1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tên lửa Ấn Độ có thể tấn công vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc

(Dân trí) - Ấn Độ mới đây đã thử thành công một tên lửa hành trình tầm xa mới có khả năng tấn công vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Vụ thử nghiệm tên lửa Nirbhay hôm 17/10.
Vụ thử nghiệm tên lửa Nirbhay hôm 17/10.

Vào ngày 17/10, tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Nirbhay đã được thử nghiệm tại bãi thử tại Chandipur ở bang Orissa, miền đông Ấn Độ. Vụ thử nghiệm đã diễn ra thành công, đáp ứng tất cả các thông số. Tên lửa được cho là đã bay trong hơn 1 giờ và tấn công mục tiêu chính xác.

"Tên lửa đã duy trì độ chính xác chỉ hơn 10 m suốt đường đi và bay xa hơn 1.000 km", Avinash Chander, người đứng đầu Tổ chức phát triển và nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ (DRDO), hãng chế tạo Nirbhay, cho hay.

Vào tháng 3/2013, Nirbhay được thử nghiệm lần đầu tiên nhưng tên lửa đã đi trệch đường bay, buộc trung tâm chỉ huy phải tách động cơ và phá hủy tên lửa trên không.

Nirbhay là một tên lửa hành trình tầm xa chi phí thấp với khả năng tàng hình và độ chính xác cao. Nó tặng khoảng 1 tấn và dài 6 m. Nirbhay có tầm xa trên 1.000 km, điều đó có nghĩa là nó có khả năng tấn công sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Đáng chú ý là Nirbhay bay ở tầm rất thấp để tránh sự phát hiện của radar đối phương và có thể được phóng từ đất liền, trên biển và trên không. Nirbhay có thể mang 24 loại đầu đạn, trong đó có đầu đạn hạt nhân - phụ thuộc vào yêu cầu của sứ mệnh, và sử dụng hệ thống di chuyển quán tính để dẫn đường.

Một khi Nirbhay được "biên chế" trong hải, lục, không quân Ấn Độ, dự kiến vào khoảng năm 2016, New Delhi sẽ bắt đầu ngừng nhập khẩu các tên lửa mới.

"Mục tiêu của chúng tôi là đưa Ấn Độ trở thành một nước không nhập khẩu tên lửa vào năm 2020. Điều này có nghĩa là chúng tôi không cần nhập khẩu bất kỳ tên lửa nào", ông Cahner nói.

An Bình
Theo WCT