1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Uy lực tàu sân bay hạt nhân duy nhất của châu Âu

(Dân trí) - Charles de Gaulle của Pháp là tàu sân bay hạt nhân duy nhất mà một quốc gia châu Âu sở hữu. Giới chuyên gia đánh giá với những thông số kỹ thuật ấn tượng, tàu này có thể trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với các siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.

Uy lực tàu sân bay hạt nhân duy nhất của châu Âu


Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đậu trên tàu sân bay Charles de Gaulle, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của châu Âu. Con tàu có chiều dài tổng thể 260 m, chỗ rộng nhất 64,36m, và có thể chở chở 28-40 máy bay tùy loại.

Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đậu trên tàu sân bay Charles de Gaulle, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của châu Âu. Con tàu có chiều dài tổng thể 260 m, chỗ rộng nhất 64,36m, và có thể chở chở 28-40 máy bay tùy loại.

Theo nguồn tin quân sự, tàu sân bay chở 1.700 quân nhân với trọng tải bằng 4 tháp Eiffel cộng lại, dường như sẽ được triển khai ở Ấn Độ Dương vào tháng 2/2019.
Theo nguồn tin quân sự, tàu sân bay chở 1.700 quân nhân với trọng tải bằng 4 tháp Eiffel cộng lại, dường như sẽ được triển khai ở Ấn Độ Dương vào tháng 2/2019.

Charles de Gaulle vừa trải qua giai đoạn nâng cấp vòng đời kéo dài 18 tháng do hải quân nước này thực hiện với chi phí 1,47 tỷ USD. Hoạt động nâng cấp lần này tập trung vào hiện đại hóa các trang thiết bị để hạ cánh và chỉ dẫn máy bay. Theo Reuters, Pháp tiến hành quá trình nâng cấp sau một thời gian Charles de Gaulle được tăng cường điều động tham gia chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Libya.
Charles de Gaulle vừa trải qua giai đoạn nâng cấp vòng đời kéo dài 18 tháng do hải quân nước này thực hiện với chi phí 1,47 tỷ USD. Hoạt động nâng cấp lần này tập trung vào hiện đại hóa các trang thiết bị để hạ cánh và chỉ dẫn máy bay. Theo Reuters, Pháp tiến hành quá trình nâng cấp sau một thời gian Charles de Gaulle được tăng cường điều động tham gia chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Libya.

Pháp cho biết họ sẽ quyết định tương lai về việc có đóng tàu mới thay thế Charles de Gaulle hay không vào năm 2020. Charles de Gaulle bắt đầu vào biên chế từ năm 2001 nhưng Paris đang mong muốn có thể có một tàu sân bay mới hiện đại hơn và có khả năng chở các máy bay chiến đấu mà Pháp và Đức đang hợp tác chế tạo. Paris dự kiến chi từ 6-8 tỷ cho tàu sân bay mới này.
Pháp cho biết họ sẽ quyết định tương lai về việc có đóng tàu mới thay thế Charles de Gaulle hay không vào năm 2020. Charles de Gaulle bắt đầu vào biên chế từ năm 2001 nhưng Paris đang mong muốn có thể có một tàu sân bay mới hiện đại hơn và có khả năng chở các máy bay chiến đấu mà Pháp và Đức đang hợp tác chế tạo. Paris dự kiến chi từ 6-8 tỷ cho tàu sân bay mới này.

Trên thế giới, Mỹ vẫn được coi là cường quốc số 1, bỏ xa các nước còn lại về đội tàu sân bay. Tính tới thời điểm hiện tại, không có nhiều quốc gia đóng được tàu sân bay hạt nhân và Pháp nằm trong số đó. Charles de Gaulle được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15 công suất 30MW cung cấp năng lượng cho con tàu hoạt động liên tục 20-25 năm.
Trên thế giới, Mỹ vẫn được coi là cường quốc số 1, bỏ xa các nước còn lại về đội tàu sân bay. Tính tới thời điểm hiện tại, không có nhiều quốc gia đóng được tàu sân bay hạt nhân và Pháp nằm trong số đó. Charles de Gaulle được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15 công suất 30MW cung cấp năng lượng cho con tàu hoạt động liên tục 20-25 năm.

Tàu Charles de Gaulle được đánh giá là niềm kiêu hãnh của quân đội Pháp vì sở hữu những tính năng tiên tiến không thua kém là mấy so với các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ. Trong ảnh: Các kỹ thuật viên làm việc trên boong tàu.
Tàu Charles de Gaulle được đánh giá là niềm kiêu hãnh của quân đội Pháp vì sở hữu những tính năng tiên tiến không thua kém là mấy so với các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ. Trong ảnh: Các kỹ thuật viên làm việc trên boong tàu.

Theo phía quân đội Pháp, sau khi quá trình nâng cấp hoàn tất, tàu Charles de Gaulle có thể đảm bảo hoạt động tốt tới năm 2038. Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale bay lượn trên tàu.
Theo phía quân đội Pháp, sau khi quá trình nâng cấp hoàn tất, tàu Charles de Gaulle có thể đảm bảo hoạt động tốt tới năm 2038. Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale bay lượn trên tàu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các quan chức cấp cao trong một chuyến thăm tàu Charles de Gaulle ngày 14/11. Theo một số nguồn tin, ông Macron có thể sẽ dành 1 đêm ngủ trên tàu trước khi nó được điều động tới Ấn Độ Dương vào tuần tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các quan chức cấp cao trong một chuyến thăm tàu Charles de Gaulle ngày 14/11. Theo một số nguồn tin, ông Macron có thể sẽ dành 1 đêm ngủ trên tàu trước khi nó được điều động tới Ấn Độ Dương vào tuần tới.

Hàng loạt các tính năng trên tàu đã được nâng cấp như phần khung gầm, hệ thống radar, hệ thống điều khiển với công nghệ số hóa, khu vực nhà chứa máy bay, bảo dưỡng máy bay cũng như hệ thống tự động và hệ thống tự cân bằng. Cùng với đó, hai lò phản ứng hạt nhân cũng được bảo dưỡng và thay thế nhiên liệu.
Hàng loạt các tính năng trên tàu đã được nâng cấp như phần khung gầm, hệ thống radar, hệ thống điều khiển với công nghệ số hóa, khu vực nhà chứa máy bay, bảo dưỡng máy bay cũng như hệ thống tự động và hệ thống tự cân bằng. Cùng với đó, hai lò phản ứng hạt nhân cũng được bảo dưỡng và thay thế nhiên liệu.

Máy bay chiến đấu Rafale hạ cánh trên boong tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu Rafale hạ cánh trên boong tàu sân bay.

Lực lượng thủy quân lục chiến Pháp trên tàu sân bay.
Lực lượng thủy quân lục chiến Pháp trên tàu sân bay.

Đức Hoàng

Ảnh: Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm