Vạch bản chất Con đường Tơ lụa Trung Quốc trên biển
Chương trình hơn 140 tỷ USD mang tên “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức.
Tờ TTXVN cho biết, thách thức này gồm các vấn đề chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ và tình hình phức tạp trong nước.
Theo kế hoạch, một tuyến trên bộ trải dài từ Trung Quốc xuyên qua Trung Á để tới châu Âu, đi qua nhiều quốc gia đang mong mỏi có thêm nhiều lựa chọn thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một tuyến khác trên biển để nối các hải cảng của Trung Quốc với những trung tâm thương mại ven biển ở châu Phi và Trung Đông.
Đối với nhiều nước dọc theo con đường này, những tham vọng của Trung Quốc có thể mang lại một sức đẩy kinh tế mà những nước này đang trông đợi.
Tuy nhiên, dự án có nhiều tham vọng và có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn này cũng sẽ dễ bị vướng mắc vào những vụ tranh chấp ở nước ngoài mà Trung Quốc lâu nay vẫn thường ra sức né tránh.
Ông Diêu Bồi Sinh, người từng giữ chức Đại sứ Trung Quốc tại các nước Kyrgyzstan, Latvia, Kazakhstan và Ukraine, cho rằng: “Nếu tranh chấp lãnh thổ không được giải quyết, nó sẽ gây thiệt hại cho chương trình ‘Một vành đai, một con đường’. Nếu hai nước láng giềng có xung đột với nhau, sẽ không có tiến bộ.
Mưu đồ
Nhiều chuyên gia quốc tế cũng từgg lên tiếng phản đối về 'Con đường tơ lụa' trên biển mà giới chuyên môn cho rằngTrung Quốc đang tìm cách che giấu ý định bằng tuyên bố muốn xây dựng Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 nhằm cải tthiện giao thương và trao đổi văn hóa.
Trước đó tờ The Wall Street Journal của Mỹ dẫn lời giới quan sát chỉ rõ ý đồ chính trị của Trung Quốc trong các kế hoạch khảo cổ dưới nước. Lâu nay, Bắc Kinh chỉ dựa vào những “bằng chứng lịch sử” vô cùng mơ hồ để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Do đó, hoạt động “lục lọi” dưới đáy biển vừa nhằm để tìm thêm “bằng chứng”, vừa để tiếp tục đẩy mạnh hiện diện tại các khu vực tranh chấp.
Theo Robert Kaplan, nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ, từng dự báo cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển. Dự án con đường tơ lụa (MSR) trên biển sẽ đảm bảo các điều kiện hậu cần và an ninh cho việc vận chuyển hàng, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho Trung Quốc.
Hệ thống cảng biển dọc MSR sẽ cho phép lực lượng hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi những hạn chế địa lý của chuỗi đảo phía Tây Thái Bình Dương và áp lực quân sự từ chính sách tái cân bằng của Mỹ.
"Nó tạo “danh chính, ngôn thuận” và điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ra các vùng biển ngoài Trung Quốc, trước hết là khu vực Biển Đông, eo biển Malacca, từ Biển Đông vươn sang Ấn Độ Dương, giúp cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển và tăng cường hiện diện quân sự trên biển. Cái đích là Ấn Độ Dương – vì Trung Quốc muốn thành cường quốc toàn cầu, trước hết phải đặt chân vững chắc tại Ấn Độ Dương", Robert Kaplan phân tích.