1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Thực lực quân sự Kaliningrad quá mạnh, Ba Lan “khiếp vía”?

Truyền thông Ba Lan vừa dẫn lời 1 chính khách nước này lo lắng rằng, Quân đội Ba Lan không thể đối phó dù chỉ là một tỉnh Kaliningrad của Nga.

Quân đội Ba Lan không địch được 1 tỉnh của Nga?

 
Thực lực quân sự Kaliningrad quá mạnh, Ba Lan “khiếp vía”?
 
Chính khách Ba Lan Vitold Vashchikovsky vừa đưa ra nhận định, quân đội nước này hiện đang bị mất cân bằng nghiêm trọng, đặc biệt là lực lượng lục quân rất yếu ớt. Ở thời điểm hiện tại, lục quân nước này không có đủ khả năng bảo vệ biên giới đất nước.

Theo chính khách này, trong suốt thời gian dài qua, Ba Lan ỷ lại vào EU và NATO nên ngày nay không có đủ lực lượng và vũ khí trang bị để bảo vệ đường biên giới của mình, thậm chí còn không đủ để bảo vệ đường biên giới giáp với tỉnh Kaliningrad của Nga.

"Nhiều năm nay, các chuyên gia quân sự đã khẳng định rằng, lục quân của chúng ta chỉ đủ khả năng bảo vệ chiến tuyến dài tối đa 100-120 km. Như vậy là không đủ, chỉ riêng chặng biên giới Ba Lan với tỉnh Kaliningrad đã dài hơn 200 km" - chính khách Vashchikovsky nói.

Vị nghị sĩ thuộc đảng "Quyền lợi và công bằng" này đã đưa ra bình luận đầy lo lắng trên trong cuộc phỏng vấn của cổng thông tin wPolityce.pl, được InoTV tóm lược lại.

Ông còn nhận định là, dù Tổng thống Komorovsky trong nhiều năm đã chỉ ra nhiệm vụ đột phá về chính sách quân đội, nhưng ông này đã không hề làm được gì, để đến bây giờ, nếu không tính Luxembourg thì Ba Lan hiện là nước có chỉ số thấp nhất về khả năng tổng động viên.
Chính khách Ba Lan lo lục quân nước mình quá yếu kém
Chính khách Ba Lan lo lục quân nước mình quá yếu kém

Nghị sĩ đưa ra nhận xét rằng đầy khôi hài rằng: "Chúng ta sẽ tiếp tục sở hữu lực lượng vũ trang chỉ sẵn sàng cho các chiến dịch ngao du viễn chinh, hoạt động tuần tra và cơ động, nhưng không phải để phòng thủ bảo vệ quốc gia".

Với đường biên giới trên bộ phía bắc giáp Kaliningrad, phía đông bắc giáp Belarus - quốc gia đồng minh và là địa điểm đặt rất nhiều hệ thống vũ khí tối tân của Nga, dải bờ biển phía tây bắc chịu sự khống chế của Hạm đội Baltic, Ba Lan đã và đang chịu sức ép rất lớn về mặt quân sự từ Moscow.

Bởi vậy, hồi đầu tháng 4, Ba Lan đã quyết định tăng cường theo dõi đường biên giới giữa nước này và tỉnh Kaliningrad của Nga, bằng cách xây những tháp quan sát cao 35 và 50 mét dọc theo toàn tuyến biên giới, lắp đặt các thiết bị quan sát để kiểm soát biên giới suốt ngày đêm.

Hãng thông tấn PAP của Ba Lan cho biết, khoảng cách giữa các tháp quan sát có độ cao tương đương với những tòa nhà 11 tầng và 15 tầng này sẽ có sự chênh lệch, tùy thuộc vào địa hình và nhiều điều kiện khác.

Theo con số thống kê của lực lượng Bộ đội biên phòng nước này, để xây dựng hàng trăm tháp canh để bao trọn toàn bộ 200 km biên giới giữa Nga và Ba Lan, ngân sách quốc gia của Ba Lan sẽ tốn khoảng 4 triệu USD.

Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ triển khai ở Ba Lan
Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ triển khai ở Ba Lan

Lo ngại nhưng vẫn dọa nạt Nga

Trước khi vị nghị sĩ này đưa ra những tuyên bố đáng lo ngại, chính quyền Ba Lan đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn, mang tính đối đầu với Nga như đe dọa tăng cường hợp tác với NATO hay cam kết sẽ bảo vệ quyền Ukraine gia nhập NATO và EU.

Ông Andrzej Duda - cố vấn ngoại giao của Tổng thống Ba Lan Kshyshtof Schersky vừa qua đã tuyên bố rằng, nước này sẽ duy trì lập trường cứng rắn, không khoan nhượng với Nga trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao.

Vị cố vấn nhấn mạnh, Warsaw sẽ tiếp tục xúc tiến việc thành lập các căn cứ quân sự hỗn hợp Mỹ-Ba Lan hay NATO-Ba Lan, bất chấp những tuyên bố của Moscow rằng, việc khối này triển khai vũ khí gần biên giới Nga dẫn đến sự vi phạm Hiệp ước nền tảng Nga-NATO, ký năm 1997.

Những hành động của Ba Lan không dừng lại ở đó, ngày 14-6 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ba Lan thông báo Washington và Warsaw đang thương lượng về việc triển khai lâu dài xe tăng chiến đấu và các vũ khí hạng nặng khác của Mỹ tại Ba Lan và các nước Baltic.

Nỗ lực này là một phần trong các kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương phát triển các lực lượng "Xung kích" triển khai nhanh, nhằm ngăn chặn âm mưu (của Nga) gây bất ổn các nước thuộc khối Xôviết cũ, hiện gia nhập NATO và Liên minh châu Âu.
 

Cùng ngày, Warsaw cũng cho biết quyết định về việc cho phép Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng tại Ba Lan sẽ sớm được đưa ra, bởi lâu nay nước này đã muốn có sự hiện diện quân sự tối đa của quân đội Mỹ tại Ba Lan nói riêng và toàn bộ sườn phía đông của NATO nói chung.

Nga đã triển khai hệ thống phòng không tối tân đến Kaliningrad 

Nga đã triển khai hệ thống phòng không tối tân đến Kaliningrad  

Quyết định trên của Warsaw đã khiến Moscow “phẫn nộ”. Ngay ngày hôm sau, phía Nga đã lên tiếng cảnh cáo Ba Lan trước thông tin nói trên đồng thời khẳng định sẽ đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng của mình tại khu vực biên giới với nước này.

“Nếu vũ khí hạng nặng của Mỹ, bao gồm xe tăng, pháo và các loại vũ khí khác xuất hiện tại Đông Âu và Baltic, đây sẽ là hành vi khiêu khích nhất của Lầu Năm Góc và NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, Tướng Yuri Yakubov của Nga nhấn mạnh.

Tướng Yakubov cho biết, Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác là tăng cường lực lượng của mình tại mặt trận chiến lược ở miền Tây, bao gồm việc đẩy nhanh quá trình đưa tên lửa Iskander đến khu vực Kaliningrad, giáp biên giới Ba Lan và Litva cũng như tăng cường binh lực của Nga tại Belarus.

Ngay sau đó, Ba Lan đã bổ nhiệm Trung tướng Marek Tomaszycki làm Tư lệnh thời chiến của các lực lượng vũ trang nước này. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, ông này sẽ tự động được bổ nhiệm vào vị trí phụ trách việc phòng thủ của quân đội Ba Lan.

 

Vị trí chiến lược của Kaliningrad trong vòng vây các quốc gia NATO

Vị trí chiến lược của Kaliningrad trong vòng vây các quốc gia NATO 

Lực lượng Nga ở Kaliningrad rất mạnh

Mặc dù các quan chức quân sự và học giả Moscow nhiều lần khẳng định rằng Kaliningrad không phải là mối đe dọa với các quốc gia láng giềng (toàn bộ thuộc NATO) nhưng việc Nga tăng cường khả năng quân sự cho vùng lãnh thổ hải ngoại duy nhất này khiến cả khối NATO hết sức lo lắng.

Ngày 6-2, Cựu Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương Anders Fogh Rasmussen đã đưa ra nhận định là nhiều khả năng Nga sẽ can thiệp vào các nước Baltic như một phép thử đối với cam kết phòng thủ tập thể của NATO, trong trường hợp một quốc gia thành viên bị tấn công.

Ông Rasmussen nói: "Ông Putin muốn khôi phục vị thế siêu cường trước đây của Liên Xô nên rất có khả năng ông ta sẽ can thiệp vào khu vực Baltic như một biện pháp để thăm dò Điều 5 trong Hiệp ước Washington. Trong bối cảnh đó, Kaliningrad sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tỉnh hải ngoại này hiện được coi là 1 trong 3 trọng tâm xây dựng quân đội Nga (cùng với Crimea và Bắc Cực). 3 khu vực địa-chính trị quan trọng này mới xuất hiện lần đầu tiên trong Học thuyết quân sự mới của nước Nga, được Tổng thống Nga V. Putin phê duyệt vào ngày 26-12-2014.

Kaliningrad là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic - một yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây, có Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Baltiysk. Nó được coi như một mũi dao đâm vào giữa lòng các quốc gia thành viên NATO ở khu vực này, đồng thời là trọng điểm trấn giữ eo biển Baltic.

 

Vị trí chiến lược của Kaliningrad trong vòng vây các quốc gia NATO

Rất có khả năng Nga đã triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật Iskander đến Kaliningrad  

Hạm đội Baltic có vị thế chiến lược hết sức quan trọng. Nga đã tăng cường tối đa sức mạnh cho hạm đội nhằm nâng cao khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển này, với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.

Lực lượng không quân Nga ở khu vực này bao gồm 2 căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye, có vai trò rất quan trọng, là điểm xuất phát của các máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không phận vùng Baltic của NATO.

Đặc biệt là ngoài các loại chiến đấu cơ thông thường, Nga đã huy động tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường cho Hạm đội Baltic tới hơn 20 chiến hạm, lực lượng phòng không cũng được bổ sung sức mạnh với các hệ thống tên lửa tối tân S-300 và S-400.

Vào năm 2012, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander được triển khai ở Kaliningrad. Ngoài ra, có những báo cáo chưa rõ ràng về việc Nga có thể đã triển khai đầu đạn hạt nhân đến khu vực này, sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Cezch và Ba Lan.

Với thực lực quân sự mạnh mẽ của Kaliningrad, việc các chính khách Ba Lan lo lắng về khả năng yếu kém của quân đội nước mình là hoàn toàn có cơ sở.

Theo Thiên Nam
Đất Việt
 
Vị trí chiến lược của Kaliningrad trong vòng vây các quốc gia NATO