1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc “nói một đằng, làm một nẻo”, theo đuổi tham vọng thống trị

(Dân trí) - Trong khi luôn miệng khẳng định “trỗi dậy hòa bình” tại châu Á, Bắc Kinh lại ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo trái phép và thiết lập các căn cứ quân sự trên Biển Đông, khiến cả thế giới lo ngại.

Một trong những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh:

Một trong những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh: AP)

Trang tin TCSM tuần này đưa ra câu hỏi: Tại sao Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông, khiến các nước láng giềng lo ngại và tạo nguy cơ hiềm khích với Mỹ? "Bởi Bắc Kinh tự tin với những bước đi táo tợn của mình nhằm theo đuổi tham vọng thống trị khu vực", bài báo biết.

“Trung Quốc đã ấp ủ mục tiêu này từ rất lâu. Nay thiên thời địa lợi nhân hòa, Bắc Kinh đang hiện thực hóa tham vọng đó”, theo bà Zhang Jie, đứng đầu chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Khoa học Xã Hội Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông, cùng việc phớt lờ các quốc gia có tranh chấp khác của Trung Quốc, đang gây ra nhiều lo ngại.

Trung Quốc đã làm gì?

Trong một năm, Bắc Kinh đã biến 7 rạn đá ngầm và san hô tại quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo. Một số trong đó đủ lớn để hỗ trợ các đơn vị đồn trú, chiến đấu cơ và tàu ngầm hải quân cỡ lớn.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các nhà máy xi măng và các công trình cao tầng cũng đang được xây dựng trên các đảo nhân tạo.

Bắc Kinh khẳng định chúng sẽ được sử dụng vào các mục đích dân sự “là chính”: hỗ trợ tàu cá Trung Quốc, nghiên cứu khí tượng học, bảo vệ môi trường, và củng cố công tác tìm kiếm cứu hộ.

Song, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chúng cũng sẽ giúp Bắc Kinh “bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ quốc gia” và phục vụ các mục đích “quốc phòng”.

Trung Quốc muốn gì?

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, vạch ra “đường 9 đoạn” để đánh dấu yêu sách của mình. Trong đó có những đoạn kéo dài đến hơn 1.600km, áp sát với đường bờ biển của Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Yêu sách của Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngay cả các chuyên gia hàng hải Trung Quốc cũng thừa nhận như vậy. Song Bắc Kinh biện bạch Luật Biển không phải là bộ luật duy nhất được áp dụng.

Họ tuyên bố “quyền lịch sử” cũng cần được tính đến, lập luận ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt tại các vùng nước này suốt nhiều thế kỷ qua. Hơn nữa, Đô đốc Trịnh Hòa đã đến những vùng biển này từ đầu thế kỷ XV.

Do đó, Trung Quốc có “chủ quyền không thể chối cãi” đối với các vùng nước trong phạm vi “đường 9 đoạn”, Bắc Kinh khẳng định trong một tài liệu trình lên Liên hợp quốc năm 2009.

Song, theo luật sư Zheng Zhihua, người đứng đầu Viện Luật pháp và Lịch sử Hàng hải tại Thượng Hải, “các yêu sách trên biển của Trung Quốc rất nhập nhằng”. Ông cho rằng “quyền lịch sử” có tính chất không rõ ràng.

Trung Quốc sẽ phải trả giá?

Theo luật quốc tế, đảo nhân tạo không có ý nghĩa về mặt chủ quyền. “Nhưng theo quan điểm chiến lược, việc xây dựng chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn”, ông Zheng nhận định.

7 đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ “nâng cao khả năng triển khai sức mạnh của Bắc Kinh tại khu vực. Trung Quốc đã mở rộng sức mạnh quân sự về phía Nam, mở rộng phạm vi tranh giành ảnh hưởng với Mỹ’, chiến lược gia Peter Dutton, thuộc đại học Hải quân Mỹ, nhận định.

Viễn cảnh này khiến Mỹ và các quốc gia khu vực lo ngại. Mỹ liên tục kêu gọi tôn trọng luật quốc tế và an ninh hàng hải khu vực, cảnh báo có thể can thiệp quân sự nếu cần.

Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ bán tàu tuần tra hải quân cho Việt Nam. Ngày 7/7, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm chính thức Washington.

Nhật Bản tiến hành tuần tra hàng hải chung cùng hải quân Philippines tại Biển Đông. Tháng 6/2015, một máy bay do thám Nhật P-3C Orion đã phối hợp với một chiến đấu cơ Philippines thực hiện nhiệm vụ gần các vùng biển tranh chấp.

Giáo sư Goldstein nhận định: “Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quá sức mình. Họ đang tự tạo nguy cơ hình thành một liên minh bao vây, chống lại Bắc Kinh".

Trong bối cảnh ấy, Chủ tịch Tập Cận Bình lại nhấn mạnh quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với Đông Nam Á, khẳng định “Một vành đai, một con đường” là trọng tâm trong chính sách đối ngoại.

“Chiến lược tại Biển Đông của Bắc Kinh đang mâu thuẫn với kế hoạch “Một vành đai, một con đường”. Nhiều học giả đặt câu hỏi bằng cách nào ta có thể phát triển vành đai và con đường trong khi tình hình Biển Đông nóng bỏng như vậy, và họ cũng cho rằng Biển Đông không phải là lợi ích cốt lõi. Song chính phủ có vẻ chưa đưa ra quyết định cuối cùng”, bà Zhang nhận định.

Nghi Phương
Theo TCSM
Một trong những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh:

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm