Tàu đổ bộ "Bò rừng" Trung Quốc nguy hiểm thế nào?
Cuối tháng 3/2013 vừa qua, 4 tàu chiến Trung Quốc đem theo trực thăng và tàu đổ bộ đệm khí đã tập trận diễu võ giương oai trên Biển Đông khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng.
Đáng chú ý trong cuộc tập trận mô phỏng tình huống đổ bộ chiếm đảo, hải quân Trung Quốc đã sử dụng tàu đệm khí lớp Zubr mua của Ukraina. Tàu đổ bộ Zubr «Bò rừng » là tàu chạy trên đệm không khí lớn nhất thế giới. Zubr có khả năng chạy với tốc độ của xe ô tô trên hải trình 300 hải lý. Với tốc độ của một chiếc xe BMW nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, Zubr có khả năng sử dụng hỏa lực trên boong tầu bắn cấp tập bao trùm cả một khu vực phòng thủ rộng lớn của đối phương và đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ với cả xe tăng, thiết giáp.
Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zur tốc độ cao dùng để chở quân đổ bộ chiếm đảo mà Trung Quốc mua công nghệ sản xuất từ Ukraina thực hành diễn tập ở Biển Đông. |
Ít người biết rằng 'Bò rừng' được chế tạo tương tự như một tàu tấn công chủ lực mang tên lửa hành trình chiến lược với tính cơ động siêu việt, đây quả thực là một dự án vượt quá sức tưởng tượng của bất cứ nhà tư duy chiến lược nào, đáng kinh ngạc hơn nữa là khả năng cơ động của tàu Zubr trên mặt nước và cả trên bộ. Khả năng này đã buộc những chiến lược gia phải xem xét lại toàn bộ các kế hoạch phòng thủ và tấn công của mình. Lịch sử phát triển tàu tấn công trên đệm không khí được giữ bí mật tuyệt đối, mang đầy những bí ẩn và những sáng tạo bất ngờ.
'Quái vật' lướt cả dưới nước, trên cạn
Bản dự án thiết kế tầu chạy trên đệm không khí đầu tiên từ thế kỷ 18 được một kỹ sư Thụy Điển Emmunel Svedenburg. Nói chung, ngay cả nhà phát minh thiết kế cũng thấy đây là một sáng tạo bất khả thi, do đòi hỏi phải có một động cơ công suất rất lớn và rất nhỏ gọn, loại động cơ này thời điểm lúc đó hoàn toàn chưa xuất hiện. Nhưng trong thời kỳ Xô Viết, ý tưởng táo bạo đó đã gây sự chú ý đối với Konstantin Tsiolkovsky, ông tổ ngành tên lửa. Vào năm 1924, chính Tsiolcovsky đã đề nghị chế tạo một xe địa hình không có bánh xe mà chạy trên đệm không khí, tiến về phía trước trên cơ sở các động cơ phản lực.
Thời gian sau đó, giáo sư ngành nghiên cứu thử nghiệm khí động học Vladimir Levkov từ thời sinh viên khi đọc cuốn sách của Tsionkovski đã bị mê hoặc và ám ảnh ý tưởng chế tạo tầu chạy trên đệm không khí. Sau nhiều lầ chế tạo các tầu thử nghiệm chạy đệm khí, vào năm 1937 dưới sự lãnh đạo của Lebkov đã chế tạo thành công mẫu xuồng phóng ngư lôi thử nghiệm L-5. Nhờ có đệm không khí, L-5 có những tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn mới, tốc độ cơ động của xuồng phóng lôi đạt tới 130 km/h. Khi tầu chạy hết tốc độ, không một ngư lôi nào có thể đuổi kịp. Đồng thời L-5 có cả khả năng đi trên cả mặt nước và trên cạn. Những tính năng kỹ thuật mới của tầu L-5 đã thuyết phục các sĩ quan, binh sĩ Hải quân và không những thế bộ binh cũng rất quan tâm. Nhưng những yếu tố về công nghệ đã cản bước L-5 trở thành vũ khí thực sự của Hải quân. Vladimir Levkov tiếp tục làm việc với các dự án tầu chạy trên đệm không khí cho đến khi qua đời vào năm 1954. Ông đã không thực hiện được ước mơ biến dự án thành một chiếc tầu thực sự chạy trên đệm khí do những khó khăn về công nghệ. Sau này, hai phát minh thiên tài đã đưa công nghệ chế tạo tầu chạy đệm không khí thoát khỏi ngõ cụt mà Levkov đã không thành công.
Sự phát triển tiếp theo của tầu đệm khí là các xe trinh sát hạng nhẹ chạy trên đệm không khí, được phát triển bới trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ của Tập đoàn sản xuất xe vận tại Transmash. Các xe trinh sát dễ dàng vượt qua các trận địa mìn chống tăng và bộ binh thông thường, vượt qua những khu vực mà xe tăng bị xa lầy hoặc cơ động khó khăn, nhưng không thể lắp cho xe vũ khí hay giáp hạng nhẹ. Cuối cùng các ý tưởng đó đều bị loại bỏ và quyết định chế tạo tầu chạy đệm không khí với mô hình mà đến hiện nay, các tầu đổ bộ chạy trên đệm không khí vẫn đang sử dụng. Khả năng chế tạo ra tầu đổ bộ chạy trên đệm khí đã được sự ủng hộ cao nhất của Tư lệnh của Hải quân Liên bang Xô Viết Sergei Gorskov. Đối với ông, đó là một khát vọng lớn cho hải quân Liên bang.
Một trong những phương tiện chiến tranh có mối đe dọa cao nhất từ phía Mỹ là các tầu sân bay, nhờ có các tầu sân bay, lực lượng quân đội Mỹ có khả năng tiến hành các chiến dịch trên chiến trường châu Âu và Thái Bình Dương. Để tiêu diệt các cụm tầu tấn công chủ lực, hải quân đề nghị sử dụng các cụm tầu tuần dương tên lửa, tầu ngầm với các tên lửa hành trình từ chiến thuật đến chiến lược. Nhưng bản thân đô đốc, tư lệnh trưởng Hải quân Liên bang rất hiểu rằng, nếu không đánh chiếm được khu vực vùng vịnh và vùng đất ven bờ thì ngay các chiến hạm mạnh nhất cũng không có nhiều cơ hội tiến vào khu vực tác chiến.
Vào năm 1963 nhờ những nỗ lực đấu tranh của Tổng tư lệnh hải quân Liên Xô Sergei Gorskov đã hình thành lực lượng lính thủy đánh bộ. Lực lượng lính thủy đánh bộ sẽ là lực lượng mở đường cho các chiến hạm liên bang Xô viêt ra biển lớn. Bộ tư lệnh hải quân Xô Viết đã đặt các nhà thiết kế của Trung tâm thiết kế hải quân Almaz một nhiệm vụ không đơn giản là thiết kế phát triển chiến hạm chạy trên đệm không khí.Tầu chạy trên đệm không khí phải có khả năng mang và đổ bộ tăng thiết giáp lực lượng lính thủy đánh bộ trực tiếp lên bờ.
Dự án được đặt mã hiệu là "Dzheiran", các nhà đóng tầu thành phố Leningrad đã buộc phải làm quen với một công nghệ đóng tầu hoàn toàn mới và vật liệu đóng tầu mới. Vỏ tầu được chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm. Trong quá trình đóng vỏ tầu đòi hỏi phải ghép các tấm nhôm với tiếng ồn rất lớn, người bình thường không thể ở lâu trong môi trường tiếng động có độ ồn cao như vậy, do đó từ mọi miền đất nước tuyển về những thợ đóng tầu câm – điếc. Sau một thời gian, công nghệ vỏ tầu ghép tấm nhôm với độ ồn lớn bị loại bỏ do vỏ tầu hợp kim nhôm bị già hóa rất nhanh. Kết quả nỗ lực thiết kế và chế tạo thử tầu chạy trên đệm không khí với muôn vàn khó khăn vất vả chỉ cho được một tầu nhỏ chạy trên đệm không khí, nhưng tầu Dzheiran đã gây ấn tượng rất mạnh với khả năng kỹ thuật của nó, với tốc độ gần 100 km/h tầu có thể đổ bộ lên bờ biển đối phương 2 xe tăng và 200 lính thủy đánh bộ.
Tính năng kỹ chiến thuật của tầu đổ bộ hạng nhẹ trên đệm không khí Dzeiran: Lượng giãn nước - 360 tấn; Tầm xa cơ động - 100 hải lý; Tốc độ - 48 knots; Thủy thủ đoàn - 21 người; Vũ khí trang bị: Pháo tự động 30 mm АК-230 - 2; Khả năng đổ bộ: Phương án 1: 4 xe tăng PT-76 và 50 lính thủy đánh bộ; Phương án 1: 2 xe tăng hạng trung và 200 lính thủy đánh bộ.
Trên thực tế, song song cùng với dụ án Dzheiran , trung tâm thiết kế trang bị Hải quân Almaz cũng phát triển xuồng chạy trên đệm khí Skat, có khả năng mang 40 lính thủy đánh bộ với đầy đủ vũ khí trang bị..
Sự phát triển tầu đệm khí Liên Xô
Vào đầu những năm 1970-x các hạm đội của Hải quân Xô Viết càng ngày càng mở rộng tầm hoạt động xa bờ biển đất nước. Càng ngày, hạm đội càng nhận nhiều hơn những nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, cân bằng lực lượng và hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước đang bị đè nén bởi chủ nghĩa đế quốc. Nhưng những chiến dịch cần có sự tham gia của lính thủy đánh bộ, các tầu chạy trên đệm khí như Skats và Dzeiran không thể cùng tham gia hải trình do tầm hoạt động không đủ xa. Giải pháp được đặt ra là bố trí nhiều xuồng đổ bộ cao tốc trong hầm tầu của một tầu lớn. Đô đốc, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Xô Viết nguyên soái Gorskov ra chỉ lệnh phát triển loại tầu đổ bộ hạng nặng này. Dự án mang tên Kalmar, trên thiết kế tầu được áp dụng các trống hướng gió, làm tăng cường hiệu suất phản lực của các cánh quạt tuốc bin mà không phải tăng đường kính của cánh quạt gió. Dzheiran, Skats, Kalmar là những tầu đệm khí đầu tiên của thế hệ các tầu chạy trên đệm khí.
Cuối những năm 1970x , gianh giới của mặt trận chiến tranh lạnh đã nằm cắt ngang trên đại dương, các nhà thiết kế tên lửa Xô Viết đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình có cánh chống tầu, nhưng tên lửa này đã buộc người Mỹ phát triển các tên lửa chống tầu như «Harpoon» и «Tomahawk». Nhưng các chuyên gia hải quân Xô Viết đã phát hiện được những điểm yếu của các hệ thống hỏa lực chống tầu. Vào năm 1973 theo Chỉ lệnh của Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Xô Viết, Trung tâm thiết kế trang bị hải quân Almaz đã phát triển các tầu tên lửa hạng nhẹ kiểu Sivutr. Các tầu tên lửa này trong điều kiện hải trình sẽ chạy với tốc độ khoảng 20 knots, trong trường hợp chuyển trạng thái chiến đấu phần phía trước của tầu sẽ được hạ màn chắn mềm, động cơ công suất lớn của tầu sẽ nén không khí giữa hai thân tầu, tầu nhanh chóng trở thành chiến hạm trên đệm khí. Trên boong tầu được lắp đặt 8 ống phóng tên lửa chống tầu Moskit.
Nhưng cho đến ngày nay, rất ít người được biết, Trung tâm thiết kế trang thiết bị Hải quân Almaz đã thiết kế một mẫu tầu độc nhất trên thế giới chạy trên đệm khí mang vũ khí tấn công chiến lược (các đầu đạn hạt nhân). Nếu điều này thành hiện thực, các chiến lược gia phương Tây sẽ phải thay đổi quan điểm về chiến lược hải quân. Trong quá trình thiết kế có sự tham gia của công trình sư German Koronat, được mệnh danh là Puskin của ngành đóng tầu do những thiết kế tầu rất nhẹ nhàng, và đầy hiệu quả đến bất ngờ. Tầu chạy trên đệm khí mang tên Zubr (Bò rừng). Trong một giai đoạn của quá trình thiết kế, đã dỡ bỏ các hệ thống phóng tên lửa chiến lược, và vào năm 1988, tầu đổ bộ trên đệm khí lớp Zubr dự án 12322 chính thức được chuyển giao vào biên chế của lực lượng hải quân Xô Viết.
'Bò rừng' nhanh nhất thế giới
Trong thiết kế chế tạo của tầu đệm khí Zubr đã đặt vào đó toàn bộ kinh nghiệm chế tạo các tầu đổ bộ của Trung tâm thiết kế trang thiết bị Hải quân Almaz. Sự xuất hiện tầu đổ bộ lưỡng dụng của Liên bang Xô viết ngay lập tức đã nằm trong tầm ngắm của các chuyên gia quân sự phương Tây. Các nhà quân sự Hải quân đặt tên nó là Pomornik.
Bò rừng “Zubr” trở thành chiến hạm chạy nhanh nhất trên thế giới. Giới hạn tốc độ của nó không ai đoán được, kể cả các nhà thiết kế - chế tạo. Trong các cuộc hành trình thử nghiệm tầu đạt đến tốc độ 70 knots và đấy không phải là giới hạn cuối cùng. Nhưng trong trường hợp duy trì tốc độ cao xuất hiện một hiệu ứng chưa được nghiên cứu kỹ càng – hiệu ứng rạn tấm chắn đệm không khí. Trong trường hợp này các nhà đóng tầu đã đặt trước giới hạn khóa vận tốc trong trường hợp sử dụng quá tốc độ tới hạn, đồng thời đặt giới hạn bán kính bẻ góc lái của tầu.
Tầu đổ bộ đệm khí lớp Zubr bao gồm có thân tầu có dạng góc vuông, là phần chính mang các trang thiết bị trên tầu, trên thân tầu phần sàn tầu có vách ngăn chia thành 3 khoang chính. Khoang giữa là khoang chứa lực lượng đổ bộ và trang thiết bị vận tải. Khoang cuối thân tầu là khoang động lực, bao gồm các động cơ chính và các động cơ phụ trợ, trang thiết bị bảo vệ và chống vũ khí hủy diệt lớn, đồng thời là hệ thống trang thiết bị đảm bảo duy trì sự sống và các hoạt động trên tầu, khoang ở mũi tầu có khoang riêng dành cho thủy thủ đoàn, các phân đội lính thủy đánh bộ cơ động trên tầu, để duy trì mọi hoạt động công tác và sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi, trên tầu được trang bị hệ thống thông gió, làm mát và cách âm. Tiếp nhận lên tầu và đổ bộ xuống tầu binh lực và vũ khí trang bị thông qua hai cửa lật kiêm sàn cầu ở đuôi tầu và mũi tầu.
Tầu đệm không khí không có bộ phận neo, các tấm đệm mềm vách ngăn không khí đóng vai trò neo đậu khi ở trạng thái không hoạt động sẽ buông rủ xuống và tầu sẽ đậu tại chỗ. Khi động cơ hoạt động, các tấm đệm vách không khí mềm sẽ được nhấc lên bằng sức ép không khí lên đến 6m so với mặt đất dựa vào lực đẩy của không khí bị nén dưới đáy thân tầu. Khi 3 động cơ cánh quạt đẩy hoạt động đồng thời với hoạt động của bánh lái gió, tầu có khả năng cơ động với tốc độ cao.
Một trong những vị trí thú vị nhất của tầu là buồng lái và trung tâm chỉ huy tầu. Không có bánh lái như các tầu thông thường khác, trên tầu lắp bộ phận điều khiển kiểu máy bay, bản thân người lái tầu cũng được gọi là Phi công, và chỉ có 1 người lái. Tên gọi phi công của người lái có thể nêu lên đặc điểm đặc biệt của điều khiển tầu đệm khí. Do tính cơ động của tầu rất cao đòi hỏi người lái phải có rất nhiều kinh nghiệm và phản ứng nhanh nhạy, chính xác nhằm đảm bảo an toàn cho hải trình. Từ trung tâm chỉ huy tầu có 5 màn hình TV và các display, các thiết bị điện tử kiểm soát và thông báo mọi hoạt động của bộ phận chuyển động, động cơ nâng và động cơ đẩy thân tầu, trạm nguồn và các trang thiết bị phụ trợ khác.
Một trong những thành tựu nổi bật của tầu đệm khí Zubr Bò rừng là tốc độ hải trình rất cao, khả năng vận tải lớn và khả năng cơ động trên mặt nước cũng như trên cạn. Theo khẳng định của các chuyên gia hàng hải, Zubr đã đi trước thời gian rất nhiều năm.
Thực tế các cuộc diễn tập thực binh cho thấy, Zubr thật sự là một mẫu tầu đổ bộ quan trọng trong các hoạt động tác chiến ven bờ và hải đảo, với tốc độ siêu cao, Zubr có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực cần đánh chiếm trên một hải trình dài, với hỏa lực mạnh trên boong tầu, Zubr có thể yểm trợ cho lực lượng lính thủy đánh bộ phản kích đánh chiếm lại khu vực bị tràn ngập lực lượng đối phương, các hải đảo bị đánh chiếm, đồng thời đóng vai trò hỏa lực yểm trợ bảo vệ mục tiêu khi đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.
Trong giai đoạn từ năm 1985 – 2000. Liên bang Xô Viết đã đóng 8 tầu đổ bộ đệm khí mẫu Zubr, ba chiếc được giao cho hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga, những chiếc còn lại theo hiệp định được chia cho hải quân Ukraina là "Kramatorsk", "Gorlovka", "Donetsk", "Donetsk" và "Ivan Bagun". Hai tầu sau này được hoàn thiện bởi nhà máy đóng tầu More thuộc Feodosia .
Rất đáng tiếc rằng, trong học thuyết quân sự hải quân hiện đại của cả Liên bang Nga và Ukraina đều không có phương hướng sử dụng loại tầu đệm khí hiện đại, có công suất lớn và đắt giá này. Vì vậy, ngày 24/1/2000 tại Athens giữa Liên bang Nga, Ukraina và Hy lạp đã ký kết một hợp đồng bán các tầu đổ bộ lớp Zubr cho Hải quân Hy Lạp.
Thời gian qua, khi Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng, tăng chi tiêu cho quân sự thì một trong những nguồn hứa hẹn nước này nhắm tới chính là Ukraina. Thực tế này do Nga khi bán vũ khí cho Trung Quốc thường không chịu chuyển giao các công nghệ bí mật, nhất là với các loại vũ khí tiên tiến liên quan đến an ninh quốc gia. Trung Quốc đã tìm cách 'đi vòng' để đạt được mục đích vì biết rất rõ Ukraina có thứ họ muốn trong khi lại rất khát tiền.
Chính vì lẽ đó, khi Nga từ chối bán Su-33 cho Trung Quốc vì đơn hàng quá ít và lo bị nhái sản phẩm, Trung Quốc đã mua nguyên mẫu phát triển của loại chiến đấu cơ trên hạm này được phát triển từ thời Liên Xô để mang về phát triển thành máy bay J-15. Trung Quốc cũng mua tàu sân bay cũ từ Ukraina về tân trang thành tàu sân bay Liêu Ninh. Vậy nên cũng không có gì khó hiểu khi tàu đổ bộ đệm khí Zubr của Ukraina hiện đã nằm trong biên chế của hải quân Trung Quốc...
Lượng giãn nước - 480 tấn;
Chiều dài - 57,3 m;
Chiều rộng - 25,6m;
Ngấn nước - 1,5m;
Động lực – ba động cơ tuốc bin khí (động cơ đẩy) M-71 có công suất 36000 sức ngựa, 4 động cơ nén không khí có công suất 24000 sức ngựa.
Tốc độ hải trình cao - 60 knots;
Tầm xa hải trình với tốc độ 60 knots là 300 hải lý, với tốc độ 50 knots là 1000 hải lý;
Thủy thủ đoàn:
Sĩ quan - 4;
Thủy thủ - 27 người;
Vũ khí trang bị:
tên lửa chống tầu 140 mm - МS-227 Ogol (Ngọn Lửa) – 2, có thể lắp các loại tên lửa hành trình khác…;
tên lửa phòng không tầm thấp Igla - 4;
Pháo hạm АК-630М - 2;
Khả năng đổ bộ:
Phương án 1-: 3 chiếc xe tăng Т-80 với 80 lính thủy đánh bộ;
Phương án 2: 10 xe thiết giáp BTR;
Phương án 3: Lính thủy đánh bộ đầy đủ trang bị - 360 người;