1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tiết lộ video chưa từng công bố về tình báo hai mang lừng danh của Liên Xô

(Dân trí) - Một đoạn video quay cảnh ông Kim Philby, cựu sĩ quan của Cục Tình báo Anh (MI6) và là gián điệp hai mang lừng danh của Liên Xô, tiết lộ mọi bí mật trong sự nghiệp làm gián điệp đã được hãng tin BBC lần đầu công bố.

Tiết lộ video chưa từng công bố về tình báo hai mang lừng danh của Liên Xô


Điệp viên hai mang Kim Philby. (Ảnh: BBC)

Điệp viên hai mang Kim Philby. (Ảnh: BBC)

BBC đã lần đầu tiên công bố đoạn video quay lại bài giảng bí mật của Kim Philby với Cục Tình báo của Đông Đức năm 1981. Đây là lần đầu tiên cựu sĩ quan của MI6 kể về cuộc đời làm điệp viên của mình, từ việc được tuyển dụng như thế nào đến việc ông đã thoát thân ra sao.

Mở đầu đoạn video và cũng là mở đầu bài giảng, Kim Philby khẳng định ông không phải là một “diễn giả trước công chúng” và ông đã cố gắng không tiết lộ thân thế dưới bất kì hình thức nào trong gần như cả cuộc đời. Trên thực tế, Philby rất ít khi phát biểu với báo chí, trừ một lần duy nhất vào năm 1955 khi ông phát biểu tại một cuộc họp báo ở nhà mẹ đẻ tại thủ đô London.


Cuộc trả lời phỏng vấn báo giới hiếm hoi của Kim Philby tại nhà mẹ đẻ ở London năm 1955. (Ảnh: BBC)

Cuộc trả lời phỏng vấn báo giới hiếm hoi của Kim Philby tại nhà mẹ đẻ ở London năm 1955. (Ảnh: BBC)

Trong đoạn video mới được công bố, lần đầu tiên người ta được nghe Philby kể về quãng thời gian 30 năm ông “sống trong lòng địch”.

"Sống trong lòng địch"

Kim Philby nói ông xuất thân từ một gia đình có địa vị ở Anh thời bấy giờ và được tiếp cận với chủ nghĩa Cộng sản từ khi theo học tại trường Đại học Cambridge hồi đầu những năm 1930.

Ông kể chi tiết về việc ông đã được Cục tình báo Liên Xô (sau này được biết đến là KGB) tuyển dụng. “Đó giống như một dự án dài hạn. Không ai kì vọng sẽ có kết quả ngay lập tức hoặc không ai có thể hy vọng vào điều đó”, ông cho biết.

Philby thừa nhận chính mối liên hệ với Liên Xô đã thôi thúc ông đến với công việc này. “Tôi nhận thức rõ ràng rằng mục đích cuối cùng của Moscow là Cục Tình báo Anh”.

Kim Philby đã làm việc dưới vỏ bọc một nhà báo trong nhiều năm, viết cho tờ The Times, từng là phóng viên thường trú của báo này tại Tây Ban Nha trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến và xây dựng quan hệ với giới chức sở tại. Khi cuộc chiến nổ ra, Philby ngỏ ý muốn được làm việc cho chính phủ Anh.

Philby sau đó phỏng vấn thành công và được nhận vào làm cho Cục Tình báo mật Anh Quốc (SIS) hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên MI6 vào năm 1940. Trong thời gian này, ông kết bạn với những người văn thư quản lý tài liệu. Ông thường đi uống rượu với họ 2 hoặc 3 lần một tuần. Nhờ đó mà Philby nắm giữ được các tài liệu.

“Nếu SIS (MI6) chặt chẽ hơn trong việc quản lý các tài liệu thì tôi đã không thể tiếp cận được chúng. Nhưng trên thực tế, họ chẳng có một tí tính kỉ luật nào”, Philby kể lại.

Sau khi có được tài liệu, Philby giao nộp chúng cho phía Liên Xô rồi trả lại chúng vào vị trí cũ buổi sáng hôm sau. Một đêm là quá đủ để Tình báo Liên Xô chụp ảnh và sao lưu tất cả tài liệu Philby thu thập được. Và đó là công việc mà Kim Philby đã làm trong suốt nhiều năm.


Philby dễ dàng thăng tiến trong MI6. (Ảnh: PA)

Philby dễ dàng thăng tiến trong MI6. (Ảnh: PA)

Với khả năng làm việc hiệu quả, đến năm 1941, Kim Philby đã trở thành Phó phòng phản gián của MI6. Philby trở thành lãnh đạo Cục 9 MI6 vào năm 1944.

Trốn thoát khỏi Beirut


Philby sống ở tầng 5 của một tòa nhà ở Beirut. (Ảnh: BBC)

Trong khi Philby ở Washington, hai đồng nghiệp khác của ông là Burgess và Maclean đã bị lộ thân phận và chạy trốn sang Moscow. Điều này đã khiến MI6 nghi ngờ Philby làm điệp viên cho Liên Xô. Tuy nhiên sau đó ông đã được trả tự do do không đủ chứng cứ buộc tội.

Philby sống ở tầng 5 của một tòa nhà ở Beirut. (Ảnh: BBC)

Trong khi Philby ở Washington, hai đồng nghiệp khác của ông là Burgess và Maclean đã bị lộ thân phận và chạy trốn sang Moscow. Điều này đã khiến MI6 nghi ngờ Philby làm điệp viên cho Liên Xô. Tuy nhiên sau đó ông đã được trả tự do do không đủ chứng cứ buộc tội.

Philby đưa ra 2 lý do khiến ông giữ được thân phận điệp viên lâu đến như vậy. Thứ nhất, tầng lớp thượng lưu ở Anh không chấp nhận được việc một người trong số họ là kẻ phản bội. Thứ hai, nhiều người trong MI6 sẽ phải trả giá nếu Philby bị chứng minh là điệp viên hai mang.

Năm 1955, MI6 đã cho Philby về hưu "non". Tuy nhiên chỉ một năm sau, MI6 lại mời ông tới làm việc. Khi đó, ông chuyển đến Li-băng và trở thành phóng viên cho báo The ObserverThe Economist ở khu vực Trung Đông.

Năm 1963, một nhân viên của MI6 buộc tội Kim Philby là điệp viên hai mang làm việc cho Liên Xô, nhưng ông không thừa nhận. Khi đó, Philby nhận được lệnh từ KGB về việc “rút lui”. Trong một sự kiện tại Đại sứ quán Anh ở Beirut hồi tháng 1/1963, ông đã biến mất một cách bí ẩn và để lại người vợ một mình tham dự bữa tiệc.

“Nếu bạn bị lộ và họ đưa ra bằng chứng là những tài liệu với chữ viết của bạn thì hãy cứ phủ nhận. Họ đã thẩm vấn tôi, đe dọa tôi và ép tôi phải thừa nhận. Tất cả những gì tôi làm là giữ lập trường thật vững vàng. Lời khuyên duy nhất tôi dành cho các bạn là không bao giờ thừa nhận bất kì điều gì”, Kim Philby kết thúc bài giảng.

Điệp viên Kim Philby đã qua đời tại Moscow năm 1988. Sự phản bội của ông là cú giáng mạnh vào ngành ngoại giao và tình báo Anh.

Nhật Minh

Theo BBC