1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Ukraine: Yếu thế - hòa đàm, quân thua - trảm tướng

Ukraine kêu gọi Nga và phe ly khai quay trở lại bàn đàm phán sau những thất bại quân sự liên tiếp, khiến Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko bị “trảm”.

Ukraine: Yếu thế - Hòa đàm

Quân chính phủ đã bị thiệt hại nặng nề trong mấy ngày qua. Cụ thể, tổng thiệt hại của phía chính quyền Ukraine tại sân bay Donetsk và khu vực lân cận tính tới 12 giờ ngày 22-1 là 597 binh sĩ thiệt mạng, bao gồm những người đã tìm thấy xác tại sân bay và làng Peski. Số binh lính ra hàng là 44 người

Phát biểu với báo giới, ông Edward Basurin - Chỉ huy phó lực lượng dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng còn đưa ra con số thống kê là quân chính phủ mất 49 xe tăng, 47 xe bọc thép và xe chở quân. Tổng số người bị thương được đưa khỏi khu vực giao tranh tới các bệnh viện và trạm quân y tiền phương là khoảng 1.500 người.

Chính quyền Kiev sau nhiều phát ngôn mâu thuẫn cũng đã phải thừa nhận mất sân bay Donetsk vào tay phe ly khai sau những trận đánh ác liệt. Đồng thời, quân chính phủ cũng đã để mất thêm 500km vuông lãnh thổ vào tay phe ly khai.

Trong khi đó, chiến sự lan sang các khu vực khác. Quân đội Ukraine cho biết, các chốt kiểm soát số 31 và 29 ở phía bắc Luhansk đã bị tăng-thiết giáp ly khai bắn phá dữ dội từ tối 22-1 tới tận trưa hôm sau.

Hiển nhiên là sau những thất bại liên tiếp, quân đội Ukraine đang xốc lại tinh thần, củng cố lực lượng để tổ chức những cuộc tấn công mới, đồng thời tung các toán biệt kích tiến hành hoạt động phá hoại trong vùng do phe ly khai kiểm soát.

Đơn vị tình báo của LPR đã nhận thấy các đơn vị chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraine đang tái triển khai các thiết bị vũ khí quân sự trong bối cảnh họ vừa rút lui khỏi sân bay Donetsk. Xe tăng, thiếp giáp được tăng cường, pháo phản lực Smerch cũng được trông thấy gần khu dân cư Gorlovka.
 
Phe ly khai Donbass tuyên bố không đám phán với chính phủ Ukraine
Phe ly khai Donbass tuyên bố không đám phán với chính phủ Ukraine

Tình báo LPR còn phát hiện một hàng dài xe tăng, xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, các hệ thống rocket nhiều nòng Grad và các hòm đạn dược. Về phía Donetsk, ở một điểm tập kết cách thành phố Donetsk 20 km, lực lượng ly khai cũng ghi nhận sự hiện diện của lính đánh thuê nước ngoài.

Trước những hoạt động quân sự quy mô lớn của quân đội và hành động phá hoại, ám sát sau lưng của lực lượng an ninh Ukraine, lãnh đạo phe ly khai đã ra tuyên bố là họ sẽ không cố gắng bàn bạc với Kiev về vấn đề đình chiến và sẽ đánh đuổi quân chính phủ khỏi lãnh địa của mình.

Về kế hoạch chiến sự, nhà lãnh đạo DPR khẳng định là lực lượng ly khai sẽ đánh tới tận biên giới tỉnh Donetsk, nếu thấy bất cứ sự uy hiếp nào với lãnh địa do mình kiểm soát. “Kiev lúc này không nhận ra rằng chúng tôi có thể tấn công cùng một lúc trên ba mặt trận" - ông Zakharchenko nói.

Ngay sau đó, trong những động thái mới vào ngày 24-1 vừa qua, phe ly khai đã có dấu hiệu bao vây và tổ chức tấn công vào thành phố cảng Mariupol, thủ phủ hành chính của Ukraine ở vùng Donetsk (sau khi chiến sự nổ ra, Ukraine đã di dời các cơ quan hành chính của tỉnh về đây).

Thành phố này có vị trí chiến lược trọng yếu trong tuyến đường duyên hải Azov, nối biên giới Nga với vùng Crimea, đồng thời khống chế toàn bộ dải bờ biển phía nam Ukraine. Với vị trí nằm sâu trong khu vực phe ly khai kiểm soát, lại bị cắt đường tiếp viện, quân đồn trú Ukraine khó mà giữ nổi thành phố này.

Đánh chiếm được Mariupol, dân quân Donetsk sẽ giành được quyền kiểm soát hơn 250 km đường bờ biển, khống chế một bộ phận phía đông bắc biển Azov - nơi có một số mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi, nối thông tuyến đường biển xuống Crimea, nối thông tuyến đường bộ sang Nga.
 
Binh lính quân đội Ukraine trấn thủ sân bay Mariupol
Binh lính quân đội Ukraine trấn thủ sân bay Mariupol

Bởi vậy, ngày 25-1, chính quyền của ông Poroshenko đã vội vã kêu gọi Nga và lực lượng ly khai Donbass quay lại bàn thương lượng, sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine tối 24/1.

Trả lời báo giới ngày 25-1, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố không có giải pháp nào tốt hơn thỏa thuận ngừng bắn được ký hồi tháng 9 năm ngoái với quân ly khai. Bên cạnh đó, ông còn khẳng định rằng, hóa giải cuộc xung đột với quân ly khai ở miền Đông nước này là ưu tiên của chính quyền Kiev.

Ông Poroshenko nhấn mạnh, cả 2 phía cần ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng về đường ranh giới được xác định trong thoả thuận Minsk, kèm theo một lộ trình rút lui cụ thể có sự giám sát của quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định là mình làm điều này "không phải vì những gì ông Putin viết trong thư mà dựa theo hiện trạng thực tại".

Được biết, trong cuộc tuần hành vì hòa bình ngày 18-1 tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, để tưởng nhớ 12 nạn nhân thiệt mạng trên chiếc xe buýt bị trúng rocket ở gần Volnovakha hôm 13-1, ông Poroshenko đã tuyên bố chính phủ sẽ lấy lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Donbass, nhưng đến giờ ông đã phải kêu gọi đàm phán.

Quân thua: Trảm tướng

Sau những thất bại, Kiev lại tiếp tục tố cáo Moscow vi phạm thỏa thuận Minks, cung cấp vũ khí nặng cho phe ly khai Donbass. Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng khẳng định có tới 9.000 lính Nga, cùng một lượng lớn vũ khí và cơ sở hậu cần tại miền đông Ukraine.

Tuy nhiên, ông John Herbst, cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine không đồng tình với ý kiến này. Ông tỏ ra không vui khi mới nhận được cam kết vay tiền từ IMF qua bảo lãnh của Mỹ mà Kiev đã vung tới 7 triệu USD một ngày cho vũ khí, đạn dược, xăng xe và trả lương cho binh lính tham chiến ở miền đông nước này.
 
Binh lính thuộc phe ly khai dẫn giải tù binh Ukraine

Binh lính thuộc phe ly khai dẫn giải tù binh Ukraine

Trong khi đó, phe ly khai không có lực lượng và vũ khí trang bị dồi dào như quân chính phủ, họ (và cả Nga) cũng không có khả năng chi đến 7 triệu USD mỗi ngày cho các chiến dịch quân sự ở miền đông. Do vậy, nguyên nhân chủ yếu khiến quân đội Ukraine chiến đấu và chiến bại là do quá “ăn hại”.

Chi phí cao như vậy nhưng quân đội nước này không những đã thất bại trong nhiệm vụ giành đất, giành dân mà còn mất thêm những khu vực đang kiểm soát kể từ đầu cuộc chiến. Sau chiến dịch quân sự trên, Kiev đã mất thêm 500 km vuông lãnh thổ vào phe ly khai.

