1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trung Quốc cáo buộc các nghị sỹ Anh can thiệp vào chính trị Hồng Kông

(Dân trí) - Trung Quốc đã cáo buộc các nghị sỹ Anh can dự vào các vấn đề của Hồng Kông, trong bối cảnh người dân tại đặc khu hành chính này phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh bác đề xuất bầu cử tự do đầy đủ để chọn nhà lãnh đạo mới vào năm 2017.

Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ nhiều người biểu tình phản đối chính quyền đại lục
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ nhiều người biểu tình phản đối chính quyền đại lục

Theo kênh BBC, giới chức Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn một ủy ban của quốc hội Anh tiến hành điều tra những căng thẳng đang diễn ra tại Hồng Kông.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh cũng đã tìm cách yêu cầu các nghị sỹ Anh không can dự vào tình hình.

Những cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tại Hồng Kông đã tuần hành phản đối các động thái của chính quyền Trung Quốc, mà họ xem là hạn chế những cuộc bầu cử dân chủ tại đặc khu hành chính này.

Trong một bức thư với những lời lẽ mạnh mẽ, Ủy ban đối ngoại quốc hội Trung Quốc cáo buộc các nghị sỹ Anh đang thực hiện một “hành động rất không phù hợp, cấu thành sự can dự vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Bức thư tuyên bố hành động này “đã phát đi một thông điệp chính trị sai lầm ra thế giới bên ngoài, và làm gián đoạn cải cách chính trị tại Hồng Kông”.

Bức thư cũng có đoạn khẳng định Trung Quốc sẽ “không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, từ Anh hay bất kỳ thế lực nước ngoài nào khác”.

“Tác động tiêu cực”

Bắc Kinh cho rằng, ý định của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh tiến hành một cuộc điều tra đối với tình hình tại Hồng Kông “sẽ có tác động tiêu cực với mối quan hệ giữa hai nước”.

Trung Quốc cảnh báo các nghị sỹ Anh “cần hành động một cách thận trọng về vấn đề Hồng Kông, lưu ý tới bức tranh lớn hơn trong quan hệ Trung – Anh, cũng như sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông, ngừng can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông và hủy cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Anh và đặc khu hành chính này”.

Hồi tháng 7 vừa qua, ủy ban đối ngoại của Hạ viện Anh đã công khai ý định điều tra để xem xét những tiến bộ Hồng Kông đạt được trong vòng 30 năm sau khi trao trả cho Trung Quốc.

Phạm vi của cuộc điều tra được nêu rõ bao gồm những tiến bộ trong cải cách dân chủ.

Thỏa thuận mà Anh ký với Trung Quốc khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông được xem như luật cơ bản. Trong đó bảo đảm mức độ tự trị cao và các quyền cơ bản, sự tự do sinh sống của người Hồng Kông.

Là một bên ký kết trong thỏa thuận, Anh sẽ tiếp tục quan tâm tới những gì đang diễn ra tại Hồng Kông. Ví dụ, mỗi năm ngoại trưởng Anh có trách nhiệm báo cáo quốc hội 2 lần về tình hình tại đây.

Thanh Tùng
Theo BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm