1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Video khí tài quân sự Armenia nổ tung trong cuộc đụng độ với Azerbaijan

Thành Đạt

(Dân trí) - Azerbaijan công bố video phá hủy các khí tài quân sự của Armenia giữa lúc căng thẳng leo thang.

Azerbaijan công bố video phá hủy phương tiện quân sự Armenia

Bộ Quốc phòng Azerbaijan đã công bố video phá hủy pháo, xe tăng và hệ thống phòng không của Armenia sau khi cáo buộc nước này vi phạm lệnh ngừng bắn hôm 10/10.

Đoạn video thứ nhất cho thấy các cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống pháo và binh sĩ ở dưới hào. Đoạn video thứ hai ghi lại cuộc không kích nhằm vào các phương tiện bọc thép, trong khi đoạn video thứ ba cho thấy các hệ thống phòng không bị phá hủy.

Video hệ thống phòng không của Armenia bị phá hủy

Trước đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cáo buộc phía Armenia tìm cách tiến hành một cuộc tấn công để lấy lại các khu vực bị mất trong cuộc giao tranh gần đây.

“Bởi vì các biện pháp ngăn chặn do lực lượng của chúng tôi thực hiện, đối phương đã chịu tổn thất đáng kể về nhân lực, thiết bị và buộc phải rút lui”, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia cáo buộc phía Azerbaijan vi phạm lệnh ngừng bắn. Armenia tuyên bố lực lượng vũ trang nước này đã thực hiện các biện pháp phù hợp để dập tắt cuộc tấn công của đối phương.

Video khí tài quân sự Armenia nổ tung trong cuộc đụng độ với Azerbaijan - 1

Bản đồ khu vực Nagorno-Karabakh (Đồ họa: BBC)

Lệnh ngừng bắn tại Nagorno-Karabakh, khu vực đang xảy ra tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, đã chính thức có hiệu lực từ 12 giờ trưa ngày 10/10 (theo giờ địa phương), tuy nhiên cả 2 nước vẫn liên tục tố nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Chiến sự kéo dài suốt nhiều ngày khiến khoảng 400 binh sĩ và dân thường hai bên thiệt mạng.

Armenia và Azerbaijan, 2 quốc gia Liên Xô cũ, vướng vào căng thẳng quân sự từ ngày 27/9 liên quan tới vùng Nagorno-Karabakh. Đây là vùng đất được cộng đồng quốc tế công nhận là lãnh thổ của Azerbaijan, nhưng phần lớn người dân ở đây có gốc Armenia. Nagorno-Karabakh nhận được hậu thuẫn về quân sự và tài chính từ Armenia và muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia.