1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)

Hiện trên thế giới, xu hướng phát triển tàu ngầm AIP đang được ưa chuộng, các nước đua nhau mua sắm loại tàu ngầm này, thậm chí một số nước đã, đang và sắp sử dụng tàu ngầm Kilo cũng phân vân có nên theo trào lưu này, thay tàu ngầm Kilo bằng tàu ngầm AIP hay không?

Về tính năng kỹ thuật: Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng

Kilo là loại tàu ngầm Diezen - điện tầm trung thuộc dự án 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm Kilo còn được trang bị thiết bị thông tin vô tuyến tiên tiến với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và hệ thống thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.
 
Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới

Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới
Đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm. Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.

Về tiêu chí thứ nhất: Các tàu ngầm thuộc dự án nâng cấp của Ấn Độ và đóng mới của Việt Nam đều được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn khiến tàu có khả năng hành trình liên tục 45 ngày. Tuy Kilo có một điểm yếu so với các tàu ngầm AIP là phải nổi lên nhiều hơn để lấy dưỡng khí, nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng công nghệ ống hút khí Composite hoàn toàn không bộ lộ radar (hiện SMX-26 của Pháp dang áp dụng công nghệ này).

Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới

Tàu ngầm SMX-26 có khả năng thả ống hút để lấy dưỡng khí. (Ảnh dưới: đường ống hút khí, ảnh trên: miệng ống nổi trên mặt biển)
Còn về phạm vi tác chiến thì Kilo vượt trội hơn rất nhiều, nó có thể hoạt động ở tầm xa trên 10.000km, tại các vùng biển xa, nước sâu 350m. Trong khi đó, các tàu ngầm AIP đa số kích cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng biển sâu tối đa 200m ở khu vực ven bờ. Xét trên tiêu chí về phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau chứ không thể thay thế nhau được.
 
Về độ ồn và khả năng bộc lộ radar
 
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Tàu ngầm Kilo không sử dụng công nghệ đó nên được phủ ngói cách âm công nghệ mới, giảm rung chấn vỏ tàu và truyền động đến chân vịt. Độ yên tĩnh của tàu ngầm Kilo đã được khẳng định hầu như tuyệt đối, thể hiện qua biệt danh mà NATO đặt cho nó là: “Black Hole” (Hố đen).
 
Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất

Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất
Đối với tiêu chí thứ 3, trong số các tàu ngầm Kilo, hệ thống sonar của Algieria và Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao đa chức năng và có mức độ số hóa cao hơn, tiệm cận các loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.

Về phương diện này, các tàu ngầm AIP thế hệ mới đương nhiên là có ưu thế hơn vì rõ ràng các tàu thuộc thế hệ sau bao giờ cũng được cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất. SMX-26 của Pháp là tàu ngầm hàng đầu về hệ thống sonar quan trắc. Nó được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển, đồng thời, SMX-26 có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. Đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò luồng lạch, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui.

 
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật

Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật
Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng chỉ phát huy tốt trong điều kiện tác chiến ở các vùng nước nông, đáy biển không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc trong hiệp đồng chi viện tác chiến cho các lực lượng khác, còn trong điều kiện biển xa, nước sâu, tác chiến trong lòng biển thì ưu thế này không thật sự nổi bật.
 
Trên 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật, tuy có một số nhược điểm những Kilo hoàn toàn có thể có thể sánh ngang với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay với công nghệ động lực phi không khí (AIP), các tàu ngầm AIP thế hệ mới nhất như: SMX-26 và “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, “Soryu” của Nhật, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha cũng không thể vượt trội so với Kilo. Trong số các tàu ngầm AIP chỉ có SMX-26 là có vài điểm ưu việt hơn Kilo.
(Còn nữa)
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô