Trung Quốc “ra đòn” đánh vào kinh tế Mỹ
Trung Quốc (TQ) từng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (khi sở hữu 1.300 tỉ USD trái phiếu Mỹ tính đến tháng 6-2015), nhưng danh hiệu này sẽ biến mất trong thời gian tới bởi Bắc Kinh đang “bán tháo” trái phiếu kho bạc Mỹ.
Và điều này sẽ ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế lớn nhất thế giới. Động thái này diễn ra trước thềm chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày 11/9, tờ The Washington Post đăng bài “Hoạt động của Trung Quốc ở biển Hoa Nam gây rắc rối cho ông Obama”. Tờ The Washington Post cũng vừa dẫn lời Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế Michael J. Green, Chính phủ Trung Quốc luôn tuyên bố đã dừng việc xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhưng thực tế cho thấy hoàn toàn khác. Và những động thái này diễn ra trước thềm chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, nên đây sẽ là một thách thức đối với Nhà Trắng.
Obama - Tập Cận Bình
Cũng trong ngày 11/9, khi trả lời phỏng vấn tờ China Daily về chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Tập Cận Bình, Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì cho rằng, Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó (9/9), tại cuộc hội thảo về quan hệ Trung - Mỹ ở Bắc Kinh, nhiều chuyên gia TQ cho rằng, chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình vào hạ tuần tháng 9 là “chuyến thăm then chốt tại thời điểm then chốt” của quan hệ song phương, có lợi cho ổn định tương lai quan hệ Trung - Mỹ.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế TQ Nguyễn Tông Trạch nhấn mạnh, quan hệ Trung - Mỹ hiện đã vượt qua quan hệ song phương, ngày càng mang ý nghĩa toàn cầu. Còn Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại TQ Đạt Nguỵ nhận định, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ phát huy và nâng cao vai trò, tăng cường sự tin cậy, loại bỏ nghi ngờ giữa 2 nước.
Điều đáng nói là trước đó, Hãng RIA Novosti cho biết, khi có bài phát biểu đánh dấu lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama không đề cập tới Trung Quốc, nhưng lại coi việc kết thúc Thế chiến II là sự khởi đầu của kỷ nguyên mới trong quan hệ với Nhật Bản - chuyển từ cựu thù thành đồng minh. Ngày 9/9, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng, chuyến công du tới Mỹ của ông Tập Cận Bình khó tạo ra đột phá trong quan hệ song phương.
Trước đó (8/9), tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng còn lý giải tại sao ông Tập Cận Bình lại chọn thành phố Seattle để mở đầu chuyến thăm chính thức Mỹ. Theo kế hoạch (đã điều chỉnh), ông Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm Mỹ bằng cuộc gặp lãnh đạo các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ tại thành phố Seattle (22/9) trước khi tới thủ đô Washington. Kế hoạch trước đó phải điều chỉnh sau khi Mỹ từ chối, không muốn ông Tập Cận Bình thăm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Thống đốc Wisconsin Scott Walker thậm chí còn kêu gọi Tổng thống Barack Obama hủy chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Ngày 9-9, Tân Hoa xã đưa tin, trong tháng 6, hải quân Mỹ đã triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công thứ tư ở căn cứ hải quân Guam, và điều này có nghĩa Washington tiếp tục điều chuyển binh lực tới Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi tàu ngầm hạt nhân Toledo triển khai lần này vốn triển khai ở bang Connecticut, Mỹ, là tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles. Cũng trong ngày 9/9, tờ The Diplomat cho rằng, cuộc chạy đua tàu ngầm tên lửa đạn đạo của TQ và Ấn Độ trong các vùng biển ở châu Á hiện có thể gây bất ổn và xung đột. Và TQ đang muốn đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để tự do triển khai tàu ngầm tên lửa.
Trước đó (5/9), cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ Patrick Cronin khẳng định, Washington phải duy trì ảnh hưởng và sức mạnh của mình tại Biển Đông, đồng thời có chính sách quân sự cứng rắn với Bắc Kinh ở khu vực này. Và nếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên trước sự “trỗi dậy” của TQ. Ngoài ra, ông Patrick Cronin cũng cho rằng, chiến lược xoay trục của Tổng thống Barack Obama vì “nửa vời”, nên không “răn đe” được TQ.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa dẫn lại thông tin từ báo chí Mỹ cho biết, Manila dự định xây dựng khu kinh tế quốc phòng, nhằm thu hút các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài đến và chế tạo vũ khí trên lãnh thổ Philippines, giúp nước này tự túc về vũ khí và trang thiết bị. Và động thái này của Philippines là nhằm đối phó với TQ trong tranh chấp Biển Đông. Trước đó (7/9) tờ Philippines Star đưa tin, hải quân và không quân Philippines tổ chức tập trận chung và cuộc diễn tập quân sự “Dagit-2015” của Manila sẽ kết thúc vào ngày 18-9 nhằm tăng cường khả năng ứng phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày 11/9, tờ Philippines Star cho rằng, dự án cải tạo đất của Bắc Kinh trên bãi đá Subi sẽ cải thiện đáng kể năng lực của quân đội TQ trong chiến tranh chống tàu ngầm. Và theo nhà sử học quân sự Jose Custodio, bãi đá Subi chỉ cách đảo Thị Tứ (Philippines đang chiếm đóng) 12 hải lý, do đó nếu TQ đưa cơ sở quân sự trên bãi đá Subi vào hoạt động, Bắc Kinh có thể phong tỏa khu vực này, khiến máy bay lên xuống đảo Thị Tứ có thể bị cấm. Trước đó (10/9), tờ Manila Bulletin dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Fernando Manalo, theo đó ngân sách quốc phòng Philippines năm 2016 được đề xuất ở mức 158,8 tỉ peso, tăng 11,6% so với năm nay. Và khoản ngân sách này sẽ dùng để mua 12 máy bay chiến đấu, 2 tàu tuần tra, 2 tàu chiến và hệ thống radar giám sát tầm xa.
Hãng Kyodo vừa dẫn yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Seoul đã yêu cầu tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản rút lại một bài viết đăng ngày 31/8 có nội dung xúc phạm Tổng thống Park Geun-hye. Vì coi việc bà Park Geun-hye tới dự lễ duyệt binh tại Bắc Kinh hôm 3/9 là “sự xu nịnh”.
Cũng trong ngày 31/8, tờ Japan Times dẫn một nguồn tin Nhật Bản cho biết, Hàn Quốc đang cân nhắc tham dự duyệt binh trên biển của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản diễn ra ngày 18/10 tại vịnh Sagami (phía nam Tokyo). Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có bài phát biểu nhân sự kiện này. Tuy hải quân 2 nước từng tổ chức 8 cuộc tập luyện chung từ năm 1999, nhưng Seoul chưa từng nhận lời mời tham gia các cuộc duyệt binh trên biển của Tokyo.
Theo Tuấn Quỳnh
PetroTimes