1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tầng ôzôn đang “lành bệnh”

(Dân trí) - Lần đầu tiên lỗ thủng ôzôn được phát hiện là vào năm 1986,nhưng sau nhiều năm nỗ lực cứu vãn cuối cùng giới khoa học đã lạc quan tuyên bố: Tầng ôzôn đang phục hồi tốt và có thể “xuất viện” vào giữa thế kỉ này.

Tầng ôzôn là lớp bảo vệ nằm ở tầng bình lưu của khí quyển Trái Đất, có tác dụng lọc các tia cực tím trong ánh sáng Mặt trời - loại tia rất có hại cho con người và động thực vật. Tuy nhiên cùng với nền công nghiệp phát triển ào ạt những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước, con người đã tạo ra nhiều loại hóa chất có thể phá huỷ tầng ôzôn (CFCs). Điều này dẫn tới sự tổn hại của tầng ôzôn, ghi nhận lần đầu tiên là vào năm 1986 trên bầu trời vùng biển Nam Cực.

Năm 1987 những nỗ lực chính thức bắt đầu bằng Nghị định thư Protocol - một bản thỏa thuận quốc tế yêu cầu hạn chế sản xuất các hóa chất gây hại cho tầng ôzôn, gọi chung là các hóa chất CPCs. Tổ chức quản lí khí quyển và tài nguyên biển Quốc gia Hoa Kì (NOAA) cho biết, nghị định thư đã thành công ở một mức nhất định, tuy rằng những chất được dùng thay thế cho CPCs lại góp phần gây hiện tượng “ấm lên toàn cầu.”

“Dù sao tôi cũng rất vui vì chúng ta sẽ lại có một tầng ôzôn lành lặn, có thể lúc đó tôi không còn sống, nhưng có lẽ các bạn thì có.”, Tiến sĩ David Hofman ở NOAA bộc bạch. Tiến sĩ Susan Solomon tại Hội thảo quốc tế về những thay đổi khí hậu cũng tỏ ra lạc quan về tình trạng của tầng ôzôn, tuy nhiên bà cũng cảnh báo thêm rằng nhân loại còn phải cố gắng rất nhiều và giảm thiểu hơn nữa khối lượng chất CPCs đang được sản xuất.

Lỗ hổng ôzôn lớn nhất hiện nay nằm trên bầu trời vùng biển Nam Cực, một chỗ khác nhỏ hơn trên biển Bắc Cực và một chỗ tương đối lớn ở Nam cực. Các lỗ hổng tạm ngừng mở rộng từ năm 1997 và bắt đầu phục hồi tuy diễn tiến vẫn hết sức phức tạp. Với tốc độ như hiện nay NASA dự đoán, lỗ hổng lớn nhất sẽ hoàn toàn hồi phục vào khoảng năm 2068, trong khi lỗ hổng ở Bắc Cực thì sớm hơn, chỉ đến năm 2030 – 2040 là trở lại bình thường.

Ngọc Nga
Theo BBC, xihua.net