1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tai tiếng Monsanto: Cuộc "hôn nhân" tai hại

Dư luận Mỹ lo ngại Monsanto và Bayer hình thành thế kiểm soát đối với hạt giống và cách xử lý hạt giống để lợi dụng nâng giá các sản phẩm nông nghiệp.

Cổ phiếu của Công ty Dược phẩm Bayer (Đức) tính đến ngày 13-8 đã giảm hơn 10% sau khi tòa án ở bang California - Mỹ hôm 10-8 ra phán quyết liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup của Công ty Hóa chất Monsanto, thuộc quyền sở hữu của Bayer.

Nỗi lo độc quyền

Thỏa thuận hợp nhất Bayer và Monsanto trị giá 66 tỉ USD đã được các nhà điều hành ở Liên minh châu Âu (EU), Nga và Brazil phê chuẩn. Như thế, sự chấp thuận của nhà chức trách Mỹ là trở ngại lớn cuối cùng để 2 doanh nghiệp khổng lồ này chính thức thống nhất. Tờ Daily Democrat đưa tin thỏa thuận này có thể hoàn tất vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay.

Trong khi đó, Tổng chưởng lý bang California Xavier Becerra đang đứng đầu một liên minh với các bang Iowa, Massachusetts, Mississippi và Oregon phản đối chuyện Bayer thâu tóm Monsanto, động thái có thể làm cho Bayer trở thành công ty hạt giống lớn nhất thế giới. Sự thống nhất này sẽ gây tác động đáng kể ở hạt Yolo, nơi cả hai gã khổng lồ hoạt động trong ngành nông nghiệp có cơ sở nghiên cứu.

Ngày 29-5 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã làm các thủ tục để vụ mua bán này được tiến hành. Trong thư gửi Bộ Tư pháp Mỹ, liên minh các bang nói trên lập luận rằng việc hợp nhất giữa Bayer và Monsanto sẽ làm tổn hại tới sự cạnh tranh, từ đó "ảnh hưởng đến khả năng chọn lựa thực phẩm và ngân quỹ của người tiêu dùng". Công chúng Mỹ được phép nêu ý kiến trong ít nhất 60 ngày trước khi tòa án có phán quyết cuối cùng về sự hợp nhất này.

"Khi hợp nhất lại, các công ty này sẽ nắm quyền kiểm soát nguồn cung cấp lương thực toàn cầu. Các trang trại gia đình, công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp và người tiêu dùng Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Khi nói đến những vấn đề thiết yếu như thực phẩm, không một công ty nước ngoài nào được có thế lực độc quyền đối với miếng ăn của người Mỹ" - ông Becerra khẳng định.

Dư luận Mỹ lo ngại Monsanto và Bayer phối hợp để nắm quyền kiểm soát đối với hạt giống và cách xử lý hạt giống, từ đó lợi dụng nâng giá các sản phẩm nông nghiệp. Trong trường hợp vừa nêu, người nông dân và người tiêu dùng nước này lãnh đủ. Theo báo The Huffington Post, đối với giới phê bình, sự thống nhất đó là một "bước đi kinh khủng tiến tới gần như độc quyền trong nông nghiệp, trao cho các công ty lớn quyền lực chưa từng có nhằm chèn ép những chủ trang trại nhỏ và tiềm tàng nguy cơ nâng giá thực phẩm đối với người tiêu dùng".

Khi thông báo sự hợp nhất, chủ tịch Bayer, ông Werner Baumann, đã hứa hẹn công ty sẽ thương lượng với các nhà vận động - những người vẫn đánh giá thương vụ này là "cuộc hôn nhân hình thành trong địa ngục".

Monsanto lúc đó đã khiến các nhà bảo vệ môi trường phản ứng quyết liệt vì những hạt giống biến đổi gien mà các nhà phê bình nhận định là cổ vũ tình trạng độc canh, đẩy nông dân vào vòng phụ thuộc cũng như lệ thuộc nhiều hơn vào hóa chất - trong khi công ty này từng có "thành tích" sản xuất các loại hóa chất gây tranh cãi, chẳng hạn chất độc da cam và chất diệt cỏ chứa glyphosate.


Phản đối “cuộc hôn nhân” Bayer - Monsanto Ảnh: MEDIUM

Phản đối “cuộc hôn nhân” Bayer - Monsanto Ảnh: MEDIUM

Mối quan hệ "độc hại"

Thực chất của thỏa thuận này là Bayer thâu tóm Monsanto, tạo ra một tập đoàn độc quyền hạt giống và thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới. Vấn đề là ở chỗ sự hợp nhất trên có thể gây ra thảm họa đối với nông dân, các loài thụ phấn và thực phẩm lành mạnh giá cả phải chăng.

Trang Eco Watch nhận định sự hợp nhất Monsanto - Bayer là một "mối quan hệ độc hại". Theo đó, khi vừa là bên bán hạt giống các loại cây trồng kháng sâu bệnh vừa là bên chế tạo thuốc trừ sâu, công ty sẽ nảy sinh động cơ to lớn để cho ra đời các sản phẩm phụ thuộc quá nhiều vào hóa chất, móc túi gấp đôi những người nông dân ngày càng phụ thuộc vào sản phẩm của họ. Làm sao mà sâu bọ và cỏ dại phát triển được sức đề kháng với các hóa chất đó? Thế là càng nhiều hạt giống, càng nhiều thuốc trừ sâu!

Sự hợp nhất đó được cho là sẽ triệt tiêu động lực cạnh tranh và đổi mới. Trong quá khứ, những tập đoàn khổng lồ độc quyền như thế đã nuốt chửng những chủ trang trại nhỏ. Đơn cử, khi các công ty như Monsanto và các công ty lớn khác nuốt các nhà bán hạt giống nhỏ trong mấy thập kỷ gần đây, giá hạt giống bắp đã tăng gần gấp 4 lần nhưng giá bắp vẫn giữ nguyên như hồi năm 1996.

Khi nông dân trả thêm tiền để mua hạt giống, Bayer - Monsanto bỏ túi nhiều hơn, còn các gia đình ở Mỹ phải chi thêm tiền tại các cửa hàng tạp hóa. 1/8 số gia đình ở Mỹ đã phải vất vả có bữa ăn hằng ngày và tình trạng biến đổi khí hậu đe dọa phá vỡ việc sản xuất thực phẩm trên khắp thế giới.

Hơn nữa, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại glyphosate, hoạt chất được sử dụng rộng rãi phát hiện trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, là chất có khả năng gây ung thư, đồng thời đánh giá việc gia tăng sử dụng nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh đối với các đối tượng như người làm việc trên cánh đồng, người tiêu dùng nông sản và những ai sinh sống gần nông trại.

Kỳ tới: Tranh cãi kịch liệt về glyphosate

Một hệ thống phun thuốc diệt cỏ chứa glyphosate của nông dân Pháp tại vùng Ouzouer-sous-Bellegarde Ảnh: REUTERS
Một hệ thống phun thuốc diệt cỏ chứa glyphosate của nông dân Pháp tại vùng Ouzouer-sous-Bellegarde Ảnh: REUTERS

Loài thụ phấn lâm nguy

Theo các số liệu có được, trang Eco Watch xác nhận các loài thụ phấn đang lâm nguy. Loài ong chết với con số kỷ lục (không có chúng, các loại cây trồng sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng) và số bươm bướm chúa đã giảm xuống gần 90% chỉ trong vòng 2 thập kỷ qua.

Trong khi 2 yếu tố biến đổi khí hậu và mất môi trường sống góp phần vào sự sụt giảm nêu trên, dư luận Mỹ cũng có thể vạch mặt các "thủ phạm" neonics và glyphosate - 2 loại hóa chất phổ biến có trong các sản phẩm của Bayer và Monsanto. Người Mỹ đang phun ngày càng nhiều chất độc hại này vào các cây trồng và bãi cỏ - riêng năm 2011 gần 1,6 triệu kg neonics đã được sử dụng (gấp đôi số lượng sử dụng 5 năm trước đó) - và thế là các loài thụ phấn phải trả giá.

Theo Lục San

Người lao động