1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc "đấu" hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương cách nào?

Một đòn tấn công tập trung, hiệu quả vào tàu sân bay Mỹ có thể tiêu diệt 5.000 sĩ quan và binh sĩ hải quân, lớn hơn tất cả các tổn thất sinh mạng trên chiến trường Iraq cộng lại.

Sẽ có thể nhận định rằng, tầu sân bay của hải quân Hoa kỳ "Gerald R. Ford" có thể đảm bảo được uy thế vượt trội của Mỹ trước các đối thủ tiềm năng trong khoảng nửa đầu thế kỷ 21. Một con tàu khổng lồ nặng nề kém cơ động đang được hình thành trên cầu đóng tầu của thành phố Newport News, bang Virginia, có thể mang trên boong tầu 4.660 sĩ quan và binh sĩ Hải quân với một khối lượng rất lớn máy bay chiến đấu và vũ khí trang bị.

Nhưng có một vấn đề đang chặn giữa việc đóng 1 tầu sân bay hiện đại và những điều đang đợi ở phía trước vào năm 2015, khi tầu sân bay lớp USN CVN-78 được hạ thủy. Trung Quốc đã chế tạo được các tên lửa đạn đạo, có khả năng vẽ được 1 đường cong trong không gian phóng đạn và nổ tung trên boong tầu sân bay của Hoa Kỳ, tiêu diệt lực lượng trên boong và biến tầu sân bay trở thành một hòn đảo lửa vô ích.

Từ những năm 1945, người Mỹ đã kiểm soát được vùng nước Thái bình dương nhờ vào những con tầu khổng lồ với lượng giãn nước lên đến 97.000 tấn, mỗi một con tầu tượng trưng cho 4,5 mẫu Anh lãnh thổ nước Mỹ cơ động trên đại dương, như lời phát biểu đầy tự hào của lính thủy Mỹ. Trong những năm ấy, người Trung Quốc không có cách nào khác, ngoài việc lẳng lặng ngắm nhìn những con tầu Mỹ, bơi lội thoải mái mà không bị trừng phạt trên vùng nước ven biển của Trung Quốc.

Trong giai đoạn ngày nay, Trung Quốc đang tăng cường và hiện đại hóa sức mạnh quân sự của họ, mà điển hình là vũ khí trang bị và năng lực tác chiến. Theo phát biểu của những chuyên gia quân sự Trung Quốc, một trong những kế hoạch của họ là buộc các tầu sân bay của Mỹ phải rời xa hơn nữa trong khu vực hải dương lợi ích của Trung Quốc tính từ bờ biển. Phản ứng trước những phát biểu cứng rắn trên, nước Mỹ buộc phải điều chỉnh lại các kế hoạch hoạt động tác chiến. Không một lời nói nào được phát biểu, nhưng cả hai bên đều thực hiện những kế hoạch hoành động, mà bản chất của nó thực tế là cuộc chạy đua vũ trang trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập trận trong khu vực biển Đông.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập trận trong khu vực biển Đông.
 

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đại diện của Lầu Năm Góc không có hứng thú bình luận về khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời bài toán lập lờ cũng khác hoàn toàn so với quan hệ với Liên bang Xô Viết trước đây, hoàn toàn không có gì là kẻ thù cụ thể. Năm 2010, trong thời gian thăm chính thức Trung quốc, thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Michele Flournoy về vấn đề đối ngoại quân sự, đã khẳng định với một vị tướng cao cấp của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa rằng "Mỹ không cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”  và "Mỹ không coi Trung Quốc như một kẻ thù tiềm năng” như lời bà thứ trưởng đã nói trong các cuộc họp.

Đồng thời, các sĩ quan quân đội Mỹ hay nói về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cho các cuộc xung đột có thể xảy ra trên Thái Bình Dương, nhưng lại không hề nhắc tới đối thủ mà họ chuẩn bị chiến đấu là ai. Tình huống giống như một cuốn tiểu thuyết của Harry Porter, mà trong đó, các nhân vật chính từ chối không nhắc đến tên kẻ thù của mình, Andrew Krepinevich , giám đốc Trung tâm đánh giá Chiến lược và Ngân sách, một trung tâm gắn chặt với Lầu Năm Góc phát biểu: "Không thể gọi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm năng – không thể coi Trung quốc như một kẻ thù”.

Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc khẳng định tên lửa đạn đạo Đông Phong 21D (DF-21D) có khả năng tấn công chính xác một tầu nổi đang hoạt động trên khoảng cách đến 1.700 hải lý. Các chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định rằng góc quỹ đạo tên lửa của Trung Quốc quá cao so với các phương tiện đánh chặn tên lửa hành trình, vốn có đặc điểm là lướt trên mặt nước biển, nhưng lại quá thấp đối với các phương tiện đánh chặn các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Hiên nay, DF-21 đang nằm ngoài tầm phòng thủ của tất cả các phương tiện phòng không của Mỹ trên tầu.

Ngay cả trong trường hợp các hệ thống phòng thủ của Mỹ trên tầu có khả năng tiêu diệt được 1 hoặc 2 đầu đạn DF-21, theo nhận xét của các chuyên gia, thì Trung quốc vẫn có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ tầu sân bay của Mỹ bằng một loạt nhiều tên lửa phóng cùng lúc.

Trên thực tế, tên lửa chống tầu mới của Trung Quốc, theo nhiều nguồn tin chưa được triển khai có thể buộc các tầu sân bay của Mỹ phải hoạt động xa so với bờ biển Trung Quốc, làm phức tạp và khó khăn hơn đối với các máy bay chiến đấu của không quân hải quân Mỹ trên bầu trời của Trung Quốc, và máy bay của Mỹ cũng không thể chiếm ưu thế thống trị bầu trời, nếu như xảy ra tranh chấp, xung đột với Trung Quốc trên đường biên giới hoặc khu vực lợi ích cốt lõi của họ.

Tầm bắn tên lửa Đông Phong DF-15 đến DF-21 của Trung Quốc.
Tầm bắn tên lửa Đông Phong DF-15 đến DF-21 của Trung Quốc.
 

Để đáp trả hành động của Trung Quốc, Hải quân Mỹ phát triển các máy bay chiến đấu không người lái tầm xa, loại máy bay robot này có khả năng cất cánh từ tầu sân bay Mỹ, đang cơ động trên vùng biển xa và hoạt động trong không trung lâu hơn so với khả năng của một phi công. Như vậy, lực lượng không quân Hoa kỳ sẽ cần tới cả hạm đội máy bay ném bom robot, có khả năng cơ động tác chiến trên không gian không giới hạn của Thái Bình Dương.

Thủ pháp trò chơi gamesmanship còn được diễn ra ngay trong không gian điện toán. Các chuyên gia an ninh mạng của Mỹ lo lắng rằng, khi xảy ra xung đột lợi ích (bao gồm các có vũ trang và phi vũ trang) Trung Quốc sẽ tấn công mạng lưới thông tin truyền thông của các vệ tinh, các vệ tinh viễn thông, trinh sát và định vị kiểm soát tất các các phương tiện bay không người lái, đồng thời cả hệ thống thông tin liên lạc của quân đội Mỹ. Các chuyên gia khẳng định, kết quả của một cuộc xung đột sẽ phụ thuộc vào phía bên nào có thế gây nhiễu hệ thống truyền thông và thông tin liên lạc trong hệ thống mạng của đối phương, hoặc phá hủy hệ thống truyền thông và công nghệ thông tin của đối phương nhanh chóng và hiệu quả.

Trong suốt chiều dài lịch sử kiểm soát được vùng biển là điều kiện tiên quyết cho tất cả các nước, có mong muốn trở thành một đất nước hùng mạnh và phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang Trung Quốc trong đó, phần lớn là sự phát triển tiềm lực quân sự hải quân. Theo thông tin của Viện nghiên cứu RAND Corporation, có quan hệ rất gần gũi với các lĩnh vực nghiên cứu quân sự, cho thấy: Theo biên chế hiện nay, Trung Quốc có 29 tầu ngầm, được trang bị tên lửa hành trình chống tầu, nhưng năm 2002 Trung Quốc chỉ có 8 chiếc, đồng thời vào tháng 8/2011, Trung Quốc đã thử nghiệm hoạt động của tầu sân bay Liêu Ninh..

Thời gian trước đây, các nhà chiến lược quân sự coi vấn đề Đài Loan như một vấn đề chủ chốt trong mối quan hệ đối nghịch giữa Trung Quốc và Mỹ. Hiện nay trong khu vực châu Á Thái Bình Dương xuất hiện nhiều điểm nóng bỏng hơn, đó là mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật bản và Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền các hòn đảo trên biển Hoa Đông - Trung Quốc. Trên Biển Đông, như đã dự đoán, là khu vực tập trung nhiều dầu và khí gas, có những tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippinnes và các nước khác trên khu vực lãnh hải, thềm lục địa và những khu vực chồng lấn.

