1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tên lửa vượt Mach 5 đầu tiên: Cuộc đua Mỹ - Nga - Trung

Mỹ nhảy vào cuộc đua sản xuất tên lửa trên Mach 5 sau Nga và Trung Quốc nhưng dư luận vẫn đang chờ đợi ai sẽ thành công trước.

Tên lửa vượt Mach 5 đầu tiên: Cuộc đua Mỹ - Nga - Trung - 1

Theo NIO, trong hai thập kỷ trở lại đây Không quân Mỹ (USAF) không kể các cơ quan khác của chính phủ, tư nhân đã và đang thử nghiệm công nghệ vũ khí siêu thanh, nhưng đến thời điểm hiện tại, những cuộc thử nghiệm này vẫn chưa mang lại kết quả.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quân sự điều này có thể thay đổi sớm, bởi ngày 29/6 mới đây, Bộ tư lệnh không quân chiến đấu (AFMC) trực thuộc USAF phát hành thông báo, yêu cầu các nhà thầu quan tâm gửi hồ sơ thiết kế và khả năng sản xuất vũ khí siêu âm tới cho AFMC.

"Các nhà cung cấp đủ điều kiện phải có năng lực thiết kế, thử nghiệm các thành phần/hệ thống phụ quan trọng của tên lửa siêu thanh trong điều kiện tác chiến hiện đại", thông báo của AFMC nhấn mạnh.

Theo thông báo, các nhà cung cấp phải có đủ năng lực trong lĩnh vực khí động lực học siêu thanh, hệ thống bảo vệ nhiệt không gian, động cơ tên lửa rắn, tích hợp đầu đạn hạt nhân và tên lửa, dẫn hướng, điều hướng, điều khiển tiên tiến.

Tên lửa, đạn siêu thanh phải có tốc độ Mach 5 - ít nhất là 5 lần so với tốc độ âm thanh (trên 6.125 km/h).

Với tốc độ này sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn so với vũ khí hiện có tốc độ chậm, đặc biệt, khó bị đánh chặn. Năng lượng động học của vũ khí Mach-5 còn có lợi thế nữa là khả năng hủy diệt cực lớn.


Máy bay siêu thanh X-51 Waverider của Mỹ

Máy bay siêu thanh X-51 Waverider của Mỹ

Từ lâu, Lầu Năm Góc đã theo đuổi chương trình dài hơi, phát triển song song các loại vũ khí khác cùng vũ khí siêu thanh. Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 108 triệu $ cho nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh (giai đoạn trước 2016) và đến 2016 tăng vọt 378 triệu $, ngân sách năm 2018 dự kiến khoản 292 triệu $ dành riêng cho nghiên cứu vũ khí siêu thanh.

Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng cấp cao (DARPA), USAF từng thử nghiệm các loại phương tiện "tăng tốc" có bộ đẩy tên lửa với tốc độ siêu thanh nhưng hầu hết các thử nghiệm này đều thất bại.

DARPA, NASA và USAF cũng đã thử nghiệm các vũ khí siêu thanh công suất cực lớn, trong đó có phương tiện X-51 Waverider do Boeing sản xuất.

Đây là mẫu máy bay trình diễn động cơ scramjet không người lái, hai giai đoạn, nặng 2 tấn dài 7,62 m, trọng lượng rỗng 1.814 kg, vận tốc cực đại trên 6.200 km/h (tương đương Mach 5.1), tầm bay 740 km, trần bay 21.300m, có bộ đẩy tên lửa tháo rời.

Bộ đẩy tên lửa có nhiệm vụ tăng tốc đến Mach 4.5, tại thời điểm đó mà động cơ scramjetcó thể đảm nhận chức năng vốn có để đưa máy bay đạt ốc độ trên Mach 5.


Tên lửa siêu thanh WU-14 của Trung Quốc

Tên lửa siêu thanh WU-14 của Trung Quốc

X-51 đã bay thử bốn lần kể từ 2010, trong thử nghiệm mới nhất và thành công nhất là tháng 5 năm 2013, một chiếc B-52 đã mang X-51 trên nóc và phóng đi từ trên vùng biển Thái Bình Dương, chiếc máy bay này sau đó đã bay được 6 phút với tốc độ Mach 5.1.

Theo NIO, Trung Quốc và Nga đều tuyên bố đang triển khai vũ khí siêu thanh, chính điều này là cho cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh trở nên sôi động.

Tương tự Mỹ, Trung Quốc gần đây tuyên bố cho hay đang phát triển hệ thống tên lửa siêu thanh WU-14, bay thử 7 lần từ giữa năm 2014 và năm 2016.

Trung Quốc cũng đang phát triển một phiên bản động cơ tên lửa đẩy siêu thanh scramjet để có thể phóng tên lửa từ máy bay hoặc mặt đất.

Còn Nga đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh Yu-71 năm 2015.


Siêu tên lửa Yu-71 của Nga

Siêu tên lửa Yu-71 của Nga

Theo Ibtimes, giới phân tích quân sự phương Tây đặc biệt quan tâm đến Yu-71, nó thuộc dự án bí mật Project 4202, còn theo tuần báo Jane’s Defence Weekly, tên lửa mới có tốc độ Mach 10 (khoảng 11.200 km/h), đổi hướng linh hoạt, điều này khiến nó trở thành một loại vũ khí cực kì nguy hiểm và khó nắm bắt.

Đến nay, Nga đã tiến hành 4 lần thử Yu-71, lần bắn thử gần nhất diễn ra ngày 26/2. Yu-71 được lắp bên trong tên lửa liên lục địa UR-100N (SS-19) để đưa nó lên không gian. Sau đó, tên lửa tự tách khỏi phương tiện mang phóng và trở lại trái đất với tốc độ gần như không thể đánh chặn được.

Theo Khắc Nam

Báo Đất việt