt bóng chạy lòng vòng về góc sân, kéo theo cả một nửa đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ…</P>

Brazil dẫn trước 1-0 khi trận bán kết đi vào những giây cuối cùng, những CĐV áo vàng xanh và cả những tay bình luận viên trực tiếp đều hét vang, ngợi ca màn trình diễn kỹ thuật của Denilson như trò ma thuật đẳng cấp, đặc sản của bóng đá Brazil…

 

Nhưng khi những người Brazil đóng vai trò kẻ chịu trận trước những trò nhảy múa, họ chẳng hề thấy dễ chịu hay hứng thú chút nào. Nếu Denilson thực hiện những động tác kỹ thuật đỉnh cao đó tại đất nước của mình, có đến 90% trận đấu sẽ được tiếp nối bằng một cuộc ẩu đả, và không ai biết được hậu quả sẽ tồi tệ đến mức nào…

 

Đó là một sự thực mà những người yêu bóng đá Brazil chẳng thế tin được: Ở đất nước từng sản sinh ra những ông Vua Pele và “vũ công chân lệch” Garrincha, sử dụng kỹ thuật cá nhân khi chơi bóng lại thường bị coi là một sự khiêu khích đối phương, là không fair-play hay thậm chí là một hành động hạ nhục nhân phẩm của “nạn nhân”!

………… 

 

Kèm theo những pha trình diễn kỹ thuật là màn "chặt chém" của đối phương trong trận Corinthians và Palmeiras (1999).

 

Corinthians và Palmeiras có một lịch sử “thù hằn” khá khốc liệt - chỉ cần vài lời khiêu khích trên khán đài là có thể dẫn đến một vụ xô xát lớn. Hay chỉ là vài màn Samba dưới sân:

 

Trở lại năm 1999, hai đội gặp nhau trong 2 trận đi về, chung kết Paulista. Trận lượt về, Corinthians dẫn trước đến 3 bàn khi chỉ còn vài phút, tiền đạo Edilson cảm thấy giờ đã là lúc dành cho một vài nét truyền thống Brazil và quyết định trình diễn một điệu Samba với trái bóng.

 

Đang thua, lại bị biến thành trò hề, các cầu thủ Palmeiras lao vào Edilson, đuổi theo anh dọc sân bóng. Một vụ “ác đấu” nổ ra, cầu thủ hai bên thi nhau trao đổi những cú đấm móc, những cú song phi, cả karate, judo và nhiều môn võ khác, và trọng tài phải hủy trận đấu…

 

Edilson không làm gì vi phạm luật bóng đá, và chỉ là nạn nhân của cuộc rượt đuổi, nhưng chỉ một ngày sau anh đã nhận hình phạt còn lớn hơn hình phạt dành cho những kẻ “đấu võ” với nhau: HLV đội tuyển Brazil khi đó, Vanderlei Luxemburgo, quyết định loại Edilson khỏi ĐTQG, khiến chàng tiền đạo tài hoa này ko được dự Copa America cũng như bất kỳ một giải đấu lớn nào.

 

Kể từ đó, trên đất nước của quá nhiều vũ công này, cái ranh giới vốn mong manh giữa 2 khái niệm “rê rắt chính đáng” và “hạ nhục đối thủ” càng trở nên mỏng mảnh hơn bao giờ hết.

…………….

 

Năm 2002, thêm một sự vụ khiến người ta phải ôm bụng cười xảy ra trong trận đấu giữa Coritiba và Santos. Jaba, tiền đạo của Coritiba, ngoáy bóng qua lại trước mặt một vài cầu thủ Santos, và … được hưởng một quả phạt!

 

“Theo luật, một cầu thủ không được gây nguy hiểm cho đối phương hoặc bản thân anh ta,” trọng tài Leonardo Gaciba giải thích sau trận đấu. “Tôi quyết định thổi phạt để bảo vệ Jaba. Nếu không, sau đó cậu ấy bị đối phương đốn gãy giò, người ta sẽ bu vào tôi mà nói rằng tôi không chịu ngăn chặn bạo lực”… 

 


Một trong những pha đảo bóng thường thấy ở Robinho
khi còn khoác áo CLB Santos.

 

2002 cũng là năm mà Robinho, ngôi sao hiện nay của Real Madrid, bắt đầu “phát tiết” tài năng, và cùng với đó là vô vàn những nguy cơ, những dọa nạt.

 

“Các đồng đội của tôi đều phát điên, họ liên tục bị lừa qua” thủ môn của Gremio, Darlei, nói sau một trận thua 0-3 trước Santos của Robinho, “may cho Robinho là chúng tôi đã kiềm chế, và cậu ấy được lành lặn rời sân”.

 

Một cựu cầu thủ Santos khác, tiền vệ Edu, từng khiến các hàng thủ ở Brazil “thất điên bát đảo” hồi những năm 70, ngao ngán: “Rê bóng là một cách để đem lại cảm hứng tấn công cho cả đội. Những cú lừa bóng thông minh là rất cần thiết với vẻ đẹp của bóng đá, nhưng ngày nay cả những điều đó cũng có nguy cơ bị hủy hoại”.

 

“Vấn đề là ở chỗ bóng đá hiện đại có quá ít những người làm được điều đó. Khi một cầu thủ có kỹ thuất siêu đẳng nổi lên, anh ta ngay lập tức bị ganh tị và chà đạp. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chưa từng nghe một ai phàn nàn về việc mình sử dụng kỹ thuật cả”, Edu kết luận.

 

Trung Kiên