1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tướng lĩnh Trung Quốc thất vọng về ngân sách quốc phòng

Một số tướng lĩnh Trung Quốc công khai thất vọng về mức tăng ngân sách quốc phòng năm 2016 “thấp bất ngờ” vừa được công bố tại kỳ họp quốc hội.

Phát biểu tại một cuộc thảo luận của Hội đồng tham vấn chính trị Trung Quốc hôm 6-3, Thiếu tướng Tiền Lợi Hoa, cựu Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng ngân sách quốc phòng năm nay so với mức tăng năm ngoái là một sự “sụt giảm lớn”.

Ông Tiền tỏ thái độ không hài lòng: “Trước thềm hai kỳ họp quốc hội và Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC - Chính Hiệp), một số phương tiện truyền thông phương Tây dự đoán rằng ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay có thể tăng đến 20% so với năm ngoái. Kết quả thực tế không chỉ thấp hơn rất nhiều dự đoán của phương Tây mà còn thấp hơn cả dự đoán ban đầu của tôi”.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Ảnh: AP
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Ảnh: AP

Tại cuộc họp quốc hội Trung Quốc ngày 7-3, có số liệu cho biết gần 300.000 quan chức bị trừng phạt vì tham nhũng trong năm 2015. Trong số này, khoảng 300.000 bị "xử lý nhẹ" và khoảng 80.000 bị nặng hơn.

Nhiều quan chức cấp cao đã phải vào tù trong khi hầu như ngày nào báo chí cũng đưa tin đang điều tra hoặc trừng phạt ai đó vì tham nhũng, lạm quyền, đưa hối lộ...

Theo ý của Thiếu tướng Hải quân nghỉ hưu Doãn Trác, chi tiêu quốc phòng phải phù hợp với nền kinh tế quốc gia song không nên hạ thấp mức tăng trưởng ngân sách khi thách thức an ninh từ bên ngoài ngày càng tăng, nhất là từ trên biển. Ông Doãn cho rằng Trung Quốc chi cho quân sự chiếm 1,5% GDP là quá thấp, tốt nhất là phải từ 2 đến 2,5% GDP.

Còn theo cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh Vương Hồng Quang, mức tăng trưởng ngân sách quân sự Trung Quốc năm nay cần đạt 20% để duy trì hiện đại hóa quân đội, ứng phó với những thách thức ở biển Đông và Hoa Đông.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng mức tăng 7,6% của ngân sách quốc phòng năm nay (lên 954 tỉ nhân dân tệ) cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình không sợ làm mất lòng các quan chức quân sự cấp cao, đồng thời chứng tỏ khả năng kiểm soát quân đội thông qua các biện pháp kinh tế.

Nhận định với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc đề cao bước đi “thông minh” của Chủ tịch Tập Cận Bình khi khởi động chiến dịch chống tham nhũng trước cắt giảm quân số. “Một số quan chức quân sự cấp cao rất lo sợ sau sự sụp đổ của nhiều con hổ lớn (như cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu Cần Cốc Tuấn Sơn, hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng)".

Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Macau Hoàng Đường cho rằng bước đi của ông Tập có nhiều rủi ro. “Ông Tập giao cho quân đội Trung Quốc nhiệm vụ nhiều hơn nhưng lại cung cấp cho họ ít tài nguyên hơn. Đó có thể là một động thái phản tác dụng nếu ông Tập thất bại trong việc khiến các quan chức cấp cao trong quân đội nghe theo mình” - ông Hoàng nhận định.

Theo H.Bình/SCMP

Người Lao động