1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc "lạnh sống lưng"?

Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa.

Năm 2012, khi cuộc tranh chấ bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines diễn biến căng thẳng, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio cập cảng Philippines. Động thái có tính bênh vực này khiến báo chí Trung Quốc la lối om sòm và rõ ràng 'thần kinh' của đại lục cũng căng lên như dây đàn. Tại sao vậy?

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio của hải quân Mỹ (class Ohio SSBN / SSGN) – Là loạt 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ thế hệ thứ III, được biên chế vào lực lượng hải quân Mỹ trong những năm 1981-1997.

Từ năm 2002, tầu ngầm hạt nhân Ohio là lớp tầu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo "Trident".

Loạt tầu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Ohio bao gồm 8 chiếc được trang bị tên lửa Trident I C-4 và đóng quân tại căn cứ hải quân (HMB), Kitsap, bang Washington, trên bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Loạt tầu ngầm thứ hai, 10 chiếc tàu còn lại, được trang bị tên lửa Trident II D-5 đóng quân tại căn cứ hải quân tại Kings Bay, bang Georgia. Năm 2003, để thực hiện hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Hải quân Mỹ đã tiến hành chương trình chuyển đổi bốn tàu ngầm đầu tiên của dự án Ohio sang thành phương tiện mang tên lửa hành trình Tomahawk, chương trình kết thúc vào năm 2008. Mỗi tàu Ohio chuyển đổi mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn 2.500 km.

Bốn tàu còn lại của loạt tàu đầu tiên được thay thế bằng tên lửa "Trident-2", tất cả các tên lửa "Trident-1" đã được tháo gỡ và ngừng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Theo yêu cầu cắt giảm số lượng tàu mang tên lửa trên Thái Bình Dương, một phần tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio đã được chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Các tàu ngầm lớp "Ohio" hình thành đơn vị chủ lực của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thường xuyên thực hiện tuần tra sẵn sàng chiến đấu, thời gian các tàu ngầm hạt nhân Ohio có mặt trên biển chiếm 60% tổng thời gian hoạt động.

Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon ngày 15.10.1973 đã ký bản ngân sách tài chính năm 1974, trong bản dự toán ngân sách này có một khoản dành cho chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân mang hệ thống tên lửa chiến lược Trident. Ngày 25.07.1974. Hải quân Mỹ đã ký Hợp đồng với công ty General Dynamics nhằm chế tạo trên xưởng đóng tàu của Electric Boat chiếc SSBN đầu tiên, mang tên Bang Ohio.

Trong năm 1974 Hải quân Mỹ đã có chương trình đóng 10 chiếc tàu lớp Ohio. Đến năm 1981 chương trình được điều chỉnh tăng lên đến 15 chiếc, và tiếp tục tăng đến 20 chiếc tàu ngầm vào năm 1985. Đến năm 1989, hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 21 chiếc tàu ngầm hạt nhân Ohio, kế hoạch sẽ đặt hàng đến 24 chiếc SSBN. Nhưng vào năm 1991, Thượng viện đã giới hạn chương trình chỉ được đóng có 18 chiếc tàu ngầm Ohio.

Cơ sở căn bản cho việc giới hạn này là hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START và đề nghị của chính quyền G. Bush Tất cả 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio được đóng tại xưởng đóng tầu Electric Boat thuộc hãng General Dynamics tính từ năm 1976 đến năm 1997. 8 chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa Trident I C-4. Sau này 4 chiếc được thay thế bằng tên lửa Tomahawk và tất cả các tàu ngầm còn lại đều mang tên lửa Trident II D-5.

Tính năng kỹ chiến thuật tầu Ohio

Tính năng kỹ chiến thuật tầu Ohio

Loại tàu ngầm

SSBN, SSGN

Định danh dự án

Ohio

Cơ quan phát triển dự án

Electric Boat Division

Phân lớp của NATO

SSBN/SSGN «Ohio»

Tốc độ trung bình trên mặt nước

17 knots

Tốc độ trung bình dưới mặt nước

25 knots

Độ sâu hoạt động của tàu

365 m

Độ sâu giới hạn lặn ngầm

550 m

Thủy thủ đoàn

14-15 sĩ quan,140 thủy thủ và hạ sĩ quan

Giá thành

1,5 tỷ USD thời giá năm 1980

Kích thước

Lượng giãn nước khi nổi

16 746 T

Lượng giãn nước khi lặn ngầm

18 750 T

Chiều dài (theo KVL)

170,7 m

Chiều rộng thân tàu (lớn nhất)

12,8 m

Mớm nước (по KVL)

11,1 m

Động lực trạm nguồn

Hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân nước áp lực loại GE PWR S8G. Hai tua-bin 30.000 mã lực, 2 máy phát điện tua bin công suất 4 MW, máy phát điện diesel công suất 1,4 MW, động cơ điện quay chân vịt dự phòng công suất 325 mã lực

Vũ khí trang bị

Ống phóng ngư lôi – thủy lôi

4 ống phóng cỡ nòng 533 mm

Tên lửa đạn đạo

24 tên lửa đạn đạo Trident II D5, hoặc 154 tên lửa hành trình BGM-109 «Тоmahawk»

 
Bên trong con tàu tỷ đô

Tàu ngầm Ohio là một kỳ quan công nghệ hết sức phức tạp gồm 1. Anten cầu của đài sonar; 2. Bồn nước dằn tầu chính; 3. Buồng công tác máy tính trung tâm; 4. Phòng công tác truyền thông tin liên lạc radio; 5. Vị trí công tác của trắc thủ sonar; 6. Trung tâm điều khiển; 7. Trung tâm điều hướng, hoa tiêu và dẫn đường; 8. Vị trí điều khiển phóng tên lửa; 9. Khoang máy động lực ; 10. Khoang lò phàn ứng hạt nhân; 11. Khoang các thiết bị phụ trợ № 1; 12. Đường thuát của thủy thủ đoàn; 13. Khoang các thiết bị phụ trợ № 2; 14. Khoang ống phóng ngư lôi; 15. Khu nghỉ của thủy thủ ; 16. Khu nghỉ của sĩ quan; 17. Khoang tên lửa.

Thân vỏ tầu được cấu tạo vững chắc, chịu được áp lực lớn của nước và chia thành 4 khoang và một vùng kín, được ngăn cách bằng vách ngăn không thấm nước.

Khoang thứ nhất (khoang mũi tầu): Trong khoang được bố trí bốn sàn công tác cho của ba khu vực làm việc có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau: Khu vực Tác chiến: Trung tâm điều hành tác chiến, Phòng công tác điều khiển phóng tên lửa, Phòng công tác điều hướng và hoa tiêu dẫn đường, Khoang ống phóng ngư lôi – thủy lôi, Gian công tác truyền thông radio, Khoang trạm sonar thủy âm.

Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio. 

Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio. 

Khu vực Đảm bảo kỹ thuật: Tổ hợp máy tính trên boong, Hệ thống quạt thông gió, Phòng chứa điều hòa không khí và các trang thiết bị phụ trợ, Buồng máy bơm, Buồng chứa bình ac quy.  Khu vực sinh hoạt thường xuyên:

 

Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio. 


Bao gồm Khu phòng riêng của sĩ quan,  Phòng nghỉ ngơi sinh hoạt, buffet, Bếp trên tầu, Phòng ăn của thủy thủ đoàn,

 

Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio. 


Cabin sinh hoạt của sĩ quan và quản trị trưởng, Phòng y tế, Các phòng học chuyên dụng, Phòng trang thiết bị cứu hộ tập thể sử dụng (nằm giữa trung tâm điều hành và trạm sonar – thủy âm).

Khoang thứ 2 (khoang tên lửa). Đây là khoang có 4 sàn công tác và chiếm 1/3 không gian thân tầu được gia cố vững chắc. Trong khoang có: 24 ống phòng tên lửa được lắp đặt xuốt chiều cao của thân tầu đi qua cả 4 tầng công tác; Các trang thiết bị phóng tên lửa và hệ thống kiểm tra – kiểm soát phóng đạn; Phòng học chuyên dụng; Phòng ngủ cho kíp trắc thủ tổ hợp tên lửa.

Khoang tên lửa từ phía bên ngoài.

Khoang tên lửa từ phía bên ngoài.

Khoang tên lửa Tomahawk chuyển đổi. 

Khoang tên lửa Tomahawk chuyển đổi. 

Khoang đặc dụng (kỹ thuật máy) Bảng điện phân phối; Thiết bị lọc và làm sạch không khí; Bơm nước và bơm thay đổi góc mũi và đuôi tầu (khi lặn – nổi); Khoang thứ 3 (Lò phản ứng hạt nhân).

Chiều dài của khoang khoảng 10 m, được lắp đặt các thiết bị bao gồm: Lò phản ứng hạt nhân; 2 máy phát điện hơi nước; 2 máy bơm lưu chuyển chất lỏng làm mát (nước); Máy nén tạo áp lực; Thiết bị kiểm soát và điều khiển các hoạt động của lò phản ứng hạt nhân. Khoang thứ tư là khoang động cơ tuabin.

Tầu ngầm Ohio có cấu trúc hình dáng tương đối phức tạp: Thân vỏ tầu ngầm được thiết kế vững chắc theo hình trụ tròn với hai phần đầu và cuối được kết nối liền mạch với hình nón và phần cuối là bán cầu lồi theo hình dáng thủy động học, phía trong gắn các bồn nước dằn tầu,khoang bán cầu lắp đặt anten sonar thủy âm và trục quay chân vịt. Phía trong của thân vỏ tàu có cấu tạo vững chắc được bao phủ bằng một lớp vật liệu cách nhiệt, cách âm nhẹ, bao bọc và ngăn cách tất cả các khoang trong thân tầu như khoang chứa các ống phóng tên lửa, khoang trang thiết bị động lực đuôi tầu cùng với hệ thống radar anten thủy âm kéo theo đuôi tầu ở phía sau. Với một diện tích không lớn của phía trong thân tàu, tàu ngầm có thể coi là tàu có một khoang chính thông suốt.

Phương pháp thiết kế thân tàu như vậy, theo các chuyên gia đã giảm tối thiểu khả năng tạo tiếng ồn động thủy âm, đạt được tốc độ cơ động dưới ngầm cao nhất với tiếng ồm thấp nhất nếu so sánh cùng với các loại tầu ngầm có hai khoang chính. Các tấm vách ngăn cứng và chịu lực sẽ chia tầu thành các khoang thứ cấp, mỗi khoang thứ cấp sẽ chia khoang tàu ra làm nhiều sàn công tác. Phần mũi tầu, phần khoang tên lửa và phần khoang đuôi tầu có các nắp cửa đóng mở để cung cấp hàng, cơ sở vật chất, đạn tên lửa và ngư lôi. Phần boong thượng được dịch chuyển lên phía trên mũi tàu, hai bên phía trên của boong thượng được lắp các cánh ổn định dạng cánh máy bay khí động học có hệ thống điều khiển để lái tàu, các cánh ổn định phía đuôi được thiết kế dạng chữ thập, trên các cánh đôi ổn định tàu nằm ngang có lắp các bánh lái điều khiển chuck - rods thẳng đứng.

Vỏ tầu được thiết kế có độ bền vững cao, được hàn từ các bộ phận (vỏ) định dạng hình trụ, hình nón và hình elip bằng thép có độ dày 75 mm. Vật liệu chính - thép cường lực mác HY-80/100 cho phép chịu được lực nén giao động trong khoảng từ 56-84 kgf / mm. Để tăng sức chịu lực nén của vỏ tầu đã gắn kết thêm các khung chịu lực hình khuyên nhau dọc theo chiều dài của thân tầu. Vỏ tầu được phủ lớp vật liệu chống ăn mòn từ nước biển.

Tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn của tàu ngầm Ohio bao gồm hai tổ hợp chính và tổ hợp phụ trợ. Các hệ thống máy và các bộ phận động lực được bố trí trong khoang số 5 và số 6.

Trong tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn bao gồm có: Lò phản ứng hạt nhân; Hai máy bơm đối lưu tuần hoàn; Máy nén tăng áp; Hai máy phát điện hơi nước, Hệ thống bảo vệ sinh học chống nhiễm xạ; Hai máy phát điện tur-bin; Hai bộ phận khí nén tua – bin hơi nước; Động cơ điện quay chân vịt tàu; Trang thiết bị điều khiển và kiểm soát các hoạt động của động lực trạm nguồn.

Lò phản ứng hạt nhân. 

Lò phản ứng hạt nhân. 

 Lò phản ứng hạt nhân - Là loại lò phản ứng 2 vòng đối ngẫu nước áp lực (PWR) loại S8G được phát triển bởi công ty General Electric, cấu tạo của lò phản ứng ba gồm các bộ phận tiêu chuẩn cho các loại của các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ - áp lực: Vỏ - thân lò phản ứng, vùng phản ứng hạt nhân trung tâm, các tấm phản xạ neutron, thanh điều khiển. Chất lỏng dẫn nhiệt - làm mát và làm chậm các phản ứng dây truyền – là nước tinh khiết (qua hai lần chưng cất). Các thông số của vòng luân chuyển chính: Áp suất trung bình - 140 kgf / cm ² (14 MPa), nhiệt độ - 300-320 ° C. Lò phản ứng được bao quanh bởi một lớp tấm chắn chống phóng xạ, được thiết kế để bảo vệ thủy thủ đoàn chống lại bức xạ ion hóa và các vật liệu tổng hợp hình thành có khối lượng nguyên tử lớn. Đường kính của khoang lò phản ứng là 12,8 m, chiều dài lò phản ứng - 16,8 m, trọng lượng - 2750 tấn. Vùng phản ứng hạt nhân chứa nhiên liệu hạt nhân - đồng vị Uranium 235 đã được làm giàu ở mức độ cao, Khối lượng nhiên liệu hạt nhân cho phép 100.000 giờ hoạt động liên tục, tương đương với khoảng 9 -11 năm khai thác sử dụng liên tục lò phản ứng hạt nhân với công suất cao nhất, tàu ngầm có thể cơ động trên khoảng 280 ngàn dặm với tốc độ cao, ở tốc độ tiết kiệm - 800.000 dặm (đối với tầu ngâm SSBN lớp "Lafayette" tương đương với 5 năm bơi liên tục với tốc độ tiết kiệm (trung bình) trên đoạn đường dài 345.000 dặm).

Hệ thống động lực trạm nguồn tuabin hơi nước bao gồm hai động cơ tua-bin hơi với công suất 30.000 mã lực. Bao gồm có: Hộp số giảm tốc, bình ngưng làm mát, bơm tuần hoàn và các đường ống hơi nước. Hai tổ hợp máy tuabin hơi nước hoạt động trên một trục van, động cơ tua bin tốc độ cao truyền hộp số được giảm xuống còn 100 vòng / phút và thông qua khớp nối li hợp truyền tới trục chân vịt, quay bánh trục chân vịt bảy cánh có cấu tạo hình lưỡi liềm với đường kính 8 m với tốc độ giảm của vòng quay (cấu trúc thiết kế như vậy có thể giảm tối thiểu tiếng ồn thủy âm khi tầu đang chạy với tốc độ tuần kiểm sẵn sàng chiến đấu).

Hai máy phát điện đa cực tuabin tốc độ thấp có công suất 4.000 kW trên mỗi máy, cung cấp nguồn điện với điện áp 450 V và tần số 60 Hz, nguồn điện này thông qua thiết bị nắn dòng chuyển đổi điện xoay chiều thành điện một chiều cung cấp cho động cơ điện quay bánh trục chân vịt (trong trường hợp này, các tổ máy tuabin hơi nước không trực tiếp cung cấp động lực quay trục chân vịt).

Khi phát triển hệ thống động lực trạm nguồn đã áp dụng một số giải pháp để đảm bảo duy trì tiếng ồn thấp nhất ở tốc độ thấp và trung bình. Hệ thống động lực của tàu ngầm có chế độ đặc biệt tiếng ồn thấp do sự tuần hoàn tự nhiên nước hấp thụ nhiệt - làm mát ở vòng tuần hoàn chính trong đó vẫn duy trì tối đa công suất của lò phản ứng, chế độ sử dụng sự tuần hoàn tự nhiên này là chế độ cơ bản trong cơ động tuần tra chiến đấu. Trong chế độ hoạt động thông thường, nhiệt năng từ lò phản ứng được truyền đến các tổ hợp khí nén hơi nước, hơi nước được đẩy vào các cánh quạt tua-bin, làm quay các cánh quạt và quay trục chính, động lực trục chính thông qua hộp giảm tốc truyền đến trục chân vịt và quay chân vịt. Trong chế độ hoạt động tiếng ồn thấp sơ đồ phức tạp hơn - hơi nước từ tổ hợp khí nén hơi nước được truyền vào trạm máy phát điện tua – bin hơi nước, cung cấp điện cho động cơ điện dẫn động quay trục chân vịt.

Trong trường hợp này đã khóa lại các bộ phận, các trang thiết bị gây tiếng ồn – các máy bơm tuần hoàn của các động cơ tua –bin khí hơi nước và lò phản ứng hạt nhân, nhưng làm giảm công suất của lò phản ứng hạt nhân và tổ hợp khí nén - hơi nước. Chân vịt được quay bằng động lực của động cơ điện, và động cơ điện tiêu hao điện năng từ các trạm máy phát điện tua bin hơi nước. Do đó có thể loại trừ cả tiếng ồn phát sinh từ bộ giảm tốc, truyền động lực từ động cơ tua bin khí hơi nước ra trục chân vịt trong chế độ chạy hết công suất.

Giải pháp thiết kế Lò phản ứng hạt nhân đã được áp dụng trên tầu ngâm nguyên tử USS Narwhal (SSN 671) với công suất nhỏ hơn hai lần S5G. Các nhà thiết kế cũng tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm khả năng tuần hoàn tự nhiên của nước dẫn nhiệt – làm mát trên lò phản ứng loại S6G, được lắp đặt trên tầu ngâm đa chức năng đa nhiệm "Los Angeles"

So với các tàu ngầm khác, lớp tàu ngầm Ohio có những đặc điểm thiết kế riêng biệt, đó là thân vỏ tầu được gắn kết thành một khoang chung đối xứng trục tâm, một đường trục truyền động lực, các bộ phận khác nhau được kết nối và bộ phận cách ly trục quay chân vịt, cách ly các đường ống dẫn, rất nhiều các hệ thống giảm xóc và lớp vật liệu cách âm phía bên trong khoang tầu, trong thiết kế hệ thống động lực thân tầu đã đưa chế độ giảm tiếng ồn vào các thiết bị, loại bỏ hoạt động của các máy bơm tuần hoàn , nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng chân vịt tốc độ thấp có cấu trúc đặc biệt. Với thiết kế cánh chân vịt kiểu mới đã giảm độ ồn xuống nếu so với các tàu ngầm SSBN lớp "Lafayette" 134-102 dB.

Hệ thống động lực phụ trợ là trạm nguồn diesel công suất 1400 kW và động cơ điện công suất 325 mã lực được chế tạo bởi công ty "Magnatek". Trạm nguồn diesel được sử dụng như thiết bị dẫn của hệ thống điều khiển lái tầu bằng điện hoặc trong trường hợp sự cố đối với động lực trạm nguồn chính. Hệ thống động lực được cất trong khoang kín của tàu và trong trường hợp cần sử dụng sẽ đẩy ra. Hệ thống nằm trên giá di chuyển và có thể quay 360o trên mặt phẳng ngang.

Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots. Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots

Một tàu Ohio có thể hủy diệt cả lục địa

Vũ khí chủ yếu của tàu ngầm lớp Ohio là tên lửa đạn đạo, được bố trí trong 24 hầm phóng thẳng đứng, phân ra thành hai hàng dọc theo thân tầu, ngăn cách nhau bằng các vách ngăn trượt. Các tàu đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo Trident I С-4, trên cơ sở các tên lửa này đã chế tạo 8 chiếc Ohio đầu tiên, (SSBN-726 — SSBN-733), đôi khi còn được gọi là nhóm tàu ngầm thứ 1. Các tàu còn lại được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đại hơn lớp Trident II D-5. Vào năm 2003 theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, số lượng tàu mang tên lửa đạn đạo giảm xuống còn 14, bốn chiếc tàu thuộc nhóm 1 (SSBN-726 — SSBN-729) được chuyển loại sang mang tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Các tàu còn lại thuộc nhóm 1 được lắp đặt tên lửa Trident II D-5.


Trên các tàu tên lửa Trident I, lắp đặt hệ thống niêm cất và phóng tên lửa Mk35 mod 0, các tàu còn lại với tổ hợp Trident II — Mk35 mod 1. Hệ thống lưu giữ và phóng tên lửa bao gồm các hầm phóng, hệ thống thứ cấp đẩy tên lửa SLBM, hệ thống thứ cấp kiểm soát, điều khiển phóng đạn cũng như các thiết bị nạp cho tên lửa. Hầm phóng đạn là một ống ca hình trụ bằng thép, được gắn chặt với thân của SSBN. Cùng với yêu cầu khả năng lắp đặt các hệ thống tên lửa Trident II , hầm phóng tên lửa trên tàu có kích thước lớn hơn so với các tàu ngầm lớp "Lafayette", (đường kích ống phóng là 2,4m, chiều cao là 14,8m). Hầm phóng có nắp đậy bằng hệ thống thủy lực. Nắp đậy có nhiệm vụ bịt kín, không để lọt nước hoặc không khí vào hầm phóng tên lửa. Nắp đậy cũng được chế tạo để chịu lực nén tương tự như thân tàu. Trên nắp có 4 cửa nhỏ để kiểm soát sự vận hành cũng như kiểm tra bên trong của hầm phóng tên lửa. Hệ thống cơ khí đặc biệt có nhiệm vụ khóa nắm hầm bảo vệ và chống các xâm nhập trái phép vào hầm phóng, điều khiển đóng mở cửa hầm phóng với những yêu cầu về quyền truy cập mở cửa hầm phóng đạn.

Trong hầm phóng lắp đặt ca (hình trụ tròn) phóng đạn và thiết bị cung cấp hỗn hợp khí gas – hơi nước. Ống phóng đạn được đậy kín bằng lớn màng chắn nước dày, ngăn chặn khả năng lọt nước biển vào hầm phóng khi mở nắp đậy – cửa phóng tên lửa. Lớp màng bảo vệ có hình vòm và được chế tạo từ nhựa phenolic hoặc amiăng cường lực. Khi phóng tên lửa, nhờ có các quả đạn hình cầu nạp chất nổ thường được lắp ở phía trong lớp màng phát nổ, xé rách tấm màng ở giữa và một số cạnh tấm màn chắn nước. Hầm phóng có các đầu giắc cắm kiểu mới, cho phép kết nối hầm phóng, tên lửa với các thiết bị điểu khiển phóng đạn, giắc cắm này sẽ tự động tuột ra vào thời điểm phóng đạn.

Trên tàu ngầm Ohio lắp hệ thống điều khiển phóng đạn loại Mk 98, hệ thống điều khiển chuẩn bị cho tất cả các tên lửa chuyển trạng thái từ thường xuyên lên tăng cường trong vòng 15 phút. Trong thời gian trước khi phóng tên lửa, hệ thống điều khiển bắn sẽ tiền hành các tính toán về tầm bắn, nạp thông tin vào bộ nhớ máy tính tên lửa, tiến hành các hoạt động chuẩn bị phóng đạn, kiểm tra đạn trước khi phóng sẵn sàng tiến hành phóng tên lửa, Trong hệ thống điều khiển phóng tên lửa có máy tính đường đạn Mk 98, tổ hợp máy tính này có khả năng trước thời điểm chuẩn bị phóng nạp thông tin mục tiêu cho tất cả các tên lửa trong cùng một lúc.

Trước khi phóng tên lửa, trong hầm tàu được tăng cường áp lực khí nén. Trong mỗi hầm phóng để tạo ra hỗn hợp khí nén đã được lắp đặt bình bột tạo áp lực (PAD). Khí gas, thoát ra từ bình PAD, đi qua thùng chứa nước, một phần đã được làm nguội và tràn vào phía dưới của cốc phóng đạn hình trụ, đẩy tên lửa phóng lên với gia tốc khoảng 10g. Tên lửa bị đẩy ra khỏi hầm phóng với vận tốc 50m/s. Khi tên lửa chi chuyển lên phía trên sẽ xé tan lớp màn chắn bảo vệ, và nước tràn vào hầm phóng. Cửa phóng tên lửa của hầm phóng tự động đóng lại sau khi tên lửa thoát ra, nước từ hầm phóng được máy bơm hút vào các bể dự bị đặc biệt. Để giữ được thăng bằng và độ sâu của tàu khi phóng tên lửa hệ thống ổn định thân tầu sử dụng tổ hợp con quay hồi chuyển để điều khiển các cánh ổn định đồng thời điều tiết lượng nước trong các bồn nước dằn tầu.

Lò phản ứng hạt nhân. 


 

Tên lửa đạn đạo được phóng liên tục với giãn cách từ 15 – 20 s ở độ sâu đến 30m, tốc độ hải trình là 5 knots và biển động đến cấp 6. Tất cả các tên lửa đều có thể phóng trong cùng một loạt có giãn cách (thử nghiệm chưa bao giờ thực hiện phóng hết tất cả cơ số đạn mà thường chỉ thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên lựa chọn). Trong nước tên lửa di chuyển không điều khiển, khi tên lửa thoát ra khỏi mặt nước, theo tín hiệu nhận được của sensor cảm biến gia tốc sẽ khởi động động cơ đẩy tầng thứ nhất. Theo chế độ tiêu chuẩn sẽ khởi động động cơ trên độ cao so với mặt nước biển là 10 – 30 m.

Độ chính xác của định vị vị trí tàu ngầm xác định bởi các thống số của hệ thống điều hướng – hoa tiêu dẫn đường từ hệ thông định vị vệ tinh Loran-C and NAVSTAR. Khai thác sử dụng các hệ thống này kết hợp với việc đưa vào sử dụng hệ thống ổn định ESGN con quay hồi chuyển với mô tơ điện treo tự do đã nâng khả năng xác định chính xác tọa độ vị trí của tàu lên từ 4 -6 lần so với các tàu ngầm thế hệ trước.

Tên lửa Trident II D-5 có thể được lắp đặt hai loại đầu đạn hạt nhân — W76 đương lượng nổ 100 kt và W88 đương lượng nổ 475 kt. Trong trường hợp tải trọng cao nhất tên lửa đạn đạo có thể mang tới 8 đầu đạn thứ cấp W88 hoặc 14 đầu đạn W76 trên tầm xa hỏa lực là 7360. Sử dụng các thiết bị định vị hàng không đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả của các thiết bị dẫn đường đã giảm độ sai lệch so với trung tâm mục tiêu của W88 КВО còn 90—120 м. Để tiêu diệt các hầm phóng tên lửa của đối phương, các trắc thủ tên lửa tàu ngầm sử dụng phương pháp xác định tọa độ “2 trong 1” nhằm vào một mục tiêu hầm phóng tên lửa là 2 đầu đạn từ 2 tên lửa Trident II khác nhau. Xác suất trúng mục tiêu đạt đến 0,95. Các đầu đạn thứ cấp W88 được chế tạo là 400 đơn vị. Do đó đại đa số các tên lửa được lắp đặt các đầu đạn W76. Trong trường hợp sử dụng các đầu đạn thứ cấp có đương lượng nổ thấp hơn, xác suất tiêu diệt mục tiêu hầm phóng tên lửa đạt đến 0,84.

Lượng tên lửa tàu Ohio mang theo được đánh giá có sức mạnh bằng tất cả số bom đạn được các phe sử dụng trong đại chiến thế giới thứ hai. Chỉ cần một tàu Ohio khai hỏa vũ khí hạt nhân cũng dư sức hủy diệt toàn bộ một lục địa.

Tại thời điểm hiện này, theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START trên mỗi tên lửa chỉ được mang không quá 8 đầu đạn thứ cấp. Để đạt được tầm bắn xa nhất trên mỗi tên lửa được lắp 6 đầu đạn W88 hoặc 8 đầu đạn W76. Chính vì vậy vào năm 2007 số lượng đầu đạn thứ cấp được lắp trên các tên lửa đạn đạo là 404 đơn vị W88 và 1712 đầu đạn W760. Theo thông báo của Chuẩn đô đốc Hải quân Raymond G. Jones các đầu đạn W88 chỉ được lắp trên 4 tàu ngầm nhóm hai của lớp Ohio.

Mỗi chiếc tàu ngầm Ohio trong số 4 tàu nhóm 1 được lắp 154 tên lửa hành trình Tomahawk 22 trong số 24 hầm phóng được thiết kế lại để lắp các ống phóng đạn thẳng đứng của tên lửa hành trình. Mỗi hầm phóng tên lửa được thiết kế lại và lắp đến 7 ống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng. Hai hầm phóng gần với boong thượng được lắp hệ thống khoang đóng mở tự động ngầm. Trong các khoang này được lắp tàu ngầm mini ASDS ( Advanced SEAL Delivery System) hoặc các module thiết bị lặn DDS ( Dry Deck Shelter) để đưa lực lượng đặc biệt ra khỏi tàu ngầm hoặc quay về tàu, khi tàu đang ở trạng thái lặn ngầm.

Các khí tài này có thể được lắp đồng thời 2 chiếc, hoặc mỗi loại một chiếc, số lượng không quá 2. Khi lắp và khai thác sử dụng các thiết bị này, thông thường sẽ phải khóa một phần các hầm phóng tên lửa, đối với tàu ngầm mini, số lượng hầm phóng bị khóa là 3, đối với module khí tài lặn ngầm DDS ngắn hơn, hai hầm phóng đạn sẽ bị khóa. Tàu ngầm Ohio có thể mang bổ xủng thêm 66 quân nhân thực hiện nhiệm vụ đặc biệt dưới nước của Lực lượng SEAL hoặc lính thủy đánh bộ. Trong các chiến dịch ngắn ngày, thời gian cơ động ngầm không quá dài, có thể tăng cường đến 102 người.

Ngư – thủy lôi

Tất cả các tàu ngầm đều được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Trong biên chế, cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi.

  Đài sonar trên tàu ngầm Ohio. 

  Đài sonar trên tàu ngầm Ohio. 

Trong quá trình đóng tàu ngầm lớp Ohio, đã lắp đặt đài radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích. Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm. Trong tổ hợp đài AN/BQQ-6 đã được lắp đặt một loạt các đài sonar thứ cấp khác. Cơ sở căn bản của tổ hợp là đài sonar 2 chế độ chủ động và thụ động AN/BQS-13 nhưng có những hạn chế nhất định ở chế độ phát chủ động nếu so sánh với đài sonar AN/BQQ-5. Đài sonar có một anten hình cầu đường kính 4,6 m, được tạo thành bởi 944 hydrophone. Anten thu thụ động AN/BQR-23 là một khối bảo giác bao gjoomf có 104 hydrophones, bao bọc phía bên ngoài của chụp elip mũi tầu. Anten thu thụ động của đài sonar AN/BQR-15 là một an ten kéo theo tầu TB-29 có chiều dài là 47,7 m trên một đoạn cáp dài 670 m.

Các tín hiệu thu được từ đài sonar được xử lý bằng máy tính sonar công suất lớn AN/BQR-23. Khi cơ động hành quân anten được xếp gọn trên thân tầu phía trên về bên trái. Để thực hiện các nhiệu vụ hoa tiêu điều hướng và dẫn đường cho hải trình sử dụng đài sonar chủ động AN/BQR-19. Trong các tình huống địa hình phức tạp như bơi ngầm dưới nước và các hoạt động chống mìn sử dụng anten chủ động tầm gần AN/BQS-15. Khi bơi trên mặt nước biển tàu ngầm Ohio sử dụng radar AN/BPS-15A (trên tàu ngầm SSBN 741—743 lắp đặt (AN/BPS-16).

Trong quá trình hiện đại hóa theo chương trình A-RCI (Acoustic Rapid COTS Insertion) tất cả các đài sonar của tàu ngầm Mỹ, bao gồm cả AN/BQQ-6 được hiện đại hóa theo phương án AN/BQQ-10. Từ 4 đài sonar riêng biệt đã sử dụng một đài chung COTS (commercial-off-the-shelf) với cấu hình thiết kế mở cho phép dễ dàng nâng cấp bằng các module. Hệ thống cũng cosnhuwngx khả năng như lập bản đồ bằng các tín hiệu thủy siêu âm (PUMA — Precision Underwater Mapping and Navigation), cho phép định dạng bản đồ thủy văn có khả năng xác định cao, khả năng xác định được cả những vật thể nhỏ như các loại thủy lôi, mìn đáy, đồng thời có khả năng hoạt động dạng Net, trao đổi thông tin với các hạm tàu khác. Tiến trình hiện đại hóa lần đầu tiên đã được thực hiện đối với tàu ngầm Alaska vào mùa thu năm 2000.

Để phát hiện khả năng bị chiếu xạ bằng sóng siêu âm sử dụng đài AN/WLR-10. Đồng thời đồng bộ với hoạt động trên tàu là đài trinh sát sonar AN/WLR-8(V)5 trên mặt biển cảnh báo sớm về hiện tượng chiếu xạ radar hoạt động ở dải tần số 0,5—18 GHz. SSBN được bố trí 8 ống phóng đạn gây nhiễu loại Mk2 nhằm chống bức xạ siêu âm và đài gây nhiễu và tác chiến điện tử sonar AN/WLY-1. Đài hoạt động tự động tìm kiếm xác định chủng loại ngư lôi tấn công đồng thời xác định loại tín hiệu gây nhiễu thủy siêu âm để phá hủy ngư lôi hoặc đánh lạc hướng. Tàu ngầm còn được trang bị đạn giả định dạng tàu ngầm Mk70 MOSS (Mobile Submarine Simulator), được phóng ra từ ống phóng ngư lôi. Hiện nay, các loại đạn giả mô phỏng tàu ngầm được đưa lên lưu kho trên bờ trong thời gian vô hạn định.

Tàu ngầm lớp Ohio được trang bị kính tiềm vọng loại Kollmorgen Type 152 và Type 82.

'Kẻ hủy diệt' lang thang trên đại dương

Để phục vụ cho các tàu ngầm Ohio, đã hiện đại hóa hai căn cứ hải quân - một ở bờ biển Thái Bình Dương (căn cứ hải quân Bangor, bang Washington) và một trên Đại Tây Dương (căn cứ hải quân tại vịnh Kings, Bang Georgia). Mỗi cơ sở được thiết kế để cung cấp dịch vụ cho 10 tàu ngầm. Trên các căn cứ được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị để tiếp nhận, cung cấp vũ khí, đạn, dịch vụ kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các tàu ngầm. Đồng thời cũng xây dựng doanh trại cho các thủy thủ đoàn nghĩ ngơi và học tập.

Trên mỗi căn cứ đều có các trung tâm huấn luyện để tập huấn kỹ chiến thuật các thủy thủ đoàn. Trung tâm có thể tiếp nhận và huấn luyện trong năm đến 25.000 quân nhân. Các mô hình học cụ mô phỏng cho phép thủy thủ đoàn học điều khiển tàu ngầm trong mọi điều kiện thời tiết, môi trường và địa hình thủy văn, bảo gồm cả các tình huống phóng tên lửa và ngư lôi. Huấn luyện sĩ quan hải quân được thực hiện trên thành phố Groton.

Từ năm 1997 tàu ngầm Ohio là loại tàu ngầm duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên lửa đạn đạo cấp chiến lược còn nằm trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các tàu ngầm khác loại đều được đưa ra khỏi biên chế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân. Cũng năm 1997, Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Ohio cuối cùng được chế tạo — USS Louisiana (SSBN-743).

Với số lượng hiện có là 18 tàu ngầm Ohio, SSBN tiến hành từ 3 -4 chuyến hải tuần trong một năm, chiếm 50 – 60% thời gian ngoài biển lớn theo thống kê số liệu năm 2008. Cũng trong năm 2008 , các tàu ngầm đã thực hiện 31 chuyến hải tuần với thời gian mỗi chuyến là 60 – 90 ngày dưới biển. Nằm trong bộ ba răn đe hạt nhân, để tránh không bị phát hiện, trừ số ít người liên quan, không ai biết các tàu ngầm hạt nhân Ohio đang lang thang ở đâu trên đại dương và chúng có thể nhận lệnh tấn công bất cứ lúc nào nếu Mỹ cảm thấy bị đe dọa.

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong