1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Uy lực máy bay ném bom Mỹ áp sát Triều Tiên

(Dân trí) - B-1B Lancer, mẫu máy bay được Washington triển khai nhiều lần tới bán đảo Triều Tiên, được xem là xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ cho tới năm 2040.

Máy bay ném bom Mỹ tới bán đảo Triều Tiên tập trận

Gần đây nhất, Không quân Mỹ đã triển khai 2 máy bay ném bom B-1B tới gần bán đảo Triều Tiên để tham gia tập trận chung với các máy bay chiến đấu của Nhật Bản và Hàn Quốc hôm 2/11 trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bình Nhưỡng đã chỉ trích động thái này, cho rằng đây là cuộc diễn tập “tấn công bất ngờ” của liên minh Mỹ - Hàn - Nhật. Trong ảnh: 2 máy bay ném bom B-1B của Mỹ bay kết hợp cùng 2 máy bay F-15 của Hàn Quốc.
Gần đây nhất, Không quân Mỹ đã triển khai 2 máy bay ném bom B-1B tới gần bán đảo Triều Tiên để tham gia tập trận chung với các máy bay chiến đấu của Nhật Bản và Hàn Quốc hôm 2/11 trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bình Nhưỡng đã chỉ trích động thái này, cho rằng đây là cuộc diễn tập “tấn công bất ngờ” của liên minh Mỹ - Hàn - Nhật. Trong ảnh: 2 máy bay ném bom B-1B của Mỹ bay kết hợp cùng 2 máy bay F-15 của Hàn Quốc.

B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng đa năng tầm xa. Dòng máy bay này được phát triển từ thập niên 1970 để thay thế cho “pháo đài bay” B-52 nổi tiếng của Không quân Mỹ.
B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng đa năng tầm xa. Dòng máy bay này được phát triển từ thập niên 1970 để thay thế cho “pháo đài bay” B-52 nổi tiếng của Không quân Mỹ.

Lần đầu tiên Mỹ triển khai B-1B Lancer trong các chiến dịch quân sự là vào năm 1998. Đây là máy bay ném bom chủ lực của Mỹ trong chiến tranh Iraq và thả tới 40% tổng số bom của liên quân Mỹ trong cuộc chiến này.
Lần đầu tiên Mỹ triển khai B-1B Lancer trong các chiến dịch quân sự là vào năm 1998. Đây là máy bay ném bom chủ lực của Mỹ trong chiến tranh Iraq và thả tới 40% tổng số bom của liên quân Mỹ trong cuộc chiến này.

B-1B Lancer do Boeing, một trong những tập đoàn quốc phòng lớn nhất tại Mỹ, sản xuất. Đây được xem là xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ cho tới năm 2040.
B-1B Lancer do Boeing, một trong những tập đoàn quốc phòng lớn nhất tại Mỹ, sản xuất. Đây được xem là xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ cho tới năm 2040.

B-1B Lancer được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, cho phép máy bay ném bom này đạt tốc độ tối đa khoảng 1.400 km/giờ và đạt độ cao trên 9.000 m.
B-1B Lancer được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, cho phép máy bay ném bom này đạt tốc độ tối đa khoảng 1.400 km/giờ và đạt độ cao trên 9.000 m.

Phi hành đoàn của B-1B Lancer gồm 4 người, trong đó có 1 chỉ huy, 1 phi công phụ và hai sĩ quan phụ trách hệ thống tác chiến. 4 màn hình màu đa nhiệm trong buồng lái cho phép phi công nhận thêm các dữ liệu trong quá trình điều khiển máy bay.
Phi hành đoàn của B-1B Lancer gồm 4 người, trong đó có 1 chỉ huy, 1 phi công phụ và hai sĩ quan phụ trách hệ thống tác chiến. 4 màn hình màu đa nhiệm trong buồng lái cho phép phi công nhận thêm các dữ liệu trong quá trình điều khiển máy bay.

B-1B Lancer có khả năng mang theo 34 tấn bom đạn, nhiều hơn tất cả các máy bay ném bom khác của Mỹ. Ngoài ra, máy bay này còn có các giá treo vũ khí ở bên ngoài. Mặc dù B-1B Lancer không được trang bị vũ khí hạt nhân, song nó có thể mang theo nhiều loại bom và tên lửa khác nhau.
B-1B Lancer có khả năng mang theo 34 tấn bom đạn, nhiều hơn tất cả các máy bay ném bom khác của Mỹ. Ngoài ra, máy bay này còn có các giá treo vũ khí ở bên ngoài. Mặc dù B-1B Lancer không được trang bị vũ khí hạt nhân, song nó có thể mang theo nhiều loại bom và tên lửa khác nhau.

Máy bay ném bom B-1B đã được nâng cấp để có thể mang theo các loại vũ khí dẫn đường hiện đại. Ngoài ra, máy bay này còn được trang bị công nghệ cho phép hoạt động bí mật và gây nhiễu cho hệ thống radar của đối phương
Máy bay ném bom B-1B đã được nâng cấp để có thể mang theo các loại vũ khí dẫn đường hiện đại. Ngoài ra, máy bay này còn được trang bị công nghệ cho phép hoạt động bí mật và gây nhiễu cho hệ thống radar của đối phương

Hiện Mỹ đang triển khai 6 máy bay B-1B Lancer tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam. B-1B sẽ mất khoảng 10 giờ để bay từ Guam tới Triều Tiên, do vậy máy bay ném bom này cần được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp liệu KC-135.
Hiện Mỹ đang triển khai 6 máy bay B-1B Lancer tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam. B-1B sẽ mất khoảng 10 giờ để bay từ Guam tới Triều Tiên, do vậy máy bay ném bom này cần được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp liệu KC-135.

Thành Đạt

Ảnh: US Air Force, NBC