1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc dừng họp Quốc hội, đánh ngay quan tham

Ngay khi kỳ họp Quốc hội kết thúc vài giờ, 2 quan tham Trung Quốc sa lưới CCDI.

Hai quan chức vừa bị bắt vào ngày 16.3 là Lư Tử Dược - Chủ tịch UBND kiêm Phó bí thư thành ủy Ninh Ba (Chiết Giang) và Vương Dương - Phó chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Liêu Ninh.

Việc bắt quan tham ngay trước và sau hai cuộc họp quan trọng của đất nước (Hội nghị chính trị hiệp thương và Hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, gọi tắt là lưỡng hội) dường như đã trở thành “thói quen” của CCDI, khi vào thời gian diễn ra “lưỡng hội” năm 2015, cũng đã có Cừu Hòa, Phó bí thư tỉnh ủy Vân Nam bị bắt vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội và Tô Kiến Nhất, Chủ tịch tập đoàn quốc doanh xe hơi số 1 bị bắt sau ngày bế mạc một ngày.

Hai hổ lớn sa lưới tham nhũng Trung Quốc.
Hai "hổ lớn" sa lưới tham nhũng Trung Quốc.

Trang Sina cho biết, Lư Tử Dược là lãnh đạo thứ hai của Chiết Giang bị sa lưới CCDI, sau Tư Hâm Lương - cựu Phó chủ tịch Chính hiệp tỉnh bị bắt năm ngoái.

Ngày từ đầu tháng 3, tình hình nhân sự của thành phố Ninh Ba đã bắt đầu có biến động, khi Lưu Kỳ, Bí thư thành ủy, bị điều sang Giang Tây giữ chức Phó bí thư tỉnh ủy; sau đó thì đến lượt Lư Tử Dược bị bắt điều tra.

Tại Chiết Giang, Lư Tử Dược được xem là “nguyên lão” khi chỉ công tác tại tỉnh này từ khi bắt đầu quan lộ cho đến khi bị bắt.

Một quan chức địa phương cho biết, trước khi bị bắt, Lư đã không đến công sở trong nửa tháng và không ai liên lạc được với Lư. Lần cuối cùng Lư xuất hiện là vào ngày bế mạc Đại hội đại biểu tỉnh 26/2.

Theo trang tin Chiết Giang, vào ngày 23/2, Lư còn tham gia phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về kế hoạch phát triển Ninh Ba trong 13 năm tới.

Đến đầu tháng 3 khi Lưu Kỳ - Bí thư thành ủy, chuyển công tác, mọi việc quan trọng của thành phố đáng lẽ sẽ do Lư đứng ra quản lý, nhưng Lư lại mất tích bí ẩn.

Theo trang Sina, việc Lư bị bắt có thể là do có dính líu đến Tư Hâm Lương, cựu Phó chủ tịch Chính hiệp tỉnh, “hổ Chiết Giang” đầu tiên.

Còn đối với Vương Dân, Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là công việc cũ.

Vương Dân đã từng giữ chức Bí thư thành ủy Liêu Ninh. Trong thời gian từ năm 2009 khi Vương giữ chức Bí thư, có một quan chức đã được “chiếu cố” và không ngừng thăng tiến. Đó là Vương Dương - Phó chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Liêu Ninh.

Từ tháng 8/2010, Vương Dương từ thị trấn Phủ Thuận được chuyển sang công tác tại thành phố An Sơn, thành phố lớn thứ ba của tỉnh, lần lượt giữ chức Phó bí thư thành ủy, Phó Chủ tịch UBND và cuối cùng là Chủ tịch UBND.

Đáng chú ý là trong thời gian này, cấp trên trực tiếp của Vương chính là Cốc Xuân Lập -cựu Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm bị bắt năm 2015, lúc đó đang giữ chức Bí thư thành ủy An Sơn.

Bên lề kỳ họp "Lưỡng hội" diễn ra tại Bắc Kinh, Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây (Trung Quốc) Vương Nho Lâm đã tiết lộ những vụ án tham nhũng lớn diễn ra tại tỉnh Sơn Tây.

Đả hổ diệt ruồi và săn cáo đã bóc trần bộ mặt tham nhũng của nhiều vị quan Trung Quốc.
"Đả hổ diệt ruồi" và "săn cáo" đã bóc trần bộ mặt tham nhũng của nhiều vị quan Trung Quốc.

Theo ông Vương Nho Lâm, hai vụ tham nhũng lớn điển hình ở Sơn Tây bao gồm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Tín dụng Quốc tế Sơn Tây (STIC) Thượng Quan Vĩnh Thanh chi 390 triệu nhân dân tệ (khoảng 60 triệu USD) tiền công quỹ để mua máy bay riêng, và mỗi khi ký quyết định cho doanh nghiệp cấp dưới vay tiền, Thượng Quan Vĩnh Thanh đều đòi hưởng 20% tổng số tiền vay.

Vụ thứ hai là nguyên Phó Thị trưởng thành phố Lã Lương (Sơn Tây) Trương Trung Sinh nhận hối lộ trên 600 triệu nhân dân tệ (khoảng 92 triệu USD) - số tiền gần bằng tổng thu nhập tài chính của 9 huyện nghèo thuộc tỉnh Sơn Tây.

Tỉnh Sơn Tây được coi là "điểm nóng" trong chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình phát động hơn ba năm qua. Trong quá trình này, Sơn Tây cũng là tỉnh có nhiều quan chức "ngã ngựa" nhất do tham nhũng.

Theo Hồng Cúc (Tổng hợp)

Đất Việt