1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc cam kết ngừng sử dụng nội tạng tử tù để cấy ghép

Hôm 4-12, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này sẽ hứa chấm dứt việc sử dụng nội tạng của các tử tù sau khi thi hành án vào ngày 1-1-2015 tới.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần hứa chấm dứt việc làm gây tranh cãi này. Tuyên bố gần đây nhất là vào tháng 10-2013, sau khi bị quá nhiều người lên án và chỉ trích vì không có sự đồng ý của tử tù.

Trước tình hình đó, Tiến sĩ Huang Jiefu, người đứng đầu ủy ban hiến tạng Trung Quốc cho biết từ ngày 1-1-2015, các cơ quan nội tạng hiến tặng tự nguyện mới được sử dụng để cấy ghép.
 
Tử tù Trung Quốc cung cấp 2/3 nguồn nội tạng cấy ghép cho người bệnh nước này

Tử tù Trung Quốc cung cấp 2/3 nguồn nội tạng cấy ghép cho người bệnh nước này

Vì vậy, đến nay 38 trung tâm ghép tạng trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Bắc Kinh, Quảng Đông và Chiết Giang, đã ngừng sử dụng các bộ phận cơ thể của tù nhân để cấy ghép cho người bệnh.

Tiến sĩ Huang cho biết thêm, mỗi năm có khoảng 300.000 người ở Trung Quốc cần cấy ghép nội tạng, nhưng chỉ có 10.000 người được phẫu thuật. Với tỷ lệ hiến nội tạng là 0,6% trên 1 triệu người, Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ hiến tạng thấp nhất trên thế giới. Trong khi Tây Ban Nha là 37% trên 1 triệu người.

"Bên cạnh tín ngưỡng truyền thống, một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hiến tạng của chúng tôi là có nhiều người lo ngại rằng hiến tạng sẽ không được công bằng, minh bạch", ông Huang nói trong một buổi hội thảo.

Trước những hành động của Trung Quốc về việc ngăn chặn sử dụng nội tạng tù nhân, ông William Nee, thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với BBC rằng, điều đó sẽ là "một bước tiến tích cực trong hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, mặc dù vẫn còn một số thách thức ở phía trước”.

"Hành động này không chỉ có hiệu quả trong việc xây dựng một hệ thống hiến tặng nội tạng tự nguyện, mà còn giúp chính phủ Trung Quốc công khai minh bạch về số lượng người bị kết án tử hình, số vụ thi hành án mỗi năm và cách thức thực hiện”, ông Nee nói thêm.

Từ lâu, nội tạng lấy từ các tử tù sau khi thi hành án được coi là nguồn cung cấp quan trọng cho việc cấy ghép trong nước. Theo các phương tiện truyền thông, số nội tạng này chiếm 2/3 trên tổng số các ca ghép ở Trung Quốc.

Tổ chức Dui Hua có trụ sở tại Mỹ cho biết, các nhà chức trách Trung Quốc đã hành quyết rất nhiều tù nhân mỗi năm, chỉ tính riêng trong năm 2013 con số tù nhân nhận án tử hình là khoảng 2.400 người.
 
Theo Hà Triệu/BBC
An ninh Thủ đô