Vũ khí nào giúp Armata T-14 dễ dàng "bắt nạt" xe tăng Mỹ?
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của Nga có thể bắn tênlửa chống tăng nhằm vào mục tiêu ở khoảng cách lên tới 12km. Điều này giúp choArmata T-14 có tầm bắn gần gấp đôi phiên bản xe tăng hiện đại nhất của Mỹ hiệnnay là M1A2 SEP V3.
Đặc biệt, một điểm khác khiến loại xe tăng của Nga trở nên nguy hiểm là khả năng tấn công ở tầm xa lên tới 12km.
Trong nhiều năm qua, Nga đã trang bị cho các xe tăng của mình tên lửa dẫn đường bằng laser có thể khai hỏa trực tiếp từ pháo chính. Thế hệ tên lửa đầu tiên là 9M112 Kobra HEAT, được trang bị trên các xe tăng T-80. Kobra có tầm bắn 4km và xuyên thủng được lớp giáp dày 70cm.
Tên lửa cùng loại đang phổ biến hiện nay của Nga là 9M119 Reflecks có tầm bắn 5km và xuyên được lớp giáp dày 90cm.
T-14 ban đầu sẽ được trang bị phiên bản cải tiến của Reflecks là 9M119M1, tuy nhiên, một loại tên lửa mới có tên 3UBK21 Sprinter đang được lên kế hoạch và có tầm bắn lên tới 12km. Khả năng xuyên giáp của nó chưa được tiếp lộ nhưng ít nhất cũng phải ngang tên lửa Reflecks.(Ảnh Armata T-14)
Có thể so sánh, khẩu pháo M256 120mm của M1A2 Abrams hiện nay chỉ có tầm bắn từ 3 đến 4km, tức là theo lí thuyết, nếu đối đầu nhau, T-14 có thể dễ dàng tiêu diệt M1A2 từ xa, ngay cả khi không nằm trong tầm bắn của xe tăng Mỹ. (Ảnh xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ)
Tuy nhiên, thực tế chiến tranh lại vô cùng khác biệt, rất ít chiến trường nào trên mặt đất lại có 2 vật thể cách nhau lên tới 12km.
Các chướng ngại vật như cây cối, nhà cửa hay đất đá có thể khiến tầm nhìn bị che khuất. Những bãi thử nghiệm lớn như tại Kansas của Mỹ, 2 chiếc xe tăng cũng chỉ có thể nhìn rõ thấy nhau ở khoảng cách 4 đến 5km.
Ngay cả khi T-14 khóa mục tiêu được M1A2 ở khoảng cách xa, chiếc xe tăng Mỹ cũng không phải đành chịu chết. Lớp bảo vệ của xe tăng M1A2 đã được gia cố bằng giáp phản ứng nổ và uranium nghèo, vốn được coi là tốt nhất thế giới.
Giáp phản ứng nổ được coi là vô cùng hữu hiệu để chống lại những đầu đạn kiểu nổ lõm như trên tên lửa Sprinter.
Không những thế, quân đội Mỹ cũng đang cân nhắc trang bị hệ thống tự vệ chủ động cho M1A2. Hệ thống này có khả năng phát hiện mối đe dọa từ tất cả các hướng và đánh chặn một cách hoàn toàn tự động.
Một trong những tình huống có thể giúp yếu tố tầm bắn của tên lửa Sprinter tối ưu hóa được lợi thế đó chính là việc sử dụng nó như một vũ khí phòng không. (Ảnh xe tăng Armata T-14 thử khả năng khai hỏa của pháo chính)
Tên lửa Sprinter được cho là có khả năng tiêu diệt cả những mục tiêu trên không như trực thăng tấn công, máy bay cánh cố định và máy bay không người lái. Đây có thể coi là khả năng chưa từng được khai thác bởi bất kì mẫu xe tăng nào trên thế giới.
Theo Đặng Vũ
An ninh thủ đô