1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tiếp tục trừng phạt Nga: Cài mìn hẹn giờ quan hệ Nga-Mỹ

Sắp hết nhiệm kỳ, ông Barack Obama mở rộng đòn trừng phạt vào Nga, đẩy ông Donald Trump vào thế khó và kiềm chế Nga.

Washington Post ngày 27/12 dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết việc chính quyền Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đang gấp rút hoàn thiện các chi tiết cuối cùng về việc công bố biện pháp trừng phạt Nga.

Các biện pháp trừng phạt này có thể được công bố ngay trong tuần này. Theo lời các quan chức trên, việc trừng phạt Nga bao gồm cả các biện pháp mật.

Những người được giấu tên trên tiết lộ, giữa bối cảnh giờ ra đi của ông Obama đã gần điểm, chính quyền đang chạy đua với thời gian để điều chỉnh quyền được can thiệp trong trường hợp liên quan đến cáo buộc với Nga.

Các biện pháp đang được tính tới là đưa hệ thống bầu cử vào hạng mục “cơ sở hạ tầng then chốt” của Mỹ để cáo buộc trên thuộc thẩm quyền được phản ứng.

Một cách khác là sửa đổi sắc lệnh 2015 để có thể áp dụng với mối đe dọa không có trong sắc lệnh: can thiệp cuộc bầu cử.

Ông Obama sẽ tìm mọi cách hạn chế Nga.
Ông Obama sẽ tìm mọi cách hạn chế Nga.

Chính quyền Mỹ tố cáo Nga đứng sau các vụ tấn công mạng trong thời gian trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11 vừa qua, làm lộ những thông tin bất lợi đối với ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Điều này cũng có nghĩa là Nga đã tham gia can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Ngoài ra, các quan chức trên tiết lộ chính quyền Obama cũng tính tới những biện pháp để ngăn chặn tối đa khả năng ông Donald Trump - người đang chờ tới ngày vào Nhà Trắng có thể sẽ đảo ngược lại mọi nỗ lực trước nay của ông Obama.

Ông Obama đương nhiên có nhiều lý do để lo lắng về các giá trị mà nhiệm kỳ 2 năm của ông giữ được khỏi "bàn tay" của ông Donald Trump, đồng thời kiềm chế Nga trong thời điểm gần cuối của nhiệm kỳ này.

Ông Obama tìm mọi cách kiềm chế Putin

Trang web tin tức Vox của Mỹ công bố một bài phân tích về việc thay đổi các ưu tiên chính sách đối ngoại của Mỹ thử thách trước thềm ông Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng và chính sách hướng tới mục tiêu cô lập và trừng phạt nước Nga.

Cuộc sáp nhập của Ukraine trong năm 2014, các vụ ném bom ở Syria vào năm 2015, hacker tấn công cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ - sau các sự kiện này tổng thống Mỹ tin chắc rằng Nga là một mối đe dọa cho trật tự quốc tế, là một chính quyền không thể chơi đúng luật.

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng, Putin không đe dọa nền tảng của phương Tây, mà là một nhà lãnh đạo cứng rắn và tài năng, là một đối tác tiềm năng trong cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan.

Sự thiện cảm của Tổng thống đắc cử Donald Trump với Moscow (được cho là) đương nhiên có thể "gây mất ổn định nền chính trị toàn cầu, phá hủy các liên minh đã được thành lập trước đây và sẽ khuyến khích Moscow mở rộng quy mô các hành động đang gây lo ngại lớn trong công chúng."

Ông Trump sẽ lật đổ các di sản của ông Obama?
Ông Trump sẽ "lật đổ" các di sản của ông Obama?

Theo Vox, quyết định bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu được ông Trump đưa ra có thể là một bước đi rõ ràng nhất và quy mô lớn nhất của ông Trump nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ với Nga.

Bên cạnh đó, ông Trump có những quan điểm giải quyết vấn đề khủng hoảng ở Syria trùng với Nga. Ông Trump sẽ phải đối mặt với làn sóng phê bình mạnh mẽ trong cả hai đảng, vì quyết tâm không được để chế độ Assad tiếp tục duy trì quyền lực.

Đồng thời, Lầu Năm Góc và CIA cũng sẽ phản đối bởi vì đối với họ việc chia sẻ (với Nga) dữ liệu tình báo về Trung Đông là "điều không thể chấp nhận được."

Lĩnh vực quan trọng nữa mà khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Trump có thể làm dịu căng thẳng với Nga là cách tiếp cận đến khối NATO. Nếu Trump thực hiện những bước đi nhằm giảm đáng kể sự hỗ trợ của Mỹ cho NATO, thì điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Nga, Nga sẽ có thêm những đòn bẩy mới ở Đông Âu. Còn các đồng minh của Mỹ trong NATO…. sẽ bắt đầu tự hỏi tại sao họ nên tham gia liên minh này. Trên thực tế, không khỏi nghi ngờ về các trụ cột của trật tự thế giới sau chiến tranh.

Thời điểm ở cuối nhiệm kỳ và ông Obama lo lắng về các thành quả và di sản mà ông để lại sẽ bị ảnh hưởng bởi vị Tổng thống mới. Việc gấp rút trừng phạt, kiếm cớ để trừng phạt Nga thể hiện rõ ý đồ làm khó ông Trump và kiềm chế Nga của ông Obama.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng thể hiện rõ mục tiêu này của Mỹ khi hôm 27/12 đã chỉ trích Tổng thống Barack Obama đã làm khó ông Donald Trump thông qua luật chính sách quốc phòng.

Tổng thống Obama đã ký thông qua Đạo luật Thẩm quyền quốc phòng hàng năm hôm 23/12. Đạo luật theo đó đưa ra các trừng phạt mới với Nga, tăng cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria.

Cũng giống như Đạo luật Thẩm quyền quốc phòng các năm gần đây, đạo luật lần này cấm hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nga đến chừng nào Nga “chấm dứt chiếm đóng lãnh thổ Ukraine và các hành động gây hấn đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và các thành viên NATO”.

"Không rõ Nga có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên NATO thế nào? Trong khi chính Mỹ và các đồng minh Mỹ mới là bên tăng cường hoạt động quân sự, mở rộng lãnh thổ liên minh, triển khai quân sự về gần biên giới Nga. Việc chúng tôi phải cân nhắc những điều này khi hoạch định chiến lược phát triển quân sự của mình là hoàn toàn dễ hiểu. Về toàn cảnh, có vẻ Đạo luật Thẩm quyền quốc phòng do chính quyền Obama sắp mãn nhiệm thông qua là nhằm gây vấn đề cho chính phủ sắp tới của ông Trump và làm phức tạp các quan hệ trên trường quốc tế, cũng như ép buộc chính phủ ông Trump phải ra chính sách chống Nga” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố.

Theo Đông Phong

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm