Thời tiết xấu: J-15 “nằm bẹp”, Liêu Ninh thành đồ bỏ
Ngày 25/09/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 16 - “Liêu Ninh” được chính thức biên chế cho lực lượng hải quân. Ngay sau đó, nó đã liên tục ra biển thực hiện các khoa mục huấn luyện tự thân tàu sân bay và của lực lượng tác chiến, bảo đảm trong biên đội.
Hải quân nước này đã đẩy nhanh nhịp độ triển khai nhiệm vụ huấn luyện và thực nghiệm nghiên cứu khoa học nhiều lần trên biển, trong đó có khoa mục tiến hành huấn luyện cho máy bay J-15 cất, hạ cánh trên tàu, thực nghiệm tính năng kỹ, chiến thuật của tàu sân bay và các hệ thống bảo đảm cho máy bay. Theo phía Trung Quốc thì tính năng tương thích của tiêm kích hạm rất tốt, đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn thiết kế.
Tuy nhiên, những thí nghiệm này mới chỉ thực hiện ở trong điều kiện thời tiết tốt, không có sóng, gió lớn. Theo chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga - ông Vasily Kashin cho biết, tàu sân bay “Liêu Ninh” của Trung Quốc vẫn chỉ là phương tiện thí nghiệm không hơn không kém.
Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành “nằm bẹp”, Liêu Ninh cũng bị “xếp xó”, vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến.
J-15 chỉ có thể cất cánh trong điều kiện thời tiết lý tưởng.
Được biết, “INS Vikramaditya” là chiếc hàng không mẫu hạm đúng nghĩa thứ hai do Nga đóng, tiêm kích hạm có thể thực hiện cất hạ cánh bình thường. Nó cũng là chiếc thứ nhất được đóng tại nhà máy đóng tàu trong nước Nga. Còn chiếc "Đô đốc Kuznetsov" cũng giống như tàu “Liêu Ninh” của Trung Quốc (tiền thân là tàu sân bay Varyag thuộc lớp Kuznetsov), đều được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nikolaev thuộc lãnh thổ Ukraine.
Theo Đức Sơn
An ninh thủ đô/Tiếng nói nước Nga