1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tô mì “yêu nước” của Trung Quốc gây căng thẳng với Nhật Bản

Chuyện tô mì "yêu nước của Trung Quốc gây căng thẳng với Nhật Bản này từ tiệm mì Quần đảo Điếu Ngư Malatang ở Bắc Kinh lấy chủ đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Trong tiệm mì yêu nước
Trong tiệm mì "yêu nước"

Tiệm mì này trong khu vực sứ quán ở quận Chaoyang, trưng ảnh quần đảo Điếu Ngư mà Trung Quốc (TQ) đòi chủ quyền, trong khi Nhật Bản đang kiểm soát và gọi là quần đảo Senkaku.

Bảng hiệu “yêu nước” bị tháo bỏ vì “nhạy cảm”

Hoàn cầu thời báo hôm 25.1 dẫn lời chủ tiệm Lu Hee: công ty quản lý bất động sản vào đêm 15.1 đã bí mật tháo bỏ bảng hiệu của tiệm, vì công ty sợ chuyệntô mì “yêu nước” của Trung Quốc gây thêm căng thẳng trong quan hệ TQ-Nhật: "Chủ công tysợ nó có thể gây hại đến mối quan hệ giữa thực khách Nhật với các người khác”.

Lu kể đã báo công an vào sáng 16.1 và một nhân viên công ty cho công an biết chính họ tháo bỏ bảng hiệu của tiệm.

Một đoạn video do Lu quay chiếu một ông trung niên nói: “Công ty chúng tôi tháo bảng hiệu, mặc kệ ông về phe nào”.

Vợ Lu là Zhang Yan Chun Zi, nói: “Chúng tôi mở tiệm để thể hiện tinh thần yêu nước. Nhưng chúng tôi không chống Nhật, cũng sẽ dọn món cho họ ăn”.

Bà nói thêm, rằng sẵn sàng bán giá khuyến mãi cho thực khách Nhật nào chịu hô: “Điếu Ngư là của TQ”.

Lu kể: sau khi mở hồi tháng 9. 2014, công ty quản lý bất động sản dọa tịch thu các dụng cụ do họ thấy tên tiệm “quá nhạy cảm”.  

Tiệm mì này nổi tiếng từ ngày 12.1, khi báo The Times (Anh) đăng bài viết về tiệm. Cùng ngày, công ty gởi thông báo, cảnh báo tiệm trưng bảng hiệu không được chấp thuận và phải tháo bỏ trước ngày 15.1, nếu không thì sẽ bị cúp điện-nước và bị tháo bỏ bảng hiệu.  
 
Lu và nhân viên tiếp tân đều mặc quân phục

Lu và nhân viên tiếp tân đều mặc quân phục

Lu kể nguồn thu hàng ngày của tiệm khoảng 6.000 Nhân dân tệ (962 USD) nhưng bị giảm 20 % từ khi bảng hiệu bị tháo bỏ.

Khi được hỏi tiệm sẽ chiều ý công ty và đổi tên, Lu nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đổi tên, vì tiệm thể hiện đúng quan điểm của TQ về Điếu Ngư”.

Một chủ tiệm ăn Nhật gần đó cho Hoàn cầu thời báo biết: ông không phiền gì tiệm mì của Lu và “dù vài thực khách Nhật có đề cập một chút, đấy cũng không là chuyện lớn”.

Lu kể từng phải can ngăn những hành vi hung hăng ngoài quán: “Đôi khi các công chức hô vui “Điếu Ngư là của TQ !” khi người Nhạt đi ngang qua. Lúc ấy, tôi lịch sự mời họ vào trong quán hãy hô to câu này”.

Lu nói: “Tôi yêu tổ quốc tôi. Chúng tôi muốn sử dụng tiệm này để khẳng định quan điểm của chúng tôi với thế giới, và biểu thị thái độ của thanh niên TQ”.

Lu thể hiện tình yêu nước bằng cách lồng tô mì nóng vào một đoạn dây thừng rồi bấm một nút. Tô mì đong đưa trên dây, trượt theo một hệ thống băng chuyền, cho thấy hình một chiến đấu cơ dán dưới đít tô, rồi “hạ cánh” trên một bàn kim loại trong gian bếp treo cờ TQ và mô hình một súng máy.   

 Chiếc bàn này được thiết kế rất giống tàu sân bay Liêu Ninh
 Chiếc bàn này được thiết kế rất giống tàu sân bay Liêu Ninh
 
Lu khoe nếu thả bàn xuống nước, nó sẽ nổi. Nhân viên quán mặc quân phục hải quân sẽ bưng tô mì đến cho thực khách.

Thực đơn thì có món “Lựu đạn Điếu Ngư” tức món chuối chiên, và “Pháo cối Điếu Ngư” tức món khoai chiên ngọt.

Món pháo cối Điếu Ngư  
Món "pháo cối Điếu Ngư"  

 Lu nói chưa có thực khách Nhật nào chịu tuyên bố như thế, nhưng một nữ nhà báo Nhật dù không tuyên bố “Điếu Ngư của TQ” vẫn được tiếp đãi nồng hậu bằng món “lựu đạn” và “pháo cối”.

 Giữa tiệm là bếp rộng và quầy tính tiền có mô hình lớn của Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay đầu tiên của hải quân TQ.

Trên đầu thực khách húp nước lèo rột rột là mô hình các kiểu chiến đấu cơ, trong khi ở góc tiệm là bản sao một khẩu súng máy.

Trên tường treo đầy các bản đồ Điếu Ngư và tấm biển “Quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của TQ”. 

Mô hình chiến đấu cơ trong tiệm mì 
Mô hình chiến đấu cơ trong tiệm mì 

 Vợ chồng chủ tiệm thì ăn mặc kiểu nhà binh, như Lu mặc áo chống đạn rằn ri, nhưng họ tỏ ra thân thiện.

Vợ Lu từng là nhân viên Phòng Thương mại, giải thích: “Chúng tôi lấy cảm hứng từ niềm tự hào dân tộc, cùng trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Là phụ nữ TQ, tôi muốn bảo vệ quần đảo theo cách của tôi”.

Vợ chồng Lu “đánh vào” chuyện dân TQ “yêu nước” và đòi Nhật trao trả quần đảo tranh chấp để kinh doanh. Khó mà biết tiệm mì trực tiếp đóng góp được gì cho những biện pháp giành chủ quyền Điếu Ngư của Bắc Kinh.

Ngày 26.1, trang National Interest dẫn tạp chí quốc phòng IHS Jane’s: hình ảnh chụp từ vệ tinh hồi tháng 10.2014, xác nhận TQ đã xây một căn cứ quân sự gần Điếu Ngư, gồm một sân bay trực thăng có 10 bãi đáp và cánh quạt gió trên đảo Nanji (một trong 52 đảo và chỉ cách Senkaku 300 km) trong khi Okinawa có nhiều căn cứ quân Mỹ-Nhật chỉ cách 400 km.
 
Tiệm mì yêu nước Điếu Ngư ở Bắc Kinh
Tiệm mì "yêu nước" Điếu Ngư ở Bắc Kinh
 
Theo Bích Ngọc/The Times