1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tên lửa dành cho F-35 tung hoành trên Biển Đông

Dù là vũ khí tiêu chuẩn của F-35, nhưng tên lửa ARMAAM và AIM-9X sẽ tung hoành trên Biển Đông mà không cần sự có mặt của máy bay tàng hình này.

Vũ khí của F-35 tại Biển Đông

Theo Defenseworld, nhà thầu quốc phòng Raytheon vừa thông báo danh sách những vũ khí tiêu chuẩn trang bị trên chiến đấu cơ tàng hình F-35, trong đó có: Tên lửa AIM-9X Sidewinder, ARMAAM, JSM, JSOW, bom dẫn đường laser Paveway II, bom Đường kính nhỏ SDB II...

Điều đặc biệt là trong số những vũ khí kể trên, tên lửa AIM-9X Sidewinder và ARMAAM chuẩn bị có mặt trên Biển Đông mà không cần đến sự xuất hiện của tàng hình cơ F-35. Bởi theo thông tin từ Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA), Mỹ đã đồng ý bán tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder và AIM-120C-7 AMRAAM cho Indonesia và Malaysia.

DSCA cho biết trong một thông báo: "Thương vụ được đề xuất này sẽ đóng góp cho các mục tiêu trong chính sách đối ngoại và các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thông qua việc giúp Indonesia nâng cao năng lực đánh bại các mối đe doạ đối với ổn định khu vực và tăng cường khả năng phòng thủ của nước này".

Lắp tên lửa AIM-120 AMRAAM cho tiêm kích F-35A.
Lắp tên lửa AIM-120 AMRAAM cho tiêm kích F-35A.

Giải thích cho quyết định của Mỹ, DSCA cho biết, thương vụ sẽ giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào Mỹ khi cần can thiệp vào Đông Nam Á nhằm duy trì ổn định, đồng thời tăng khả năng tương tác của nước này với Mỹ. Để tăng cường sự hiện diện của vũ khí Mỹ và duy trì cán cân quân sự tại khu vực, Mỹ cũng thông qua đề xuất bán các tên lửa không đối không tầm trung tân tiến trị giá 21 triệu USD cho Malaysia.

Theo giới thiệu của Tập đoàn Raytheon, AIM-120C-7 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg. Về mặt động cơ, AIM-120C-7 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C-7 đạt tầm phóng tối đa tới 105km.

Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C-7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.

Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị.

Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120C-7 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu. Với khả năng của AIM-120C-7, khi chúng được tích hợp trên tiêm kích F/A-18D, dòng tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với bất cứ mục tiêu nào nó nhắm tới.

Trong khi Malaysia được tăng cường sức mạnh không chiến với tên lửa AIM-120C-7 thì dàn tiêm kích F-16A/B của Indonesia cũng trở nên rất đáng sợ với tên lửa AIM-9X Sidewinder. Theo nhà sản xuất Raytheon, AIM-9X Sidewinder là “thành viên” mới nhất trong gia đình của tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder.

Tiêm kích F-35A khai hỏa tên lửa AIM-120 AMRAAM.
Tiêm kích F-35A khai hỏa tên lửa AIM-120 AMRAAM.

Đây được cho là một trong những tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất trên thế giới, nó cũng có thể dễ dàng tích hợp với một loạt các máy bay chiến đấu hiện đại. Biến thể AIM-9X Block-I được trang bị một thiết bị tìm kiếm máy bay bằng hồng ngoại, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và đầu đạn nổ phân mảnh. Tên lửa này cũng có khả năng tồn tại trước các hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại.

Cách bán vũ khí của Mỹ

Theo giải thích của DSCA, thương vụ tên lửa đối không với Indonesia và Malaysia sẽ giảm sự phụ thuộc của 2 quốc gia này vào Mỹ khi cần can thiệp vào Biển Đông khi khu vực này xảy ra xung đột. Đồng thời DSCA nhấn mạnh, đối thủ của Malaysia, Indonesia và cả khu vực Đông Nam Á không ai khác chính là Trung Quốc.

Vì vậy, việc trang bị 2 dòng tên lửa đối không hàng đầu của Mỹ sẽ tạo lợi thế rất lớn trong các tình huống không chiến với dàn chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc cùng tên lửa đối không cực hiện đại của nước này là SD-10/PL-12 (phiên bản sao chép tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ).

Kích cỡ và hình dạng của PL-12 rất giống phiên bản AIM-120A, duy có cái cánh đuôi thì khác biệt. Được trang bị đầu dò radar chủ động, và hệ thống kết nối nhận dữ liệu dẫn đường pha giữa, PL-12 hay SD-10 của Trung Quốc được giới thiệu có khả năng tương đương với AIM-120 Mỹ hay R-77 của Nga.

Đầu dò của tên lửa PL-12 là loại đầu dò chủ động AMR-1 do Trung Quốc sản xuất, dựa trên thiết kế đầu dò Agat 9B-1348E của tên lửa R-77 Nga, đảm bảo khả năng tác chiến tốt cho PL-12 cộng với tầm bắn theo như quảng cáo là vượt trội tên lửa AIM-120C. Cùng với đó là một loại đầu dò hồng ngoại có lẽ cũng được phát triển, như hầu hết các tên lửa tầm trung của Nga khác.

Hiện nay tình trạng sản xuất của tên lửa PL-12 không được rõ ràng, nhưng nó được dự kiến sẽ là tên lửa tầm trung chủ lực cho tiêm kích J-10 và Su-27/30 thay cho loại R-77 trong tương lai. PL-12 đã được nhìn thấy triển khai trên cánh của J-10A, J-10S và J-11B trong một số chuyến bay trên Biển Đông.

Với sự kết hợp các tính năng sao chép lẫn mua bản quyền từ nước ngoài thì tên lửa dành cho không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) PL-12/SD-10 này được đánh giá khá cao so với các tên lửa cùng loại Trung Quốc nhập khẩu. Tuy nhiên, khi phải đối đầu với dàn tên lửa Mỹ trên Biển Đông, cơ hội chiến thắng cho tiêm kích Trung Quốc sẽ rất hiếm, DSCA nhận định.

Clip tiêm kích F-35A phóng tên lửa AIM-120 AMRAAM:

Theo Thùy Dung

Đất Việt