1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tình hình nóng Nga- Ukraine: Chiến thuật 3 bên

Ukraine tiếp tục cáo buộc các động thái quân sự của Nga giáp biên giới nước này, trong khi Nga bình tĩnh, phía Mỹ đã lên tiếng kiềm chế Ukraine.

Ukraine cáo buộc Nga triển khai các hệ thống giám sát tín hiệu và điện tử tới khu vực biên giới tiếp giáp vùng Kharkiv của Ukraine.

Lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine đã sử dụng máy bay do thám Diamond để ghi lại hình ảnh về hệ thống giám sát tín hiệu mà Nga mới triển khai nằm cách biên giới tỉnh Kharkiv chỉ 2,5km.

Không chỉ tố lực lượng của Nga tới sát biên giới, Ukraine cũng chuyển tới khu vực này nhiều vũ khí hạng nặng.

Ukraine phát hiện thiết bị do thám Nga sát biên giới. Ảnh: Đài TV24 Ukraine
Ukraine phát hiện thiết bị do thám Nga sát biên giới. Ảnh: Đài TV24 Ukraine

Hãng tin Ukraine Today ngày 20/8 cho biết, từ sáng 19/8, nhiều vũ khí tối tân đã được lực lượng vũ trang Ukraine chuyển đến khu vực đường tiếp giáp ở Donbass.

Trong số những vũ khí này có hệ thống hỏa lực bắn loạt Grad, đại bác, xe tăng, lựu đạn, súng cối…

Trong khi đó, phái bộ giám sát đặc biệt (SMM) của tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine cũng cho biết, nhóm này đã ghi nhận sự hiện diện ở gần đường giới tuyến thuộc miền Đông nước này của các loại vũ khí vốn bị cấm theo thỏa thuận ngừng bắn đang được thực thi.

Trả lời phỏng vấn báo giới về tình hình căng thẳng hiện nay ở miền Đông, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trước đó cho biết ông không loại trừ khả năng áp đặt thiết quân luật cũng như một đợt huy động quân mới nếu cuộc xung đột với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông tồi tệ thêm.

Cùng ngày 19/8, Bộ Ngoại giao Ukraine đã lên tiếng phản đối chuyến thăm Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trên trang web Bộ này đăng thông báo: “Bộ Ngoại giao Ukraine bày tỏ sự phản đối kiên quyết việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đến lãnh thổ Ukraine ngày 19/8 mà không có ý kiến của phía Ukraine”.

Ukraine luôn bày tỏ sự phản đối đối với các chuyến thăm Crimea của giới chức Nga. Bộ Ngoại giao Ukraine yêu cầu tất cả các động thái tương tự đều phải được thông qua ý kiến của Kiev.

Ukraine chuyển nhiều vũ khí tối tân tới đường tiếp giáp Donbass. Ảnh: Ukraine Today
Ukraine chuyển nhiều vũ khí tối tân tới đường tiếp giáp Donbass. Ảnh: Ukraine Today

Những động thái công khai và dồn dập gần đây cho thấy sự quyết tâm của Ukraine trong việc giành lấy khu vực chiếm đóng của lực lượng ly khai ở miền Đông. So với các phản ứng trước khi Nga cáo buộc nước này thực hiện "âm mưu khủng bố", động thái của Kiev đã có phần công khai hơn.

Khi thỏa thuận hòa bình ở Ukraine được đặt ra dưới định dạng Normandy, Ukraine vẫn cáo buộc qua lại giữa các lực lượng ly khai ở đất nước này là bên tiến hành các hoạt động vũ trang và sử dụng vũ khí hạng nặng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Lực lượng giám sát đặc biệt của châu Âu cũng ghi nhận các vụ giao tranh, tuy nhiên điều đó vẫn chẳng mang lại tín hiệu gì mới cho hòa bình ở khu vực biên giới nhạy cảm này.

Trong tình hình nóng này, hôm qua, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kêu gọi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thảo luận về xung đột đang diễn ra trên bán đảo Crimea.

Ông Biden hối thúc Ukraine cần hết sức kiềm chế vào thời điểm này. Mỹ cũng đã gửi một thông điệp tới Nga, cho rằng thế giới đang sát sao theo dõi tình hình, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết để giảm leo thang căng thẳng.

Còn hôm 19/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thông báo về phản ứng của châu Âu trong tình hình căng thẳng giữa Nga- Ukraine.

Thủ tướng Đức khẳng định vẫn tiếp tục trừng phạt Nga. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đức khẳng định vẫn tiếp tục trừng phạt Nga. Ảnh: Reuters

Trả lời một cuộc phỏng vấn hôm thứ 6 tuần qua, bà Merkel cho hay, không có lý do gì để châu Âu bỏ qua các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga vì đã không tuân theo các kế hoạch hòa bình cho khu vực miền Đông Ukraine-một động thái vốn đã được sử dụng trước kia.

"Châu Âu coi đây là sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản. Đây (các lệnh trừng phạt-PV) vẫn được coi là thước đo cho tương lai của các biện pháp trừng phạt", bà Merkel cho biết đã thảo luận với Tổng thống Pháp Francois Hollande để đưa ra quyết định này.

Trước những diễn biến hiện nay trên tình hình thực địa ở miền Đông Ukraine, phản ứng giữa Mỹ, châu Âu cùng hai nước trực tiếp liên quan Nga- Ukraine thực chất là những điều vẫn thấy trước nay, chỉ có điều, các phản ứng mãnh liệt và công khai hơn mà thôi.

Theo Đông Phong/Reuters, Press TV

Đất Việt