Tình báo Pháp giải mã cáo buộc "Nga sắp xâm lược Ukraine"
Nga và các nước phương Tây đang trải qua thời kì tồi tệ nhất trong quan hệ đôi bên kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
Hiện Mỹ và Liên minh châu Âu đang cáo buộc Nga "thôn tính" Cremia, đồng thời cáo buộc Nga kích động "ly khai" tại miền đông Ukraine, và có các kế hoạch khác nhằm xâm nhập sâu hơn vào lãnh thổ các nước láng giềng. Tuy nhiên vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể, thuyết phục.
Không phải người nào ở phương Tây đều cho rằng Putin “thôn tính” Crimea, nhưng rõ ràng ngày càng nhiều người lên tiếng ở cả châu Âu và ngoài khu vực.
Nga không có ý định xâm lược Ukraina - theo Cục tình báo Pháp. (Ảnh: Sputnik, Igor Zaremboo)
Một trong số những người phản đối sự áp đặt “tội lỗi” cho Nga, đặc biệt từ sau vụ Crimea, chính là Tướng Christophe Gomart, người đứng đầu Cục tình báo quân sự Pháp. Ông nói các nhà lãnh đạo NATO nên nghe theo các bản tin tình báo của Pháp và không nên tin nhiều quá vào những lời nói của người Mỹ đang hiện diện tại khu vực.
"NATO tuyên bố rằng người Nga sắp xâm lược Ukraine, trong khi đó theo Cục tình báo Pháp thì không có gì chứng thực cho nhận định này. Chúng tôi khẳng định rằng Nga không có triển khai các Sở chỉ huy cũng như các trang thiết bị hỗ trợ, bao gồm các bệnh viện dã chiến mà phục vụ cho việc xâm lược của một quân đội", Tướng Gomart nói.
"Kết luận cuối cùng của chúng tôi là chính xác. Nếu bạn thấy một vài lính Nga thật sự hiện diện gần biên giới Ukraine, thì đó chỉ là một cách thức để Nga gây áp lực lên Tổng thống Poroshenko, chứ không phải để xâm chiếm Ukraine", ông nói thêm.
Tuy nhiên, quan điểm về nước Nga bá quyền đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều nước. Như thể để chứng minh nhận định tồi tệ này là sự thật, năm nhà nước Bắc Âu, gồm cả Thụy Điển và Phần Lan đã ký một tuyên bố chung hôm thứ Sáu (10-4) về việc mở rộng hợp tác quân sự trước tình hình mà Bộ trưởng Quốc phòng các nước gọi là "Cuộc xâm lược Ukraine của Nga".
Theo nhà phân tích Quốc phòng Na Uy, Janne Haaland Matlary, tuyên bố chung này sẽ tạo ra một chiến lược hợp tác không chỉ là riêng lẻ Thụy Điển và Phần Lan trong khối NATO mà có thể xa hơn là sự hợp tác của tất cả thành viên trong khối này.
"Phần Lan và Thụy Điển ngoài ra còn quyết định tiến hành tập trận theo tiêu chuẩn của khối NATO, điều này ngụ ý rằng họ đang bước đầu hướng về cả khối NATO. Lúc này họ không có lý do nào để liên kết cả khối NATO, dư luận không đủ chấn động và một cuộc trưng cầu ý dân sẽ được yêu cầu. Nhưng tình hình hiện nay có vẻ như là sự chuẩn bị ban đầu về mặt tinh thần cho các nước thành viên", bà Janne Haaland Matlary nói với tờ Aftenposten hôm thứ Sáu. Tuy nhiên bà cảnh báo rằng Nga sẽ nhận thấy những thông điệp này là có ý gây hấn.
Theo Pháp luật TPHCM