Binh lính Ukraine cũng được đào tạo đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn hẳn binh lính phe ly khai. Điều cơ bản là cấp trên trong quân đội Ukraine đang có vấn đề. Các cuộc thanh trừng trên hàng ngũ thượng tầng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chiến đấu và tâm lý của người lính dưới quyền.

Trong tháng 1 này, bộ máy quân sự Ukraine đang tiến hành một đợt thanh lọc lớn. Bộ quốc phòng sẽ cắt giảm 125 vị trí, từ 770 xuống 645 và đặc biệt Bộ tổng tham mưu cắt giảm 74 vị trí từ 700 xuống 626. Ngoài cắt giảm số lượng, các chỉ huy chiến trường của Ukraine cũng chẳng có kinh nghiệm tác chiến gì đáng kể.

Các tướng lĩnh Kiev hoàn toàn không có khả năng chỉ huy, họ toàn là các tướng lĩnh "bàn giấy" không hề có kinh nghiệm chiến đấu. Nếu có cũng chỉ trên danh nghĩa là tích lũy qua các công tác thuộc sứ mệnh gìn giữ hòa bình của các tổ chức quốc tế.

Nhiều tướng lĩnh Ukraine đã “xếp hàng” để chờ đi Liberia và các nước châu Phi khác để thêm vào hồ sơ lý lịch dòng ghi chú: "Đã có mặt trong vùng chiến sự" nhằm hưởng chế độ hưu trí đặc biệt trong tương lai. Vì thế, kinh nghiệm lên kế hoạch tác chiến của họ chỉ có trong… tưởng tượng.
 
Quân đội Ukraine bị thua phần lớn do tướng kém?

Quân đội Ukraine bị thua phần lớn do tướng kém?
 
Về lý thuyết, có thể tổ chức hiệu quả công tác đào tạo sĩ quan, tướng lĩnh mà không cần tới các hành động chiến đấu thực tế, bởi không phải đất nước nào cũng có “điều kiện” cọ xát trong chiến tranh. Để làm điều này, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng cần tiến hành các hoạt động tập trận quân sự.

Ukraine vẫn thường xuyên thực hiện diễn tập nhưng với chất lượng tổ chức kém hiệu quả, không đảm bảo duy trì chất lượng chiến đấu của binh lính, sĩ quan và tướng lĩnh, dẫn đến tình trạng quân đội rất bi đát. Hiện nay, tình cảnh của quân đội nước này đang càng ngày càng tồi tệ.

Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm Geletey là cựu chỉ huy trưởng cơ quan bảo vệ tổng thống Ukraine, chưa một ngày nào ở trong quân đội. Bộ trưởng Nội vụ Avakov từng làm kinh doanh và là một thống đốc, còn Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Stepan Poltorak cũng nguyên là Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Quốc gia, không có chút kinh nghiệm tác chiến nào.

Ngày 25-1, hai quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine gồm Tổng Công tố viên Vitaly Yaremu và Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko đã nằm trong danh sách bị miễn nhiệm của Tổng thống Poroshenko. Thông tin này được ông Yegor Sobolev - lãnh đạo ủy ban... chống tham nhũng của Verkhovna Rada công bố.

Theo ông Sobolev, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tiễu phạt Donbass Semyon Semenchenko đã thuyết phục Tổng thống Poroshenko rằng đất nước đang cần những con người mới có thể dẫn dắt được quân đội, Tổng tham mưu trưởng là một vị trí trọng yếu cần phải thay đổi, trong bối cảnh quân đội đã xuất hiện nhiều chỉ huy giỏi.

Được biết, trước đây ông Valery Geletey cũng đã bị cách chức Bộ trưởng bộ quốc phòng Ukraine hồi tháng 10 vừa qua sau khi quân đội nước này thua liểng xiểng, phải ký vào thỏa thuận ngừng bắn với phe ly khai ngày 5-9. Và sau trận thua ở sân bay Donetsk, Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko tiếp tục trở thành “vật tế thần”.

Theo Thiên Nam
Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm