1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tái thiết Syria: Ngổn ngang trăm mối

Những mâu thuẫn trong vấn đề tái thiết đất nước Syria sau chiến tranh đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.

Trong bối cảnh quân đội Syria đang nỗ lực ổn định tình hình và cuộc nội chiến kéo dài 7 năm tại Syria đang dần đến hồi kết, cộng đồng quốc tế bắt đầu kế hoạch tái thiết cho quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, mâu thuẫn lại nổi lên giữa Nga và các nước phương Tây, khi phương Tây tuyên bố viện trợ nhưng có thể kèm theo các điều kiện chính trị.


Cảnh hoang tàn ở Syria do chiến tranh (Ảnh: Hassan Ammar)

Cảnh hoang tàn ở Syria do chiến tranh (Ảnh: Hassan Ammar)

Sau 7 năm chiến tranh, Syria đã bị thiệt hại thảm khốc và cần xây dựng lại rất nhiều. Thực tế thì vấn đề tái thiết ở Syria đã được Nga và Syria thực hiện từ năm 2016. Nó được bàn luận rộng hơn ở cấp độ khu vực, quốc tế kề từ cuối năm 2017 nhà nhất là trong những tuần vừa qua.

Nhưng “cậu chuyện này” lại không đơn giản bởi rất nhiều lý do liên quan tới lợi ích, quyền lợi và ảnh hưởng của các bên khi bỏ tiền ra tài trợ cho Syria kể cả là viện trợ nhân đạo.

Tái thiết Syria được ví như một “miếng bánh” mà ai cũng muốn. Thực tế thì từ nhiều năm qua, Nga – nước vừa là đồng minh, vừa là bảo trợ cho chính quyền Syria đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế, cả trong tái thiết. Chính quyền Syria cho biết, khoảng 158 công ty khổng lồ của Nga đã đạt được hợp đồng trong các lĩnh vực xây dựng, sân bay, bến cảng, dầu và nông nghiệp, địa chất , khai thác dầu. Đã có các giao dịch lên tới 850 triệu euro. Ngay cả Iran, một đồng minh của Nga ở Syria cũng bị loại bỏ khỏi thị trường tái thiết.

Một quan chức ngoại giao Iran thừa nhận đúng là Tehran và Moscow là những người ủng hộ cơ bản của chế độ Syria và gặp nhau trong vấn đề này, nhưng đằng sau đó là một xung đột lợi ích.


Thảm họa ở Syria sau chiến tranh (Ảnh: Alaraby)

Thảm họa ở Syria sau chiến tranh (Ảnh: Alaraby)

Một kế hoạch tái thiết Syria thời kì hậu chiến cần rất nhiều vốn và đòi hỏi sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên khác của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng Nga hay Iran và Trung Quốc. Nhưng kế hoạch này đang tiếp tục chia rẽ các cường quốc liên quan. Tổng thống Nga đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp vào việc tái thiết Syria và hy vọng Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế khác, không chỉ bằng lời, nhưng qua hành động của mình để chứng minh sự đóng góp của mình cho công cuộc tái thiết một cách nhanh chóng Syria.

Phó đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyansky, phản đối việc tái thiết liên kết với chính trị. Còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhiều lần tuyên bố rằng Syria có đủ sức mạnh để xây dựng lại và phương Tây sẽ không tham gia vào việc tái thiết Syria.

Nhưng việc các nước phương Tây và ngay cả Mỹ đều ra điều kiện để đối lấy sự hỗ trợ tái thiết. Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an mới đây, Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc, Francois Delattre nói rằng “Liên minh châu Âu sẽ không tham gia xây dựng lại Syria trừ khi một quá trình chuyển đổi chính trị được thực hiện hiệu quả - với các quy trình hiến pháp mới và bầu cử đáng tin cậy.

Nếu không có điều đó không có gì có thể biện minh cho việc Pháp và Liên minh châu Âu tham gia vào việc tái tài trợ. Và ông nói thêm rằng, nếu không có "một bước đột phá" trong quá trình chính trị, tình hình nhân đạo sẽ không bao giờ được giải quyết triệt để. Mỹ cũng tuyên bố sẽ không hỗ trợ các nỗ lực tái thiết quốc tế ở Syria cho đến khi có một sự chuyển đổi chính trị chính thức theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua tại Geneva..

Hậu quả mà người dân Syria sẽ phải đối mặt?

Như chúng ta đều biết, chiến tranh kéo dài hơn 7 năm qua đã biến Syria thành một đống đổ nát. Thành phố Aleppo còn được gợi nhớ đến sự tàn phá của Thế chiến II. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, xung đột và chiến tranh đã phá hủy 20% nhà ở, hơn 470.000 người thiệt mạng và hơn một nửa dân số trở thành những người tị nạn.

Hàng ngàn cơ sở công nghiệp đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Công cuộc tái thiết đất nước này cần khoảng từ 200 tỷ đến 400 tỷ USD và kéo dài ít nhất 15 năm. 69% người Syria sống trong tình trạng nghèo cùng cực, hơn 13 triệu người cần sự trợ giúp nhân đạo và 6,5 triệu người bị đói lương thực.

Theo các chuyên gia, những tổn thất này đòi hỏi lượng lớn tiền mặt trong khi các đồng minh của Syria khó đóng góp đủ mà cần tài trợ từ các nước phương Tây dù Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố rằng Nga sẽ trở thành một người tham gia chính trong quá trình tái thiết Syria và nhấn mạnh rằng việc tái thiết ở Syria yếu tố con người là quan trọng trước khi nói tới yếu tố tài chính.

Ông Assad cho rằng "người dân Syria có khả năng tài chính, hầu hết các nguồn vốn có thể không có sẵn ở Syria và thậm chí cả bên ngoài Syria, nhưng có vốn chờ đợi khi bắt đầu xây dựng lại để bắt đầu đầu tư". Về nguồn lực bên ngoài, Tổng thống Assad nói rằng “các quốc gia thân thiện có khả năng và có mong muốn cùng Syria tái thiết để có lợi cho họ và để tận dụng lợi thế của Syria.

Khi kế hoạch tái thiết Syria chưa thể triển khai thì không chỉ khủng hoảng nhân đạo, thiếu các dịch vụ y tế, giáo dục, điện nước, chết chóc mà mảnh đấy này sẽ là nơi khủng bố lan rộng, bạo lực và xung đột bùng phát. Syria tiếp tục chìm trong hỗn loạn và có thể tái chiến. Sự đau khổ của người Syria sẽ được mở rộng. Những người tị nạn sẽ gõ cửa châu Âu.

Tương lai của tiến trình hòa bình Syria

Then chốt của vấn đề Syria chính là cuộc chiến cơ hội tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia Trung Đông này giữa các nước lớn như Nga và Mỹ hay các nước trong khu vực như Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ từ hàng thập niên. Cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua cũng là nhằm phân chia lại ảnh hưởng của các bên ở Syria. Do đó, chiến tranh hay hòa bình ở Syria là việc lợi ích, ảnh hưởng của các bên đã được hài hòa hay không mà thôi. Hay nói cách khác Syria có hòa bình hay không phụ thuộc vào “thỏa thuận” của các nước tham chiến nhiều hơn là do nội bộ Syria.

Với những gì đạt được hiện nay thì dư luận cho rằng, khả năng leo thang xung đột ác liệt hay tái chiến ở Syria là khó xảy ra. Nhưng tiến trình hòa bình ở Syria còn rất khó khăn. Theo các chuyên gia, Tổng thống Bashar al-Assad đang chiến thắng trong cuộc chiến bảy năm trên chiến trường, nhưng Mỹ, châu Âu và một số nước Arab đang tăng áp lực lên mặt trận kinh tế. Kế hoạch của họ để ngăn chặn viện trợ và đầu tư khiến cho kế hoạch tái thiết của ông Assad và các đồng minh sẽ thất bại và kể cả khả năng ngăn cản người dân thường xây dựng lại cuộc sống của họ. Một quan chức Mỹ nói rằng Washington sẽ "ngăn cản" thương mại quốc tế, hợp tác và bình thường hóa với Damascus cho đến khi ông al-Assad "mất quyền lực".

Theo ông Joshua Landis, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, chiến lược của Mỹ là ngăn chặn việc tái thiết và giữ quân đội ở phía đông bắc giàu dầu mỏ của Syria nhằm tạo ra một “vũng lầy” cho các đồng minh của ông al-Assad là Iran và Nga.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, chính quyền Syria chưa nỗ lực cho tiến trình hòa bình để chấm dứt xung đột bằng chứng là các cuộc đàm phán tại Astana và Sochi cũng như tại LHQ thiếu quyết tâm của các bên. Đó là chưa kể tới những mẫu thuẩn trong chính sách của Nga, Iran, Mỹ, Israel và một số nước Arab về Syria.

Theo Ngọc Thạch

VOV-Cairo