1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

"Tôi có tình cảm đặc biệt với Việt Nam ngay từ lần đầu tới thăm"

(Dân trí) - Nhà ngoại giao Thụy Điển Pereric Hogberg tâm sự ông có ấn tượng với Việt Nam ngay từ lần tới công tác 20 năm về trước và có mơ ước một ngày nào đó đại diện cho Thụy Điển tại Việt Nam. Năm nay, ước mơ đó của ông Hogberg đã trở thành hiện thực.


Ông Hogberg trò chuyện với một người Việt khi tới thăm đền Ngọc Sơn, Hà Nội ngày 9/9 (Ảnh: Mạnh Thắng)

Ông Hogberg trò chuyện với một người Việt khi tới thăm đền Ngọc Sơn, Hà Nội ngày 9/9 (Ảnh: Mạnh Thắng)

“Tôi đến Việt Nam lần đầu năm 1996 và ngay lập tức có ấn tượng đặc biệt với đất nước này. Sau đó tôi đã thăm nhiều nơi ở Đông Nam Á và tìm hiểu văn hóa Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Tôi luôn theo dõi sự phát triển của đất nước bạn những năm qua”, ông Hogberg cho biết trong khi trò chuyện với báo chí trong chuyến thăm quan phố cổ sáng ngày 9/9, gần 2 tuần sau khi nhậm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Thụy Điển tại Việt Nam.

“Tôi có ước mơ cá nhân là không biết một ngày nào đó đại diện cho Thụy Điển tại Việt Nam hay không và năm

Trước khi trở thành đại sứ tại Việt Nam, ông Hogberg, sinh năm 1967, là người đứng đầu ủy ban châu Phi thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Ông cũng từng làm việc tại các đại sứ quán, trong đó có tại Namibia và Nam Phi.

nay cơ hội đã đến khi tôi được Bộ Ngoại giao phê chuẩn làm đại sứ. Với cơ hội đó, tôi đã trở lại Việt Nam hồi tháng 4 và 5 năm nay và thấy Việt Nam phát triển rất nhiều so với 2 thập niên trước - một Việt Nam năng động, hiện đại”.

Chia sẻ về sứ mệnh mới, Đại sứ Hogberg nói ông không chỉ mong muốn tăng cường quan hệ iữa chính phủ mà còn giữa người dân hai nước, dựa trên nền tảng lịch sử quan hệ song phương.

Với một thị trường năng động và triển vọng như Việt Nam, ông mong các công ty Thụy Điển biết tới nhiều hơn thị trường này, mở rộng các cơ hội đầu tư hợp tác, đầu tư, thương mại, trao đổi công nghệ.

Đại sứ Hogberg cũng mong muốn chia sẻ truyền thống về giá trị của một Thụy Điển hiện đại, thúc đẩy các trao đổi văn hóa giữa người dân hai nước.

Muốn tới thăm mọi miền đất nước

Với tư cách cá nhân, ông Hogberg muốn có thêm nhiều thời gian để khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa giàu bản sắc truyền thống và lịch sử hào hùng của Việt Nam. Không chỉ ở Hà Nội hay thăm thành phố Hồ Chí Minh, ông muốn tới thăm nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam, tìm hiểu sự đa dạng văn hóa.

“Tôi mong cởi mở nhất có thể, muốn gặp gỡ mọi người, tìm hiểu về một Việt Nam hiện đại và chuyển thông điệp đó về Stockholm để người dân đất nước tôi thấy rằng Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn”.

Nhà ngoại giao Thụy Điển cũng hào hứng kể chuyện làm quen với giao thông Hà Nội hay các món ăn của Việt Nam như phở, bún chả. “Tôi đã tới ăn tại các nhà hàng của người Việt ở Stockholm và sẽ tìm hiểu thêm về sự đa dạng ẩm thực khi tới đây”, ông nói.

Đại sứ Thụy Điển nói về giao thông Hà Nội

Thụy Điển là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 10/1/1969. Năm 1968, trên cương vị Bộ trưởng giáo dục, ông Olof Palme, người sau này trở thành Thủ tướng, đã dẫn đầu cuộc rước đuốc tuần hành phản đối chiến tranh Việt Nam trên đường phố Stockholm. Sau đó, Thụy Điển cũng là một trong những quốc gia hỗ trợ lớn nhất cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước, với các khoản tài trợ ODA lớn. Thụy Điển đã giúp Việt nam xây dựng nhiều công trình quan trọng như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Nhà máy giấy Bãi Bằng…

An Bình- Mạnh Thắng