Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Vụ TQ đâm chìm tàu cá VN là vô nhân đạo
(Dân trí) - Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói rằng việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam là hành động có chủ ý và vô nhân đạo.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn hãng tin CNN.
Biên tập viên Kristie Lu Stout: Việt Nam nghĩ như thế nào về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa?
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Tôi phải nói rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Đây là một sự thật lịch sử và pháp lý. Các bạn cũng biết là vào năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng tôi không thể chấp nhận điều đó. Điều này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này?
Chúng tôi tái khẳng định rằng chúng tôi rất kiên định trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy và thực hiện tất cả các biện pháp hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), để bảo vệ chủ quyền của chúng tôi.
Vậy Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đã liên lạc với người đồng cấp Trung Quốc về vấn đề này và về các căng thẳng trên biển hay chưa?
Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, chúng tôi thường xuyên liên lạc với Trung Quốc yêu cầu họ đưa giàn khoan và các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đã liên lạc với người đồng cấp Trung quốc, trong đó có 2 cuộc điện đàm để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Tuần qua, có thông tin về việc các tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Đây được xem là một hành động khiêu khích. Vụ việc có khiến Việt Nam tức giận không?
Trước hết, tôi phải nói rằng vào ngày 26/5, một tàu cá của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Đây là một hành động leo thang căng thẳng trong khu vực, và là hành động có chủ ý. Chúng tôi đã phản đối hành động này và coi đây là hành động vô nhân đạo. Chúng tôi yêu cầu những hành động vô nhân đạo như vậy phải chấm dứt trong tương lai.
Ông gọi đó là hành động vô nhân đạo. Có phải Trung Quốc đang ức hiếp Việt Nam trên biển?
Tôi nghĩ các bạn đã chứng kiến những gì đang xảy ra hiện nay trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đã có sự leo thang căng thẳng và những hành động đe dọa đối với tàu Việt Nam cũng như an ninh hàng hải và tự do đi lại ở Biển Đông. Tôi phải nói rằng những hành động đó xảy ra trong vùng biển Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS).
Trung Quốc đang trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự. Nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và duy trì hoạt động kinh tế. Vậy Việt Nam có kế hoạch như thế nào để đối phó với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và để tuyên bố chủ quyền hợp pháp với những gì thuộc về Việt Nam?
Tôi đã nói rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và vùng biển của mình. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện điều đó. Chúng tôi đã và đang đối thoại với Trung Quốc, đang trao đổi với các nước trên thế giới và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế. Các quốc gia dù lớn dù nhỏ phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó là thế giới của chúng ta ngày hôm nay.
Xem video:
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Tôi phải nói rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Đây là một sự thật lịch sử và pháp lý. Các bạn cũng biết là vào năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng tôi không thể chấp nhận điều đó. Điều này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này?
Chúng tôi tái khẳng định rằng chúng tôi rất kiên định trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy và thực hiện tất cả các biện pháp hòa bình tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), để bảo vệ chủ quyền của chúng tôi.
Vậy Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đã liên lạc với người đồng cấp Trung Quốc về vấn đề này và về các căng thẳng trên biển hay chưa?
Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, chúng tôi thường xuyên liên lạc với Trung Quốc yêu cầu họ đưa giàn khoan và các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đã liên lạc với người đồng cấp Trung quốc, trong đó có 2 cuộc điện đàm để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Tuần qua, có thông tin về việc các tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Đây được xem là một hành động khiêu khích. Vụ việc có khiến Việt Nam tức giận không?
Trước hết, tôi phải nói rằng vào ngày 26/5, một tàu cá của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Đây là một hành động leo thang căng thẳng trong khu vực, và là hành động có chủ ý. Chúng tôi đã phản đối hành động này và coi đây là hành động vô nhân đạo. Chúng tôi yêu cầu những hành động vô nhân đạo như vậy phải chấm dứt trong tương lai.
Ông gọi đó là hành động vô nhân đạo. Có phải Trung Quốc đang ức hiếp Việt Nam trên biển?
Tôi nghĩ các bạn đã chứng kiến những gì đang xảy ra hiện nay trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đã có sự leo thang căng thẳng và những hành động đe dọa đối với tàu Việt Nam cũng như an ninh hàng hải và tự do đi lại ở Biển Đông. Tôi phải nói rằng những hành động đó xảy ra trong vùng biển Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS).
Trung Quốc đang trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự. Nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và duy trì hoạt động kinh tế. Vậy Việt Nam có kế hoạch như thế nào để đối phó với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và để tuyên bố chủ quyền hợp pháp với những gì thuộc về Việt Nam?
Tôi đã nói rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và vùng biển của mình. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện điều đó. Chúng tôi đã và đang đối thoại với Trung Quốc, đang trao đổi với các nước trên thế giới và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế. Các quốc gia dù lớn dù nhỏ phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó là thế giới của chúng ta ngày hôm nay.
Xem video:
Video: VTV