Các điểm nóng trên vùng biển châu Á - Thái Bình Dương.
Các điểm nóng trên vùng biển châu Á - Thái Bình Dương.
 

Những năm trước, giới quân sự Mỹ có lẽ sẽ phản ứng khác hơn khi xảy ra những vấn đề xung đột nóng lên bằng cách, gửi một hoặc một nhóm tầu sân bay trong đội hình 11 tầu sân bay của Mỹ, để giữ vững tinh thần cho đồng minh và kiềm chế Trung quốc. Nhưng hiện nay, điều đó trở nên nguy hiểm. Quân đội PLA không những có tên lửa chống tầu sân bay tầm xa, mà còn có cả những tầu ngầm mang tên lửa hành trình chống tầu, có khả năng phá hủy một trong những công cụ chiến tranh hiệu quả của tiềm lực quốc phòng Hoa Kỳ.

«Tình huống diễn ra rất nhanh chóng - Eric Hedzhinbotem, một trong những chuyên gia của RAND Corporation, chuyên viên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á phát biểu – nếu vào năm 1995 hoặc 2000, bằng tầu sân bay, các nguy cơ xung đột có khả năng được hóa giải – nhưng hiện nay, các nguy cơ xung đột ngày càng tăng, xuất hiện cả một hệ thống các nguy cơ xung đột trên toàn tuyến. ».

Sự quyết tâm của Bắc Kinh đối với nội dung phát triển tên lửa chống tầu, có khả năng tấn công các tầu sân bay, được hình thành trong cuộc khủng hoảng năm 1996 ở vịnh Đài Loan. Chính phủ Trung Quốc không muốn người dân Đài Loan bỏ phiếu ủng hộ cho tổng thống Đài loan, phát biểu ủng hộ sự độc lập của Đài Loan, đã tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa trong vùng nước của Đài Loan. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Bill Clinton gửi 2 cụm tầu sân bay đến biển Đài Loan, bằng cách đó thông báo cho Trung Quốc biết, Washington sẵn sàng bảo vệ Đài Loan – và cũng là một trong những thất bại chính trị có tính chiến lược của Trung Quốc.

Các nhà quân sự Trung Quốc đã tập trung nghiên cứu nâng cấp vũ khí trang bị, năng lực tác chiến cũng như khả năng điều hành quân đội với mục đích ngăn chặn tầm ảnh hưởng của tiềm lực quân sự Mỹ trên biển Thái Bình Dương, phát triển công nghệ quân sự, như các chuyên gia quân sự Mỹ gọi là anti-access (chống tiếp cận). Ngăn chặn khả năng tiếp cận và hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ vào khu vực lợi ích của Trung Quốc.

«Sự phát triển của lực lượng quân sự Trung Quốc nhằm mục tiêu ngăn cản sự thâm nhập vào khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông – Đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, nguyên Tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Mỹ Gary Rouhed nhận xét – Có thể nhìn lại lịch sử và nghiên cứu chiến cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II, khi người Nhật cố gắng ngăn chặn người Mỹ thâm nhập vào khu vực vùng nước lợi ích của Thái Bình dương ».

Vào năm 2004, chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi công báo Học thuyết quân sự mới, đã yêu cầu các lực lượng vũ trang Trung Quốc đảm bảo thực hiện sứ mệnh lịch sử, bảo vệ những lợi ích quốc gia của Trung Quốc, các cán bộ quân sự cao cấp Trung Quốc đã tuyên bố những lợi ích quốc gia đó bao gồm đảm bảo tuyến vận tải đường biển quốc tế, cho phép tiếp cận các nguồn dầu mỏ nước ngoài và bảo vệ người Trung Quốc, lao động và hoạt động ở nước ngoài. Điều này cũng phù hợp với những yêu cầu đòi được bảo đảm những lợi ích mà Trung Quốc yêu cầu ở Liên Hiệp Quốc trên vùng biển Thái Bình Dương.

Thời gian đầu tiên, Trung Quốc phát triển trong im lặng, sự tập trung nguồn lực chậm. Sau đó một thời gian, những đầu đề trên một số tờ báo đã đưa lên những thông tin đầu tiên đến Washington. Vào năm 2007, trong khi thử nghiệm tên lửa Trung Quốc đã bắn hạ 1 trong những vệ tinh khí tượng đã cũ của mình, giới thiệu khả năng bắn hạ các vệ tinh quân sự của Mỹ, những vệ tinh tạo thành hệ thống thông tin liên lạc, định vị vị trí và đưa những mục tiêu quân sự quan trọng của Trung Quốc vào trong tầm ngắm của vũ khí Mỹ.

Người Mỹ đáp trả bằng một trong những công nghệ hoàn toàn bí mật, có khả năng bảo vệ các vệ tinh của Mỹ trước những vũ khí tấn công mới như tên lửa và hoặc vũ khí laser. Sau một năm vụ thử tên lửa của Trung quốc, người Mỹ giới thiệu hệ thống tên lửa đánh chắn bằng cách tiêu hủy một vệ tinh do thám đã cũ của mình băng tên lửa đạn đạo đánh chặn chống tên lửa.

Năm 2010 cuộc chạy đua vũ trang tăng tốc độ. Vào tháng 3, chính xác là vài giờ trước cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Gates với chủ tịch Hồ Cẩm Đào, mục tiêu của cuộc viếng thăm chính thức là nối lại những quan hệ Mỹ với Trung Quốc, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sử dụng công nghệ stealth. Máy bay tàng hình mang tên gọi là J-20, cho phép Trung Quốc có thế ra những đòn tấn công rất xa từ lãnh thổ của họ, có thể, đó là các căn cứ quân sự nằm sâu trong đất liền hoặc ở rất xa, như căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Lan, Nhật Bản và quần đảo Guam.

Cán cân lực lượng Trung - Mỹ theo đơn vị tác chiến trên biển.
Cán cân lực lượng Trung - Mỹ theo đơn vị tác chiến trên biển.
 

Tầu sân bay Liêu Ninh, được hạ thủy vào tháng 8, được đóng và trang bị lại trên cơ sở tầu sân bay "Varyag" Liên bang Xô Viết, mua lại của Ukraina. Tầu sân bay Liêu Ninh đã được biên chế vào lực lượng hải quân Trung Quốc, khi tầu sân bay chủ lực hiện đại Gerald R. Ford được biên chế vào lực lượng tầu sân bay Hải quân Mỹ. Và việc xây dựng các tầu sân bay của Trung Quốc sẽ bắt đầu khi có đủ căn cứ về khoa học, trình độ công nghệ của nền công nghiệp đóng tầu quân sự Trung Quốc.

Một vấn đề quan trọng nữa làm các nhà xây dựng chiến lược quân sự Mỹ cảm thấy bất an, đó là sự phát triển và nâng cấp của tầu ngầm Trung Quốc. Các tầu ngầm Trung quốc giai đoạn gần đây có khả năng lặn lâu hơn và cơ động rất im lặng, khác hẳn các tầu ngầm thế hệ trước. vào năm 2006, tầu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện giữa cụm tầu chiến đấu của hải quân Mỹ và cơ động trong im lặng, nó chỉ bị phát hiện khi đã nổi lên mặt nước.

Đánh giá chính xác khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc càng khó hơn. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn tài chính và nhân lực vào phát triển công nghệ thông tin, công nghệ mạng và tác chiến không gian ảo. Các chuyên gia công nghệ của Bộ quốc phòng Mỹ khẳng định, các hacker Trung Quốc, theo những thông tin nhận biết được tương đối chính xác, hoạt động dưới sự hỗ trợ của chính phủ, đã nhiều lần tấn công vào mạng thông tin Bộ quốc phòng Mỹ. Trung Quốc đã không dưới 1 lần phủ nhận sự hỗ trợ của chính phủ về vấn đề này.

Những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật quân sự đã làm thay đổi cách phát biểu của một phần các cán bộ quân sự cao cấp Trung Quốc. Nhưng sĩ quan quân sự hăng hái và các nhà phân tích quân sự cực đoan từ lâu đã buộc tội Mỹ vào âm mưu bao vây và giữ Trung Quốc trong vòng vây của những hòn đảo, bao gồm Nhật Bản, Phillippines, có hiệp ước phòng thủ chung cùng với Mỹ, đồng thời cả Đài Loan, gắn kết với Mỹ bởi hiệp ước hỗ trợ phòng thủ. Bây giờ các nhà quân sự cực đoan bàn nhiều về nội dung đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ảnh hưởng và dồn Mỹ đến quần đảo Hawaii, tạo điều kiện thuận lợi cho hải quân Trung Quốc tự do hoạt động trong vùng nước ven biển, khu vực phía Tây Thái Bình Dương, Đại Tây dương và các vùng nước khác.

«Trong giới hạn của những hòn đảo tiền tiêu, Mỹ có 4 đồng minh lớn, với các đồng minh này Mỹ muốn bóp nghẹn sự phát triển của con rồng Trung Hoa, biến nó thành con rồng đất» – Phát biểu trong một cuộc hội thảo vào tháng 9.2011, Thiếu tướng Luo Yuan (Lưu Nguyên) một trong những chuyên gia quan sát và nghiên cứu chiến lược của Quân đội Trung Quốc phân tích.

Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự đến thời điểm này rõ ràng chưa đủ để có thể đánh thắng được lực lượng hải quân Mỹ trong một cuộc chiến tranh đối đầu trực tiếp. Nhưng chiến lược của Trung quốc là đẩy lùi từng bước lực lượng Hải quân Mỹ ra khỏi vùng ảnh hưởng, giữ cho lực lượng hải quân Mỹ không thể phản ứng trước những sự kiện đã rồi, cho đến khi hải quân Trung Quốc nắm được quyền kiểm soát những hòn đảo hoặc quần đảo đang tranh chấp, hoặc nắm quyền kiểm soát được các vùng nước đang tranh chấp. Phát biểu nhận xét của các quan chức quân sự lực lượng hải quân Mỹ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sĩ quan cao cấp của Lầu Năm Góc như bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Gates và Đô đốc Mike Mullen, nguyên chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân, đều công bố là Mỹ muốn phát triển mỗi quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ với Trung Quốc.

Không phải tự nhiên lực lượng quân sự Trung quốc chiếm vị trí trung tâm trong kế hoạch toàn cầu của Mỹ. Vào năm 2008, quân đội Mỹ tiến hành một loạt các cuộc tập trận với tên gọi «Pacific Vision», trong các cuộc tập trận đó, lực lượng quân đội Mỹ thử nghiệm chiến đấu với một lực lượng quân sự có tiềm lực tương đương trên Thái Bình Dương. Tên tạm gọi của kẻ thù tiềm năng đó, như mọi người đều biết, trong các lực lượng vũ trang có nghĩa là Trung Quốc.

«Nhiệm vụ chung của tôi là đánh giá tình hình chung và khu vực phía Tây Thái Bình Dương về tổng thể - Phát biểu của tướng đã nghỉ hưu Carrol "Howie" Chandler, người tham gia giúp đỡ tiến trình cuộc tập trận- và đối với tôi tình hình phía Tây Thái Bình Dương không phải là bí mật, khi chúng tôi biết người Trung Quốc đang cố gắng phong tỏa vùng biển lợi ích, để thắng được lợi thế của chúng ta trên Thái Bình Dương».

Trong thời gian tiến hành các cuộc tập trận, Hội đồng liên quân đã kiểm tra khả năng của Hải quân Mỹ nói riêng và lực lượng quân đội Mỹ nói chung về khả năng sử dụng sức mạnh quân sự trong khu vực, từ các căn cứ trên mặt đất và từ các tầu sân bay. Những gương mặt tướng lĩnh quen thuộc trong tiến trình diễn tập đã thông báo không chính thức về những ý đồ chiến lược gắn kết với khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc. Các chuyên viên cao cấp của Lầu Năm góc khẳng định, kế hoạch diễn tập với các hoạt động tác chiến của «Air-Sea Battle» (tác chiến không biển), là cơ sở để phát triển các giải pháp đấu tranh hiệu quả chống lại các loại vũ khí trang bị mới của Trung Quốc, trong giai đoạn hiện nay đang được phát triển.

Lực lượng hải quân Mỹ đang phát triển các loại vũ khí trang bị mới, trang bị cho các tầu sân bay của Mỹ, đồng thời phát triển các loại máy bay mới, có thể cất cánh từ trên tầu sân bay. Trên tầu sân bay Ford, máy phóng máy bay phản lực sẽ là điện từ trường, chứ không phải là hơi nước, điều đó cho phép máy bay cất cánh nhanh hơn.

Phát triển các máy bay không người lái tương thích với tầu sân bay, những máy bay không người lái thế hệ mới có thể giúp cho tầu sân bay Mỹ tác chiến hiệu quả với khoảng cách rất lớn trên biển – đại dương có thể được coi như một thành tựu khoa học quân sự to lớn, giúp giảm đi phần nào sự bất an của các tướng lĩnh Lầu Năm góc. Chuẩn Đô đốc William Shannon, người lãnh đạo cơ quan phát triển máy bay không người lái và vũ khí trang bị chủ lực của hải quân, so sánh kết quả chuyến hạ cánh thành công của máy bay không người lái xuống tầu sân bay tương tự như kết quả của chuyến hạ cánh đầu tiên của phi công Eugene B. Ely xuống chiến hạm " Tôi cho rằng thành tựu đạt được của chuyến bay thử nghiệm máy bay không người lái xuống tầu sân bay ..như bước khởi đầu sự phát triển của 100 năm tiếp theo lịch sử của không quân hải quân” - Ông ta nói.

Lực lượng không quân cũng cần những máy bay ném bom chiến lược tác chiến tầm xa để sử dụng trên Thái Bình Dương. Máy bay chiến thuật của hải quân và không quân có bán kích tác chiến không lớn, nếu không có lực lượng tiếp dầu trên không, hệ thống các máy bay chiến đấu ngày nay chỉ tác chiến có hiệu quả trong phạm vị bán kính 575 dặm.

Theo nhận xét có tính khẳng định của các nhà chiến lược quân sự, tầu ngầm của Trung Quốc, máy bay tiêm kích và tên lửa chống tầu có điều khiến sẽ ép buộc các tầu sân bay của Mỹ phải hoạt động ở tầm xa cách bờ biển của Trung Quốc. Khả năng tác chiến tầm xa sẽ là cơ sở căn bản cho tư tưởng chiến lược của quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương - «AndrewHoyen, phó chủ tịch, "Rand Corporation" phát biểu - cần phải có những máy bay ném bom tầm xa. Từ quan điểm ưu tiên hàng đầu của lực lượng không quân, trong đầu tôi không có điều gì quan trọng hơn thế.

Người Mỹ cũng quan tâm đặc biệt đến vấn đề căn cứ quân sự trên các nước đồng minh, các căn cứ trên đất liền sẽ phát triển lực lượng và vũ khí trang bi ra toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama cách đây không lâu đã tuyên bố, nước Mỹ sẽ sử dụng các căn cứ mới ở Australia, bao gồm cả hải cảng quân sự lớn nhất ở Darvin. Hoàn toàn có khả năng, trên nhiều căn cứ quân sự, lực lượng của Mỹ sẽ không đóng quân một cách cố định, nhưng khi có xung đột xảy ra, quân đội Mỹ có thể sử dụng các căn cứ đó cho máy bay không quân Mỹ.

Trong những thành tựu quân sự mà Trung Quốc đạt được cũng như ngân sách dành cho quân sự của Mỹ ngày càng eo hẹp, một số sĩ quan cao cấp bắt đầu suy nghĩ, có lẽ đã đến thời điểm suy nghĩ lại về chiến lược quân sự của một cường quốc số 1 thế giới được đặt lên những con tầu sân bay khổng lồ như Ford. Tất cả những giải pháp công nghệ tầu sân bay cũng chưa giải quyết dứt điểm được vấn đề thực lực quân sự của Trung Quốc. Một đòn tấn công tập trung, hiệu quả sẽ đặt dưới sự nguy hiểm cuộc sống của nhiều người – 5.000 sĩ quan và binh sĩ hải quân- lớn hơn tất cả các tổn thất sinh mạng trong chiến trường Iraq cộng lại.

Cán cân lực lượng Trung - Mỹ theo đơn vị tác chiến trên biển.
Tầu sân bay tấn công Gerald R. Ford trên ụ tầu, tầu sẽ phải phục vụ 50 năm, hiện đang được đóng tại Newport News – Bang Virginia.
 

« Gerald R. Ford » là chiếc tầu sân bay hiện đại thế hệ mới – Đại úy hải quân Henry Hendricks và trung tá Thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu Noel Williams viết vào năm 2011 trong bài viết trên tạp chí Viện Hải quân (USNI) «Proceedings» - nó có thể là chiếc tầu đầu tiên và cũng là cuối cùng khi phương thức tiến hành chiến tranh đang thay đổi. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự Mỹ lại cho rằng tên lửa sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc chẳng qua chỉ để 'nhát ma' vì Liên Xô trước đây đã từng thất bại trong một nỗ lực tương tự. Hơn nữa, giờ đây Mỹ đã có trong tay một số vũ khí phòng thủ mới siêu mạnh, có thể vô hiệu hóa đòn tấn công tàu sân bay bằng tên lửa như DF-21.

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong